Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan. Cho VD cụ thể
Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan
Giúp mk vs
Tín ngưỡng , tôn giáo là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó thần bí , hư ảo , vô hình . Trong khi đó mê tín là quá tin ( tin đến mức mơ hồ ) nhảm nhí , không có lẽ tự nhiên !
ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA MK ! CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
Điểm khác nhau cơ bản giữa ba phạm trù trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa, có nhiều thế lực trong xã hội và trên thế giới dựa vào tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo để xách động một số người chống đối lại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, lực lượng của tín ngưỡng và tôn giáo trong xã hội chẳng những không nhỏ, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự yên bình của cuộc sống. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực ra tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều có một đặc điểm chung là tin vào những điều không có thực, chỉ khác nhau ở mức độ.
Tín ngưỡng chính là niềm tin, tin vào một vị thần thánh hoặc thế lực vô hình nào đó nhưng mức độ tin vừa phải và chỉ xem đó là một chỗ dựa tinh thần.
Tôn giáo là niềm tin vào một trường phái, một giáo phái. Niềm tin này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người, tục lệ của từng giáo phái
Mê tín dị đoan là sự tin tưởng một cách mù quáng, mất hết lý trí vào những chuyện không có thật, những chuyện hoang đường do chính họ tưởng tượng ra hoặc do những kẻ xấu tuyên tuyền.
Cho ví dụ về mê tín dị đoan
bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,yểm bùa, cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao, cúng trừ tà ma,...
bói toán
xem bói tình duyên,công danh,sự nghiệp
chữa bệnh bằng phù phép
tin vào mê tín 1 cách mù quáng
cầu ước trước khi đi thi để được điểm cao
Ở gần nhà An có người chuyên bói toán mẹ An thường sang xem bói ở đó .Nhiều lần An Khuyên mẹ đó la mê tín dị đoan nhưng mẹ nói 'mỗi Người đều có quyền tự do tín ngưỡng'
nếu là An e sẽ làm gì
nếu là An em sẽ:
+nói cho mẹ hiểu và phân biệt được khái niệm của quyền tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan, đồng thời khuyên can mẹ
+tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của những hành vi mê tín dị đoan
Câu 8: Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì
A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định.
B. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng làm biến đổi một hoặc một số tín hiệu nhất định.
C. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng phân hủy một hoặc một số tín hiệu nhất định.
D. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng tổng hợp một hoặc một số tín hiệu nhất định.
Câu 8: Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì
A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định.
B. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng làm biến đổi một hoặc một số tín hiệu nhất định.
C. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng phân hủy một hoặc một số tín hiệu nhất định.
D. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng tổng hợp một hoặc một số tín hiệu nhất định.
kể tên một số tín ngưỡng ở nước ta hiện nay
Thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng chúng sinh
Thờ Mẫu
Thờ Thành Hoàng làng
Thờ cúng các danh nhân, người có công.
Thờ cúng Tổ nghề
Liên hệ bản thân bằng những việc làm cụ thể góp phần giữ vững uy tín nhà trường và góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội ( nêu tối thiểu 4 việc làm)
1. Nêu các qui định của pháp luật
2. Nêu 4 việc làm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
3. Nếu không có các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?
4.So sánh điểm giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
5.Nêu các qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa
6.Nêu 4 việc làm của bản thân góp phần bảo vệ di sản văn hóa
7. So sạnh điểm khác và giống nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo . Mỗi loại cho một ví dụ
8. Mê tín dị đoan là gì? Cho ví dụ về mê tín dị đoan
1:
Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó. Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra. Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các hình thức như Văn bản pháp, Tiền lệ pháp và Tập quán pháp (Luật tục)
2:
Hành vi bảo vệ môi trường:
- Không vứt rác bừa bãi
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
- Tuyên truyền đến những người xung quanh
Có phản ánh đối vs những hành vi phá hoại moi trường
Không tham gia những hành vi mang tính phá hoại môi trường,
- Tham gia tích cựa các hoạt động bảo vệ môi trường...
THEO EM , NGƯỜI CÓ ĐẠO CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG KHÔNG ?
Người có đạo là người có tín ngưỡng. Bởi vì: Đạo (đạo Phật, hay đạo Thiên chúa..) là tôn giáo, mà tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức.
Chưa chắc.
đây chỉ là ý kiến của mk thôi nhé!
người có đạo là người có tín ngưỡng. bởi vì đạo( phật hay là thiên chúa...)đều là một tôn giáo. mà tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức
Em hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô? Theo em, khi chưa có sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách nào?
Theo em hiểu tín có nghĩa là uy tín, chữ tín, lòng tin…; ngưỡng là tôn kính, kính ngưỡng… Hai yếu tố này hợp thành tín ngưỡng mang nghĩa chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.
- Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:
+ Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: tín ngưỡng tách thành tín và ngưỡng.
+ Tiếp đó, dựa vào từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách trên vào các nhóm khác nhau. Ví dụ tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…
+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.