Những câu hỏi liên quan
cooooo
Xem chi tiết
Quang Hưng
25 tháng 4 2022 lúc 22:42

 

Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ông cha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó.Vượt lên gian khó, đã biến những ước mơ thành hiện thực và gặt hái những thành công ( đem những tấm huy chương vàng, đem vinh quang về cho Tổ quốc). Đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nước tiên tiến trên thế giới còn thua kém nhiều về mọi mặt,…Về thanh niên Việt Nam trong thời đại mới ( luôn khao khát, ước mơ dù bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng biến ước mơ thành hiện thực). Trong các kì thi quốc tế về các môn khoa học cơ bản,học sinh, sinh viên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích, đặt biệt là trong những năm gần đây.Nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, cácngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo ( tạo môi trường, đầu tư…),được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân…Có nghị lực, quyết tâm, thông minh, năng động, sáng tạo,có phương pháp học tập tốt. Luôn mơ ước và khát khao biến ước mơ thành hiện thực.Có tinh thần thi đấu quyết liệt vì màu cờ, sắc áo, vì niềmtự hào dân tộc. Là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượtlên gian khó. Là tấm gương điển hình của những con người sống để mơ ước– khát khao – cống hiến. Là những con người có công lớn với đất nước, làm rạng danhnon sông gấm vóc Việt Nam. Thành công của họ chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng một sức mạnh nộilực sẵn sàng vượt lên gian khó. Họ có thể làm được những điều lớn lao như bất kì một cườngquốc nào trên thế giới. Đó là niềm tự hào của “con Rồng cháu Tiên”.Cảm phục trước tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nghịlực, quyết tâm, lòng đam mê.

Bình luận (1)
Lap Tat
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 12 2016 lúc 12:25
 

Ngày nay, loài người ngày càng phát triển để không ngừng nâng cao cuộc sống để ai ai cũng có thể sống trong cảnh cơm no áo ấm. Tuy vậy, vẫn có những mảnh đời bất hạnh, nhất là những đứa trẻ đang phải sống trong cảnh thiếu cơ cực. Đây cũng là một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội. Chính vì thế, quyền trẻ em ra đời để bảo vệ những mảnh đời ấy.

Vậy quyền trẻ em là gi? quyền trẻ em là những quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ để chăm sóc và bảo trợ trể em. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với chững chủ nhân tương lai của đất nước. Ai cũng biết rằng, trẻ em là tuổi ăn học, vui chơi, tuổi lớn, tuổi của những hoài bão đẹp và vẫn còn quá mỏng manh trước những cám dỗ, cạm bẫy của xã hội. Thế nhưng, ở đâu đó, chúng ta lại phải thấy cảnh những đứa trẻ gầy gò phải ăn xin, phải làm việc để mưu sinh sống qua ngày mà đáng lí ra, chúng phải đang cắp sách tới trường, chạy nhảy cùng chúng bạn. Có vậy mới thấy sự quan trộng của quyền trẻ em như thế nào?

Tuy nhiên, trong khi mọi con tim, mọi nỗ lực hướng về trẻ em nhằm làm cho cuộc sống của những đứa trẻ ấy bớt cực nhọc thì lại có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác đối trẻ em như vụ việc cậu bé Đức ba tuổi bị cậu ruột bắt đi ăn xin, ngoài ra còn có những kẻ bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để mua bán, bắt chúng làm những công việc nặng nhọc. Ấy mới thấy, các bộ luật về quyền trẻ em cần phải nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ ấy.

Hãy nhìn lại những hình ảnh, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mà hành động vì một thế giới mai sau tươi sáng.Qua đây, em cũng tự hứa sẽ cố gắn học thật tốt và luôn cố gắng giúp những đứa trẻ bất hạnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bình luận (1)
Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:49

Bài làm

Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển.Nhưng thực tế cuộc sống tuổi ấu thơ của trẻ em lại không hoàn toàn như vậy.

Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em..., hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệtnhững nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trường đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiêu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nội chung, trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên bố thế giới... cao đến mức không thể chấp nhận được. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn và miền núi khó khăn vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc về mặt y tế.

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhựng trong thực tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ em, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc.... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả...Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột.Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn...

Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.

Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Bình luận (2)
Đỗ Thị Nhung
2 tháng 6 2018 lúc 19:55

hì hay đó

Bình luận (0)
quỳnh
Xem chi tiết
Bảo Ken
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:07

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và học sinh chúng ta - những người chủ tương lai của đất nước - phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Thái độ sống và học tập của học sinh ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “thái độ sống” là gì? Thái độ sống là thái độ mà mỗi con người thể hiện.Người có thái độ sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Thái độ này thể hiện cách họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Bên cạnh đó, thái độ sông sẽ góp phần quyết định thái độ học tập của mỗi học sinh. Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, cần lắm những thái độ sống đúng mực, tích cực, đồng thời thái độ cầu tiến trong học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam lên tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế học sinh chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định thái độ sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói:”Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!” trong thời kỳ chiến tranh bao lớp học sinh xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng “ Tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”. Biết bao thế hệ học sinh đã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát triển thì thái độ sống tốt đẹp và học tập chăm chỉ của học sinh lại càng đóng vai trò quan trọng. Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, thái độ đúng mực, cố gắng học tập, rèn luyện bản thân. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em”. Lời nhắn nhủ thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. 
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam, hay những tấm huy chương vàng,huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: "Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi". Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,... Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích "ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc " của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp! 
Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn học sinh lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”. Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Dưới tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, học sinh -sinh viên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm. Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn trước, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên…đang có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động. Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tại TPHCM, 1,4% học sinh THPT nam tham gia nghiên cứu này cho biết đã từng sử dụng ma tuý. Trong khi đó, các chương trình giáo dục, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên về các vấn đề này còn thiếu và yếu...Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học tháng 11/2008. Tuy nhiên, cũng không phải vì những điều này mà chúng ta võ đoán, quy kết vội vàng cho rằng thanh niên hôm nay ít có lý tưởng cao đẹp như lớp thanh niên cách mạng giải phóng dân tộc. Cũng đừng vội quy thanh niên hôm nay quá vị kỷ, không có lý tưởng cao đẹp, không biết quê hương, dân tộc…nhưng đại đa số bạn học sinh bây giờ đều ham học, ham làm sống có hoài bão, luôn sẵn sàng khẳng định tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho xã hội.
Tóm lại, học sinh chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một thái độ sống tốt đẹp, thái độ học tập chăm chỉ vì một tương lai tươi sáng của đất nước và chính bản thân chúng ta. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Coocsaghin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (1)
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:47

