Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
2 tháng 12 2021 lúc 16:48

Giúp mik làm bài này với mn ơi.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
2 tháng 12 2021 lúc 16:49

Hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ về tình thầy trò.

1. Một chữ cũng là thầy , nửa chữ cũng là thầy.

2. không thầy đố mày làm nên.

3. Mồng 1 tết cha, mồng 3  tết thầy.

4. Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Bình luận (0)
☆~○Boom○~☆
2 tháng 12 2021 lúc 16:49

1 Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

2.Không thầy đố mày làm nên.

3. Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.

4. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Bình luận (0)
Đỗ Gia Khánh
Xem chi tiết
Linh Hương
2 tháng 1 2019 lúc 22:37

Chắc đang dạy thầy đoá :) 

Mak tớ cx không hiểu 

Bình luận (0)
Người
2 tháng 1 2019 lúc 22:37

thik thì đáp lại như thế

cái nay trên mạng có chuyện cừoi

hok tót

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Như Hiếu
2 tháng 1 2019 lúc 22:41

vì ông thầy ổng đố học sinh nên học sinh cấm ông thầy đó (đoán đại)

mình ko bt nữa

Bình luận (0)
4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
20 tháng 12 2021 lúc 17:54

Không thầy đố mày làm nên có nghĩa phải có người dạy chúng ta những lúc chúng ta chưa hiểu biết được gì và sau này quen được với việc đó được gọi là không thầy đố mày làm nên .Nếu như không có ba mẹ thì chúng ta cũng không thể trở thành nên người được.

Ví dụ như những lúc ta không biết nấu ăn,ba vào hướng dẫn ta làm từng món ăn ⇒ đó được gọi là không thầy đố mày làm nên

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
20 tháng 12 2021 lúc 18:51

ôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.

“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

 

Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.

Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…

Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.

Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.

Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.

Bình luận (0)
Meo Lạnh Lùng
Xem chi tiết

Ở câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
pham viet anh
8 tháng 8 2021 lúc 17:21

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.

“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.

Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…

Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.

Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.

Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoàng Thanh Mai
8 tháng 8 2021 lúc 17:28

Là nếu không có người thầy thì ko thể nên người đc qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với người thầy của mình 

Hok tốt 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Death
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền
4 tháng 5 2018 lúc 8:45

Trong cuộc sống đạo lý tôn sư trọng đạo luôn luôn được đề cao bởi lẽ như vậy là do người thầy người cô có công lao rất lớn đối với mỗi chúng ta, họ dạy chúng ta những bài học hay về kiến thức cũng như những kĩ năng làm người tốt, và có ích cho xã hội, chính vì vậy dân gian mới có câu: Không thầy đố mày làm nên.

Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có ngườ thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Thầy đã dạy dỗ chúng ta trong những trang giấy rồi dạy chúng ta là một người có ích cho xã hội, mỗi người chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của người thầy. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn vang vọng và mang một ý nghĩa sâu rộng tới mỗi người, mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn đó, bởi không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người có ích cho xã hội được.

Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy vai trò của người thầy từ xưa đến nay, từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông..., lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.

Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta "muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của người thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.

Nhiều bài học đã mang lại những giá trị lớn lao cho chúng ta, từ những bài học từ sách vở thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, chúng ta không chỉ học được những bài học từ sách vở mà còn được học đạo lý làm người đó là một điều mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi chúng ta, nên làm những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, người thầy luôn chèo lái con đò trở nặng tri thức cho chúng ta, muốn phát triển hơn chúng ta cần phải yêu quý và có những sự biết ơn sâu sắc. Chúng ta bắt gặp trong cuộc sống này rất nhiều những trường hợp và điều đó đã mang lại cho họ nhiều giá trị cho cuộc sống này, cuộc sống trải qua muôn vàn những khó khăn, chính vì vậy nếu chúng ta biết tôn trọng những thành quả mà thầy đã dạy dỗ chúng ta sẽ trở thành những con người thực sự có ích cho xã hội này.

