bảng chú giải được đặt ở vị trí nào trên bản đồ
Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ
A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.
B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.
C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.
D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.
Giải thích : Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: A
LÝ THUYẾT : C1: Trình bày vị trí hình dạng kích thước cuat Trái Đất? Vị trí đó có ý nghĩa gì?
C2 : Nêu ý nghĩa về tiw lệ bản đồ, tại sao khi đọc bản đồ trước hết ta phải đọc bảng chú giải?
C3 Nếu cách xác định phương hướng trên bản đồ
C4 thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí?
Ai trả lời nhanh mỗi ngày mình vào mình sẽ tick cho bạn đấy 3 tick
câu 1: vị tí của trái đất nằm thứ 3 tính từ mặt trời,hình dạng:hình cầu,:kích thước:lớn. vị trí đó có ý ngĩa đó là giúp cho hành tinh chúng ta có thể sản sinh ra nguồn sống. quá gần mặt trời thì quá nóng và không thể sống được,xa mạt trời thì quá lạnh.
câu 2:tỉ lệ bản đồ giúp chúng ta biết được bản đò được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực tế. khi đọc bản đồ cần đọc chú giải để biết các kí hiệu ám chỉ thứ gì.
câu 3:- dựa vào đường kinh tuyến và vĩ tuyến
- dựa vào hướng bắc để suy ra các hướng còn kaij
câu 4: kinh đọ là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến của điểm đó đến kinh tuyến gốc
vĩ độ là khoảng cách tính bằng số đọ từ vỹ tuyến của điểm đó đến vĩ tuyến gốc
tọa độ là gồm kinh độ và vĩ độ của điểm đó
C1:
- Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
– Hình dạng: Trái Đất có hình cầu.
– Kích thước, rất lớn:
+ Bán kính : 6370km
+ Xích đạo : 40076 km
+ Diện tích : 510 triệu km2
=>Ý nghĩa : Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.
C4:
– Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
– Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
C2:
+ Ý nghĩa:
-Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Vì bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
C3:- Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định các hướng còn lại
C1 : hình dạng của trái đất là hình dạng : hình cầu
kích thước là bán kính : 6370 km
diện tích : 510 triệu km2
vị trí đó có nghĩa là : trong hệ mặt trời thì trái đất ở vị trí thứ 3 sau sao thủy và sao kim . Trái đất cách mặt trời 149, 6 triệu km . Với khoảng cách như vậy thì sẽ cung cấp 1 lượng nhiệt thích hợp để cho nước ở thể lỏng và sự sống có thể tồn tại
C2 : là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực tế
vì Bản chú giải không chỉ giải thích các kí hiệu trên bản đồ, mà còn giúp người đọc thấy được những đối tượng địa lí cùng với các đặc trưng về số lượng và chất lượng của chúng (thông qua kích thước kí hiệu, màu sắc kí hiệu...).
C3 : cách xác định phương hướng trên bản đồ :
chúng ta cần phải dựa vào đường kinh tuyến , vĩ tuyến .
C4 : kinh độ là : Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
Một trong những căn cứ quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào
a bảng chú giải
b các đối tượng địa lí
c mạng lưới kinh tuyến
d vị trí địa lí của lãnh thổ
Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.
Đáp án cần chọn là: C
Quan sát hai bảng chú giải trong hình dưới đây hãy sắp xếp đúng bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên?
Tham khảo!
- Bảng chú giải thứ hai của bản đồ hành chính, bảng chú giải thứ nhất của bản đồ tự nhiên.
- Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương (chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen).
- Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu (hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần).
Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thông thường được đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ?
Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn:
+ Mặt bằng
+ Mặt đứng
+ Mặt cắt
- Mặt bằng: Thường đặt ở vị trí hình chiếu bằng
- Mặt đứng: Thường được đặt ở vị trí hình chiếu đứng hoặc ở hình chiếu cạnh
- Mặt cắt: Thường được dặt ở vị trí hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh
Bảng chú giải thường được bố trí ở đâu trên bản đồ? giúp với mn ơiiiiiiiiiiii
Bảng chú giải thường được bố trí ở khu vực dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ. - Khi đọc bản đồ, ta cần phải đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.
Bảng chú giải thường được bố trí ở khu vực dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ. ok chưa ?
=))
Quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Đọc tên bản đồ, lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào.
