Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Nhật Minh
Xem chi tiết
Ngô Nhật Minh
9 tháng 1 2023 lúc 21:54

1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:

- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.

- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.

+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.

+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …

- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.

 2.Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”

Anh Thu Bùi Phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 3 2021 lúc 15:02

Lần sau em ghi rõ đoạn văn ra nhé!!

a, 

Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi

b, 

Các từ trên thuộc loại từ: tính từ

Các từ đó biểu thị sự đông đúc, nhiều người đi đến của chợ Năm Căn

Vì không có đoạn văn nên tạm thời chị chỉ làm được đến đây!!

 

Nguyễn Huy
Xem chi tiết
sky12
12 tháng 12 2021 lúc 21:13

Tham khảo:

  nêu một số tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết ?

Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-xtôi)

- Bút ký người đi săn ( I.X. Turgeniev )

- Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang (M. Sô-lô-khốp)

- Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin)

- Thép đã tôi thế đấy (A-xtơ-rốp-xki)

giới thiệu vài nét về tác giả , tác phẩm , văn học tiêu biểu trong các  thế kỉ XVlll-XlX

* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)

- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời

“Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.

- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …

+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừaĐi tìm tuyệt đốiKiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).

- Giai đoạn 1841 - 1850

+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 10 2019 lúc 7:09

Một vài nét về tác giả:

●    Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960).

●    Quê: Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội.

●    Ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.

Mai Nhật Anh
Xem chi tiết
International Playboy Ju...
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
7 tháng 2 2019 lúc 20:14

1. Tác giả

– Võ Quảng (1920 – 2007)
– Quê: Quảng Nam
– Bản thân là một nhà văn chuyên viết về những đề tài dành cho thiếu nhi
– Văn phong của ông nhẹ nhàng, êm ái như một bản ca dội vào lòng người đọc đặc biệt là các bạn thiếu nhi

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: bài Vượt thác được trích từ chương XI của tập truyện Quê Nội
b. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: đoạn đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên trước khi đến thác
– Phần 2: tiếp đến qua khỏi thác Cổ Cò: con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
– Phần 3: còn lại: thuyền đã qua khỏi thác dữ
c. Thể loại: truyện ngắn
d. Phương thức kể chuyện: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

P/S : Hoq chắc :>

Nhật Hạ
7 tháng 2 2019 lúc 20:14

a. Tác giả:

Võ Quảng sinh năm 1920

Quê ở tỉnh Quảng Nam

Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.

b. Tác phẩm:

Xuất xứ: Bài "Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Quê nội" (1974).

Tiêu đề: Tên bài văn do người biên soạn đặt.

Thể loại: Truyện

Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả

Tóm tắt:

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

# APTX _ 4869 _ : ( $>$...
7 tháng 2 2019 lúc 20:16

Tác giả của tác phẩm "Vượt Thác":

- Võ Quảng (1920 - 2007)

- Quê ở tỉnh Quảng Nam

- Ông thường viết dành cho thiếu nhi

Mai Chi Quách
Xem chi tiết
trịnh minh anh
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
21 tháng 4 2021 lúc 22:01
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

Đinh Hoàng Nguyễn Chí
13 tháng 5 2021 lúc 20:25
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 6 2021 lúc 21:44

Tham Khảo !

* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)

- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời

“Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.

- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …

+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừaĐi tìm tuyệt đốiKiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).

- Giai đoạn 1841 - 1850

+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.

Thảo Phương
12 tháng 6 2021 lúc 21:58

Trong thế kỉ XVIII-XIX về lĩnh vực văn học có rất nhiều tác giả với các tác phẩm tiêu biểu. Trong số đó tác giả Lev Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và hòa bình.Lev Nikolayevich Tolstoy sinh vào tháng 9 năm 1828, là một tiểu thuyết gia người Nga. Ông nổi tiếng tôn thờ chủ nghĩa hòa bình và đồng thời là nhà triết học có tầm ảnh hưởng mang tính nhân loại..Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình cùng bao nhiêu tác phẩm khác ông đã viết bao giờ cũng là để truy tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người cho nhân loại và mỗi con người.Chiến tranh và hòa bình là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện và cái ác Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết.Không có nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình thay vào đó người đọc sẽ đắm chìm vào một mạng lưới liên kết rộng lớn với những mối quan hệ nhiều nghi vấn về những câu chuyện xoay quanh mưu cầu cá nhân và chính trị của con người cũng như của một tầng lớp, một dân tộc.Tác phẩm đã đặt ra câu hỏi: Tại sao chiến tranh khởi phát? Và giữa thế giới hàng tỷ sinh mạng thì chiến tranh sẽ mang lại điều gì? Đến cuối cùng tác giả đã chỉ cho chúng ta biết rằng khi hòa bình bị đánh cắp thì con người sẽ lâm vào bất hạnh và đau khổ tột cùng.Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi.Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc.Ngoài những triết lý và câu chuyện nhân văn giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình mà trong đó còn ẩn chứa bóng dáng của một cuốn biên niên sử và cũng có một phần của bài luận triết học đồ sộ. Tất cả những thứ đó hòa quyện lại với nhau tạo nên một tuyệt tác.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 4 2019 lúc 15:29

Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.