Nhiều thế hệ học sinh khi ra trường họ vẫn nhớ công ơn mà người thầy người cô đã từng dạy dỗ, để tri ân điều đó những ngày lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam, họ đến thăm hỏi và quan tâm tới thầy cô đã từng dạy họ những điều hay, để đến ngày hôm nay họ thực sự trở thành một con người có ích cho xã hội, điều đó không chỉ làm cho họ tự hào về chính mình mà còn thực hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải noi gương điều đó. Ngoài những con người biết quý trọng và thành kính với người thầy đã từng dạy dỗ thì lại xuất hiện những con người không biết quý trọng điều đó, khi dạy dỗ xong họ coi thầy cô không ra gì đó là những con người làm tụt lùi xã hội này.

Để khắc phục điều đó chúng ta luôn luôn phải rèn luyện bản thân để mình có thể trở thành một con người có ích cho xã hội, chính những điều đó làm cho chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình.

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta, đó là những bài học quý báu được chúng ta phát huy và lưu truyền một cách mạnh mẽ, để có được những điều đó chúng ta cần tôn trọng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Bình luận (0)
duong tong
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 5 2021 lúc 20:14

Tham khảo nha em:

          Tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu, những bài học sâu sắc được đúc kết qua trải nghiệm thực tế cuộc sống của cha ông ta từ ngàn đời xưa, đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn. Một trong số những câu tục ngữ mà em thích nhất là câu: "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy đối với sự giáo dục học trò. Ngày nay, dù công nghệ ngày càng phát triển, học sinh có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vị trí của người thầy. Thầy cô giáo là người có công trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt tri thức cùng những bài học, giá trị sống tốt đẹp dành cho học trò. Người thầy cũng là những tấm gương đạo đức tốt đẹp, là hình mẫu để học sinh phấn đấu và noi theo. Bên cạnh đó, thầy cô còn là những người dìu dắt, giúp đỡ, nâng bước chúng ta trưởng thành, đồng thời cũng là một người bạn để chúng ta chia sẻ, tâm sự, xin ý kiến, chỉ bảo. Vì vậy mà người xưa mới nói: "Không thầy đố mày làm nên". Do đó, hãy cố gắng học tập thật tốt, ngoan ngoãn, nghe lời để trở thành những con người có ích cho xã hội, đền đáp được công ơn trời biển của thầy cô.

 
Bình luận (0)
Quang Nhân
19 tháng 5 2021 lúc 20:14

Em tham khảo !

          Tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu, những bài học sâu sắc được đúc kết qua trải nghiệm thực tế cuộc sống của cha ông ta từ ngàn đời xưa, đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn. Một trong số những câu tục ngữ mà em thích nhất là câu: "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy đối với sự giáo dục học trò. Ngày nay, dù công nghệ ngày càng phát triển, học sinh có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vị trí của người thầy. Thầy cô giáo là người có công trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt tri thức cùng những bài học, giá trị sống tốt đẹp dành cho học trò. Người thầy cũng là những tấm gương đạo đức tốt đẹp, là hình mẫu để học sinh phấn đấu và noi theo. Bên cạnh đó, thầy cô còn là những người dìu dắt, giúp đỡ, nâng bước chúng ta trưởng thành, đồng thời cũng là một người bạn để chúng ta chia sẻ, tâm sự, xin ý kiến, chỉ bảo. Vì vậy mà người xưa mới nói: "Không thầy đố mày làm nên". Do đó, hãy cố gắng học tập thật tốt, ngoan ngoãn, nghe lời để trở thành những con người có ích cho xã hội, đền đáp được công ơn trời biển của thầy cô.

 
Bình luận (0)
hoàng duy
Xem chi tiết
vinh nguyễn văn
Xem chi tiết
Cúc trắng
Xem chi tiết

Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Không thầy đố mày làm nên.

Uống nước nhớ nguồn.

Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

Bình luận (0)
ʟɪʟɪ
20 tháng 4 2021 lúc 23:05

Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Không thầy đố mày làm nên.

Uống nước nhớ nguồn.

Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

Bình luận (2)