Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:44

Mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao: nuôi gà ở nhà lầu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 8 2023 lúc 13:45

* Thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống:

- Giống lúa DR1, DR2: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha.

- Nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan bằng kĩ thuật nuôi cấy mô ở Lâm Đồng

* Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón vi sinh:

- Phân vi sinh cố định đạm: phân Nitragin, phân Azogin

- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Phân Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh

- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Estrasol, Mana, …

+ Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: thuốc trừ sâu Bt

- Chế phẩm vi rút trừ sâu N.P.V

- Chế phẩm nấm trừ sâu

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 10:56

Công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) và Artifical Intelligence (AI - trí tuệ nhân tạo) vào giám sát, điều khiển môi trường chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe vật nuôi đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 20:37

Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,…

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:56

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:

- Sản suất chế phẩm vi sinh cho vật nuôi

- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid

- Cân đối khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua; bổ sung lipid, acid hữu cơ cho vật nuôi nhai lại.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:52

Phương pháp Real-time RT-PCR hiện đang được sử dụng để chẩn đoán xác định ổ dịch cũng như là phương pháp xét nghiệm chính trong giám sát cúm gia cầm tại các chợ gia cầm

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh Phong (9A5)
18 tháng 8 2023 lúc 14:30

Tham khảo:

Công nghệ sơn tĩnh điện trong tiếng anh có tên là Electro Static Power Coating Technology. Nó được xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, được phát minh vào đầu thập niên những năm 1950 bởi tiến sỹ Erwin. Qua nhiều lần cải tiến bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất và chế tạo thiết bị, đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày một tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều.

Hai dạng sơn tĩnh điện:

- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...

- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,...

Hiện nay, chất liệu sơn tĩnh điện dạng bột được sử dụng phần lớn bởi tính hiệu quả mà hệ thống phun bột mang lại, nó cao hơn nhiều so với phun sơn dạng dung môi hoặc dạng nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sẽ được thu hồi và tái sử dụng lại lên đến trên 90%. So với các kỹ thuật phun sơn dạng ướt thì dạng bột có độ phủ lớn hơn. Lý do bởi vì dạng bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết mà chúng không thể trực diện với súng phun được.

TÌM HIỂU VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN

Sơn tĩnh điện là một dạng vật liệu phủ được làm bằng một hợp chất hữu dạng bột được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Sở dĩ được gọi tên là sơn tĩnh điện vì nó sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với chi tiết cần phủ. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột, khi sử dụng bột sơn sẽ được tích một điện tích dương (+) và được đưa qua thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật liệu cần sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm (-) nhằm hình thành một lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu, hay còn gọi là liên kết ion. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn sẽ có độ bám dính rất tốt và bền.

Thành phần công thức của bột sơn sử dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, bột màu, chất làm đều màu, và các chất phụ gia khác. Tất cả được trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

Sơn tĩnh điện được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt. Khi bột sơn tĩnh điện đi qua súng phun tĩnh điện sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.

Ngày nay, công nghệ sơn tĩnh điện (Hình 11.4) được sử dụng rất phổ biến với các ưu điểm vượt trội so với công nghệ sơn thường. Từ các nguồn tư liệu sách, báo, internet,... em hãy viết một bài giới thiệu ngắn về công nghệ sơn tĩnh điện.   (ảnh 2)

 

Nguyên lý hoạt động của công nghệ phun sơn tĩnh điện

Nhìn chung, công nghệ phun sơn tĩnh điện khá là đơn giản, trong đó thiết bị chính là một súng phun tĩnh điện cùng với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó là các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại (giúp điều chỉnh nhiệt độ và thời gian tắt mở). Các thiết bị hỗ trợ phun sơn như máy nén khí, hệ thống trước khi sơn như máy tách ẩm khí nén, các bồn chứa hóa chất bằng composite nhằm giúp cho xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn. 

Trong quá trình sơn tĩnh điện, vật liệu phủ cần được làm nóng ở nhiệt độ cao nhằm tránh cho bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc tới vật liệu phủ. Do đó, bạn sẽ thấy nó chỉ thường áp dụng cho những vật phẩm bằng kim loại hoặc những vật có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Quá trình làm nóng này tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức, nên để tối ưu cho sản xuất thì các mẻ sơn sẽ có đồng nhất một màu.

QUY TRÌNH PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN

+ Bước 1: Chuẩn bị/xử lý bề mặt trước khi sơn.

+ Bước 2: Phun sơn tĩnh điện.

+ Bước 3: Sấy sơn.

+ Bước 4: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:44

Một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:

+ Bột sắn, bột ngô (bắp), cám…

+ Phế liệu nhà máy đường.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:44

- Chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh.

- Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 20:48

Biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

Bình luận (0)