Những câu hỏi liên quan
Phạm Hồng Minh
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 7 2019 lúc 3:26

HƯỚNG DẪN

- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...

- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.

- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:

+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.

+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.

+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 1 2018 lúc 11:49

HƯỚNG DẪN

- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.

- Giải thích:

+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).

+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 3 2019 lúc 11:16

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 12 2018 lúc 9:25

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 3 2017 lúc 14:06

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, năm 2007 và áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng Ta có

tỉ lệ dân thành thị năm 2007 = 23,37 / 85,17 *100% = 27,4%

tỉ lệ dân nông thôn năm 2007 = 61,8/ / 85,17 *100% = 72,6%

tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của nước ta lần lượt là 27,4% và 72,6%

=> Chọn đáp án D

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 5 2017 lúc 10:05

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.

- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.

Bình luận (0)
Vankieu
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 1 2021 lúc 17:32

- Về mật độ: ĐBSCL thấp hơn so với ĐBSH

- Về phân bố: ĐBSCL không đều giữa các khu vực, các tỉnh.

- Về phân hoá: ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu; thưa thớt ở phía tây bắc (Đồng Tháp Mười), tây nam (Hà Tiên) và đông nam (bán đảo Cà Mau).

Bình luận (0)
Trần nguyên sang
Xem chi tiết