Những câu hỏi liên quan
Hiệp Nguyễn
Xem chi tiết
kodo sinichi
27 tháng 4 2022 lúc 21:42

có 4 cơ quan trong bộ máy nhà nước đó là : ( chép trong sách nhá)

 Các cơ quan quyền lực nhà nước: bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín;

 Các cơ quan hành chính nhà nước: còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương

 Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự;

 Các cơ quan kiểm sát: bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự. Ngoài bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước

Bình luận (0)
Huỳnh Kim Ngân
27 tháng 4 2022 lúc 21:43

bạn tham khảo nha

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (0)
ko ten
27 tháng 4 2022 lúc 21:46

Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương). Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…). Cơ quan tư pháp: Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…). Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước ( Chức năng và nhiệm vụ của từng loại cơ quan bạn xem ở trang 57 SGK )

 

Bình luận (0)
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Ánh Ngọc Dương
11 tháng 5 2022 lúc 21:18

c1: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan? - Các cơ quan trong bộ máy nhà  nước

c2: chx lm dc

 

Bình luận (0)
công chúa sao băng
Xem chi tiết
zero
22 tháng 4 2022 lúc 21:07

refer

- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)

- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:

     + Cấp trung ương

     + Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

     + Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

 

     + Cấp xã (phường, thị trấn)

 Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quanCơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp

 

Bình luận (0)
Minh
22 tháng 4 2022 lúc 23:34

refer

- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)

- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:

     + Cấp trung ương

     + Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

     + Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

 

     + Cấp xã (phường, thị trấn)

 Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quanCơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp

Bình luận (0)
Lê Nam Hiệp
Xem chi tiết

refer

bo may nha nuoc viet nam 

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Theo Điều 113 Hiến pháp)

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

Bình luận (1)
Trần Kim Phụng
Xem chi tiết
Yêu Hoàng~
20 tháng 5 2021 lúc 17:49

Theo Nghị định, Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.

Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.

Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.

Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ

Việc tổ chức và hoạt động của Bộ thực hiện theo nguyên tắc phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ; tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ

Được quy định trong toàn bộ Chương II với 11 Điều về: Pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hợp tác quốc tế; cải cách hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác; hội, tổ chức phi Chính phủ; tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; về cán bộ, công chức, viên chức; kiểm tra, thanh tra; quản lý tài chính, tài sản.

Cụ thể, Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng  Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ còn có nhiệm vụ trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; công bố (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

Về cải cách hành chính, Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ; cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ; thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công sở và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.

Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, Bộ trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý; trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý…

Bộ cũng có nhiệm vụ trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các chương trình, chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo quy định của pháp luật và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý; trình Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ, cục và tương đương thuộc Bộ. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc Bộ. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật...

Về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ. Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật…

Cơ cấu tổ chức của Bộ

Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ; Văn phòng; Thanh tra; Cục (nếu có); Tổng cục (nếu có); đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm: Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin; Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.

Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Nghị định nêu rõ, Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ; Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

Nghị định cũng quy định, không tổ chức phòng trong vụ. Riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn, Bộ trình Chính phủ quyết định số lượng phòng trong vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.

Ngoài ra, Nghị định dành Chương IV quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, như: nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương; trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân và trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016.

Nghị định này thay thế Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

 

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Huyền Trâm
Xem chi tiết

Đây là GDCD mà? 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Relky Over
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
17 tháng 5 2022 lúc 10:09

Một số việc mà các cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho dân: Chăm lo cho phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe của nhân dân; tổ chức lại sản xuất để phát triển thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội,...

Bình luận (0)
Relky Over
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
18 tháng 5 2022 lúc 8:45

Một số việc mà các cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho dân: Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm lo sức khỏe của nhân dân; tổ chức lại sản xuất để phát triển thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội, etc

Bình luận (0)
Relky Over
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
27 tháng 5 2022 lúc 10:04

Một số việc mà các cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho dân: Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm lo sức khỏe của nhân dân; tổ chức lại sản xuất để phát triển thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội, etc

Bình luận (0)