Những câu hỏi liên quan
Nguyễn An Trang
Xem chi tiết
Nguyen THi HUong Giang
12 tháng 3 2017 lúc 17:24

Những ngày thơ bé dưới mái trường Tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi nỗi nhớ bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết bên một loài cây mà tôi vò cùng yêu quý, trân trọng. Loài cây ấy đã quá quen thuộc với tuổi thơ mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương: cây hoa học trò.

Ngày đầu tiên tới trường, tôi đã ngây ngất trước cái màu lá xanh non mượt mà ấy. Tôi đã ngạc nhiên và vô cùng thích thú với ý nghĩ mình được đứng trước một “cây me khổng lồ”. Cái suy nghĩ ngây thơ ấy tôi còn giữ mãi trong lòng kể cả khi thời gian trôi đi, tôi phải xa mái trường thân yêu.



Ngày chia tay, những cơn gió mang từng chiếc lá ve vuốt vương vấn trên mái tóc tôi. Tôi đã khóc buồn bã vô cùng vì phải xa bạn bè, thầy cô, phải xa những hình ảnh thân thương đã khắc sâu trong tâm hồn con người thơ dại.

Để rồi khi trở về đây, tôi lại không khỏi xúc động. Nhớ những giờ ra chơi cùng chúng bạn chơi đùa dưới gốc phượng. Nhớ những cơn mưa lá rụng trên mái đầu nhỏ bé của học sinh, tinh nghịch vài hạt vàng mềm mại. Nhớ những ngày khai trường rộn rã, phượng cười vui dưới ánh nắng trong trẻo của bầu trời bao la. Phượng gọi về bao hồi ức đẹp đẽ trong tôi.

Mùa thu, lá phượng rụng. Từng đợt, từng đợt, những nhành lá rời bỏ cành cây rơi vàng sân trường. Vậy mà phượng vẫn vui vẻ chơi đùa với làn gió mát và nắng ấm chan hòa, học sinh trở lại trường rồi, còn gì để không tươi cười rực rỡ nữa đây! Sân trường rộn rã tiếng trò chuyện. Chúng tôi nhặt lá rụng chơi nấu bếp hay để đổ lên đầu nhau thành chiếc vòng như vương miện. Một vài đứa tung lá trên trả cho cây nhung chúng chẳng trở lại cành mà vẫn rơi xuống đất, đôi mắt chúng nó ngây thơ ngước lên nhìn, phượng mỉm cười..



Đông đến, gió lạnh làm học sinh phải trốn trong một lớp áo dày, trông chẳng khác gì những chú gấu bông đáng yêu. Sân trường lạnh lẽo nhưng vẫn ấm áp bởi những bước chân học sinh. Phượng lặng lẽ ngước nhìn bầu trời xám xịt, mong sao đông qua nhanh… Những ngày lạnh lẽo cuối cùng trôi đi, nắng vàng trở lại sười ấm sắc trời.

Xuân sang, sân trường rộn lên một niềm vui. Học sinh trở lại sau dịp nghỉ Tết càng làm không khí thêm rộn rã. Chúng tôi trò chuyện say sưa về những ngày đi chơi, phượng chăm chú lắng nghe. Phượng lại mỉm cười hiền dịu, thân thương.

Hè về, mùa thi cũng tới. Phượng mừng khi thấy những đứa trẻ của nó học hành chăm chỉ nhưng cũng không giấu được nỗi buổn chia tay. Lúc ấy, học sinh mới để ý tới màu hoa học trò đỏ tươi trên nhành lá. Đứa nào đứa nấy say sưa ngắm nhìn không biết chán. Mỗi lần nhìn là mỗi lần chúng tôi thích thú. Mỗi lần nhìn là mỗi lần chúng tôi ghi nhớ. Mỗi lần nhìn là mỗi lần chúng tôi lo sợ… là nghỉ sắp tới rồi, lòng học sinh cũng giống như cây phượng, bâng khuâng, xao xuyến. Những ngày cuối cùng chúng tôi tới lớp là lúc cây phượng rực rỡ, tươi tắn nhất. Dường như, cây hoa học trò muốn trước khi chúng tôi rời khỏi cánh cổng trường tiểu học, trong lòng ai cũng chỉ lưu giữ những kỉ niệm đẹp. Ba ngày… hai ngày… một ngày. Buổi cuối cùng rồi, chúng tôi bước đi lặng lẽ, mưa rơi rơi trên mái tóc cũng không làm ai để ý. Cánh cổng trường đóng lại, phượng nồng nàn nhìn theo bóng dáng những đứa học trò thân yêu.

