Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

1 số việc cần làm như hạn chế rác thải, trồng cây gây rừng, bảo vệ động vật hoang dã, tiết kiệm các tài nguyên điện nước,...

𝚏𝚛𝚘𝚐𝚐
Xem chi tiết
𝚏𝚛𝚘𝚐𝚐
28 tháng 4 2022 lúc 22:04

ai giúp đê~ =)? 

𝚏𝚛𝚘𝚐𝚐
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
18 tháng 4 2023 lúc 15:12

Tôi sinh ra ở mảnh đất miền Trung yêu dấu. Và có lẽ mỗi chúng ta đều nhận ra tác động của biến đổi khí hậu đến mảnh đất quê hương tôi. Hạn hán kéo dài hơn theo từng năm. Thời tiết trở nên khắc nghiệt khiến mặt đất khô cằn. Xâm nhập mặn có những diễn biến phức tạp. Càng nghĩ tôi càng thương cho quê hương của mình...

Kim Ngân Lương thị
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 7:24

REFER

Biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm tăng thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần. Động đất, lũ lụt có chiều hướng gia tăng.

Để góp phần chung tay cùng xã hội giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, mỗi cá nhân đều có thể thiết lập những thói quen tốt, thực hiện các biện pháp dù nhỏ nhưng có tác động tích cực đến môi trường và nhận thức của những người xung quanh. Hiện nay, có rất nhiều các phong trào của học sinh, sinh viên chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu như khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, trồng nhiều cây xanh, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, không sử dụng túi nilon, đạp xe, thu gom rác thải biển... 

Trồng cây xanh là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường xanh, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Ngoài các hoạt động thiết thực đó, các bạn có thể tuyên truyền bạn bè, người thân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu. Các bạn học sinh, sinh viên hãy tham gia nhiều các cuộc thi về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tạo cơ hội để giao lưu, học hỏi, nâng cao nhận thức về môi trường. Đây là cơ hội tốt để các bạn phát huy khả năng sáng tạo, tìm ra các phát kiến hữu ích, chung tay cùng các Ban, bộ ngành, chính quyền địa phương đưa các giải pháp áp dụng tình hình thực tế tại địa phương, qua đó nâng cao chất lượng sống, cải thiện môi trường sống địa phương, góp phần vào công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thái Hưng Mai Thanh
15 tháng 3 2022 lúc 7:25

Tham khảo:

Câu 1:

Biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm tăng thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần. Động đất, lũ lụt có chiều hướng gia tăng.

Câu 2 :

- Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt. Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao điểm.

- Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.

- Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh thái mới. Sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu mặn cao, các giống ngắn ngày tránh lũ, xây dựng các mô hình nhà tránh lũ, tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp trước các thảm họa về biến đổi khí hậu…

- Cải tạo nâng cấp hạ tầng. Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các loại nhà thân thiện môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu tiêu thụ cho xe cộ, giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường.

- Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.

- Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Làm việc gần nhà để không dùng ô tô, xe máy mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại vừa có lợi cho môi trường. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.

-Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn. Các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất phải triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.

- Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.

- Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên nhân, tác động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

HVTC Nguyen Thi Chien
Xem chi tiết
Đỗ Huệ Tâm
2 tháng 5 2022 lúc 10:51

tham khảo
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).

Chanh Xanh
2 tháng 5 2022 lúc 10:51

Tác động của biến đổi khí hậu đến với sức khoẻ con người là: giảm tuổi thọ, tăng khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc các bệnh lây qua phổi, suy giảm giống nòi.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Tác động của biến đổi khí hậu đến với sức khoẻ con người là: giảm tuổi thọ, tăng khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc các bệnh lây qua phổi, suy giảm giống nòi.

Linh Chi
Xem chi tiết
YunTae
25 tháng 5 2021 lúc 8:03

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của người nói. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này. Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Trong thực tại, có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh của lời nói vô cùng to lớn và hơn hết “Lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống của con người”. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 12:09

- Khi thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm cho con người có nguy cơ mắc những bệnh như: huyết áp, tim mạch…

- Biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, côn trùng…) phát triển sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh cho con người: dịch bệnh hoành hành.

- Khi bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi các chất khí có hại sẽ làm con người tăng nguy cơ mắc những bệnh: về đường hô hấp.