- Chỉ một nơi có độ cao trên 1500 m ở hình 1.
- Chỉ hướng tiến quân của quân Hai Bà Trưng ở hình 2
Tham khảo:
Hình 1: bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam.
Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
- Bảng chú giải thể hiện đối tượng: Bản đồ: Phân tầng độ cao, sông, hồ, thủ đô, biên giới quốc gia. Lược đồ: Nơi Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa, hướng tiến quân của Hai Bà Trưng,thời gian xảy ra sự kiện, nơi đóng đô của Trưng Vương, Bản doanh của Thái Thủ Tô Định bị đánh chiếm, nơi các đội nghĩa quân nổi dậy, tên quận.
Một nơi có độ cao trên 1500m ở Hình 1: Dãy Hoàng Liên Sơn
- Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng ở Hình 2: Hát Môn-> Mê Linh->Cổ Loa-> Luy Lâu.
1.Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào?Chúng thường được đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ?
2.Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của bộ phận nào của ngôi nhà?
3.Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?
Câu 1:
- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
- Vị trí trên bản vẽ:
+ Mặt đứng đặt ở góc trên cùng bên trái của bản vẽ
+ Mặt cắt được đặt ở phía bên phải mặt đứng
+ Mặt bằng được đặt ở dưới mặt đứng
Câu 2:
- Mặt đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, gồm có mặt chính, mặt bên.
- Mặt bằng diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc, … trong ngôi nhà.
- Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 3:
Bước 1: Đọc nội dung ghi trong khung tên.
Bước 2: Phân tích hình biểu diễn ( Để biết cách bố các phòng, vị trí các bộ phận của ngôi nhà ).
Bước 3: Phân tích và xác định kích thước của ngôi nhà ( Kích thước chung, kích thước từng bộ phận của ngôi nhà ).
Bước 4: Xác định các bộ phận của ngôi nhà ( Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ và các bộ phận khác ).
Để bổ sung cho bản vẽ nhà, người ta thường dùng hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà.
Xác định vị trí của các địa điểm trên bản đồ (thuộc đới khí hậu nào). - Hoàn thành bảng gợi ý theo mẫu sau vào vở để đọc được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Tich-xi, Xơ-un, Ma-ni-la. - Nêu đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa của ba địa điểm trên.
|
THAM KHẢO :
- Các đới khí hậu: Ma-ni-la (nhiệt đới), Xơ-un (ôn đới) và Tich-xi (hàn đới).
- Bảng nhiệt độ, lượng mưa ba địa điểm: Ma-ni-la, Xơ-un và Tich-xi.
| Tich-xi | Xơ-un | Ma-ni-la |
Về nhiệt độ | |||
Nhiệt độ tháng cao nhất (0C) | 8 | 26 | 28 |
Nhiệt độ tháng thấp nhất (0C) | - 30 | - 2 | 22 |
Biên độ nhiệt năm (0C) | 38 | 28 | 6 |
Nhiệt độ trung bình năm (0C) | 12,8 | 13,3 | 25,4 |
Về lượng mưa | |||
Lượng mưa tháng cao nhất (mm) | 50 | 390 | 440 |
Lượng mưa tháng thấp nhất (mm) | 10 | 20 | 10 |
Lượng mưa trung bình năm (mm) | 321 | 1373 | 2047 |
Tham khảo:
- Các đới khí hậu: Ma-ni-la (nhiệt đới), Xơ-un (ôn đới) và Tich-xi (hàn đới).
- Bảng nhiệt độ, lượng mưa ba địa điểm: Ma-ni-la, Xơ-un và Tich-xi.
- Đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa của ba địa điểm
+ Ma-ni-la: Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và lượng mưa trung bình năm lớn nhưng tập trung chủ yếu vào mùa hạ.
+ Xơ-un: Nền nhiệt tương đối thấp, có tháng xuống dưới 00C, biên độ nhiệt năm lớn và lượng mưa trong năm khá cao nhưng có sự tương phản sâu sắc giữa hai mùa.
+ Tich-xi: Nền nhiệt độ thấp, có tháng nhiệt độ rất thấp, biên độ nhiệt năm lớn. Lương mưa trung bình năm thấp, tháng cao nhất chưa đến 100mm.
Trên bản vẽ kỹ thuật vị trí của ba hình chiếu được đặt như thế nào
+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.
+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng. + Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.
+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.