Cây phượng mùa nào cũng đẹp nhưng nó chưa bao giờ đẹp như lúc này, khi bàn tay tôi chạm vào thân cây xù xì của nó. Những vết sờn đối với tôi ẩn chứa vô vàn kỉ niệm. Chúng nhắc nhở tôi nhớ tới những hình ảnh thân thương nhất mà suốt đời tôi trân trọng: Bạn bè, thầy cô, mái trường, màu hoa tươi thắm… Ôi, phượng và tuổi thơ mới tuyệt vời làm sao!

Bình luận (2)
đỗ thị thu giang
12 tháng 3 2017 lúc 18:03
Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Không biết cây phượng đó được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì đã thấy cây, đã già, già lắm. Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Chà! Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu ấy. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mỗi độ mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Đến hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn. Tôi rất yêu quý cây phượng lâu năm này. Hàng ngày cây giúp chúng tôi có chỗ học tập, vui chơi thật thoáng mát. Mỗi độ hoa nở là chúng tôi lại được ngửi mùi thơm quyến rũ, ngắm màu đỏ rực đầy nhiệt huyết của tuổi học trò. Mai này xa ngôi trường yêu dấu, tôi sẽ mãi không quên được nó.
Bình luận (0)
trần tiger
Xem chi tiết
My Lai
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 4 2022 lúc 13:20

a: Xét ΔABC có 

BD là đường cao

CE là đường cao

BD cắt CE tại H

Do đó: H là trực tâm của ΔABC

hay AM⊥BC

Xét ΔAEC vuông tại E và ΔADB vuông tại D có

góc EAC chung

Do đó: ΔAEC\(\sim\)ΔADB

b: Xét ΔAED và ΔACB có

AE/AC=AD/AB

góc EAD chung

Do đó: ΔAED\(\sim\)ΔACB

Bình luận (0)
yvy 7a14
Xem chi tiết
Linh Hoàng
Xem chi tiết
Bảo Chu Văn An
4 tháng 12 2021 lúc 14:58

Câu 8: C
Câu 9: C
Câu 10: A

Bình luận (4)
Bích Điệp
Xem chi tiết
Kiều Nhi
27 tháng 2 2017 lúc 20:00

* Tình hình sản xuất và phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới:
1. Công nghiệp năng lượng
a. Khai thác than
- Trữ lượng: khoảng 13.000 tỉ tấn (trong đó 3/4 là than đá).
- Sản lượng khai thác: khoảng 5 tỉ tấn/ năm.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu: Hoa Kỳ, LB Nga, CHLB Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Australia...Các nước khai thác nhiều: Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan.
b. Khai thác dầu khí
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các khu vực: Trung Đông (92,5 tỉ tấn), Bắc Phi (13,2 tỉ tấn), LB Nga (11,3 tỉ tấn), Mỹ Latinh (10,3 tỉ tấn) (01/2003).
- Các nước khai thác đứng đầu thế giới: Ả Rập Xê-út. LB Nga, Hoa Kỳ, Iran, Trung Quốc.
c. Công nghiệp điện lực
- Sản lượng khai thác: khoảng 15.000 tỉ KW/h.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển: Bắc Âu, Canada, Australia, Hoa Kỳ...
- Các nước có tổng sản lượng điện đứng đầu TG: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, LB Nga...
2. CN Điện tử-tin học
Sản xuất, phân bố:
- Đứng đầu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...
- Các nước đang tập trung đẩy mạnh sản xuất máy tính để phục vụ nhu cầu sản xuất, quản lý xã hội và xuất khẩu.
3. CN sản xuất hàng tiêu dùng
Sản xuất, phân bố:
- Phân bố rộng rãi.
- Các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
4. CN thực phẩm
- Phân bố rộng rãi
- Các nước phát triển chú trọng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, sử dụng tiện lợi.

Bình luận (0)
Kiều Nhi
27 tháng 2 2017 lúc 20:01

5. CN luyện kim
-Tập trung: các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ công nghệ là: Hoa Kỳ, LB Nga, Anh...
- Các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn.
6. CN hóa chất
- Sản xuất được nhiều sản phẩm mới trong tự nhiên bổ sung cho các nguồn tài nguyên.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Duy Đức Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nakroth TV
Xem chi tiết
Trần Thị Quỳnh Chi
25 tháng 3 2020 lúc 9:47

Bài viết:

            Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

            Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Anh Doan
Xem chi tiết
hnamyuh
20 tháng 10 2021 lúc 21:10

$1) 3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4$
$2) 4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5$
$3) Mg + 2HCl \to MgCl_2 + H_2$
$4) 2Al + 3Cl_2 \xrightarrow{t^o} 2AlCl_3$
$5) 2CO + O_2 \to 2CO_2$
$6) N_2O_5 + H_2O \to 2HNO_3$

Bình luận (0)
le thai
20 tháng 10 2021 lúc 21:13

3fe+2o2->fe3o4

4p+5o2->2p2o5

mg+2hcl->mgcl2+h2

2al+3cl2->2alcl3

n2o5+h2o->2hno3

Bình luận (0)