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay không có được ý thức học tập lành mạnh . Cá nhân học sinh hiện nay đa phần là lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu... trong gia đình thì cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình . ở nhà trường , thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. Xã hội hiện nay cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
Do nhiều yếu tố tiêu cực và tích cực khác nhau , học sinh ngày nay không mấy thiết tha và quan tâm đến tương lai của bản thân mình . Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp . bài học không hiểu nhưng cũng không quan tâm học hỏi => Thành tích học tập xuống dốc nhiều. áp lực tâm lý “ học không được thì nghỉ , sau này cũng sẽ có việc làm thôi “ => học sinh tụ tập ăn chơi =>bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
Hậu quả để lại là do cá nhân tự gánh chịu . Cá nhân học sinh chỉ lo ăn chơi thì tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ . thái độ của gia đình khi thấy con mình rơi vào con đường xấu : mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp. bộ phận giới trẻ rơi vào con đường hư hỏng sẽ làm cho xã hội kém phát triển . 
Để tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của các cá nhân và xã hội sau này chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc . Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình . về phía xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài . cần tạo cho học sinh 1 sự hứng thú đối với các môn học . bên cạnh đó học sinh cũng cần phải chăm chỉ học hành , lấy việc học là thú vui tiêu khiển . cần phải học với niềm hăng say , có ý thức . cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Bình luận (0)
Bé con
Xem chi tiết
Bé con
Xem chi tiết
cooooo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 21:42

Dàn ý

A. Mở bài:

- Giới thiệu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh (hoàn cảnh sáng tác, tác giả tác phẩm, vấn đề nghị luận).

- Dẫn dắt vấn đề: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

B. Thân bài:

*Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của làng chài ven biển Trung Bộ:

- Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của người dân làng chài khi cùng nhau ra khơi đánh bắt cá.

- Không khí lao động hăng hái, tươi vui được gợi tả qua hình ảnh trai tráng khỏe mạnh, những con thuyền băng băng lướt sóng.

- Sáng tạo hình ảnh cánh buồm, gợi ra linh hồn của làng chài ven biển với nhiều nỗi niềm của dân chài.

- Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến: Cảnh ồn ào, sôi nổi của người dân làng chài khi thuyền cập bến là thành quả lao động, thể hiện niềm hạnh phúc của người dân.

- Hình ảnh ra khơi của người dân làng chài được miêu tả chân thật, sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.

- Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động, giàu sức sống và ấm áp tình người.

*Vẻ đẹp bức tranh làng chài trong nỗi nhớ quê hương:

- Trong bức tranh ấy, nỗi niềm một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh luôn thường trực, cháy bỏng.

*Nghệ thuật:

- Sử dụng hình ảnh đẹp, gần gũi.

- Ngôn từ miêu tả tinh tế, bình dị.

C. Kết bài: Khẳng định vấn đề: Bằng tình cảm thiết tha, thương nhớ, yêu quê hương đến tha thiết, tác giả Tế Hanh vẽ bức tranh vẻ đẹp làng chài quê hương mình bằng màu của nỗi nhớ.

Bình luận (4)
Trần Hippo
Xem chi tiết

đơn giản thôi bạn hãy nêu ý ngĩa của việc học của ngày hôm nay. mà việc học thì luôn gắn liền với cuộc sống. học để có kiến thức để hiểu biết và để áp dụng cái mà mình học được cho cái ngày mai đó. có học thì mới có kiến thức mà giúp đời chứ.

Bình luận (0)
IS
27 tháng 2 2020 lúc 21:20

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với
những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần
đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có
thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có
thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hoàng trần
Xem chi tiết
Nga Nguyen
4 tháng 4 2022 lúc 7:35

Tham khảo:

https://hocnguvan.net/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-nan-bao-luc-hoc-duong-hien-nay

Bình luận (2)
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 4 2022 lúc 7:39

Một số gợi ý cho phần thân bài:

 1. GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM:

Thế  nào là bạo lực học đường?  Là cách ứng xử,giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt giữa học sinh trong nhà trường bằng vũ lực.

 2. BIỂU HIỆN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 

- Thông qua báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng

- Từ thực tế được chứng kiến

 3. NGUYÊN NHÂN

-  Do việc giáo dục đạo dức học sinh,thanh thiếu niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng, nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế thị trường, tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong giới trẻ …

 4. GIẢI PHÁP

- Đề xuất cách khắc phục tinh trạng bạo lực học đường …

 5. BÌNH LUẬN, MỞ RỘNG

- Liên hệ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…

- Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Bình luận (0)