vì sao hiện nay phương pháp nhân giống bằng hạt ít được sử dụng trong trồng cây ăn quả
Vì sao muốn nhân giống các loại cây ăn quả, người ta thường chiết hoặc ghép chứ không trồng bằng hạt?
Tham khảo
* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :
- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.
Do đó người ta dùng phương pháp giâm, chiết, ghép với cây ăn quả vì :
* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.
- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu
* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành
- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.
* Những ưu điểm của phương pháp ghép
- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.
- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.
- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.
- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.
- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.
- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.
Em hãy nêu MỘT loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành? Vì sao người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó?
Một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành như: cây mía, cây sắn, hoa giấy, rau muống, khoai lang, mồng tơi .. Người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó vì cành của những loại cây đó có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.
Về quá trình sinh sản ở cây trồng, cho các phát biểu sau đây:
(1). Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra khi mỗi hoa được thụ phấn và thụ tinh bởi 2 hạt phấn khác nhau, một hạt phấn thụ tinh với noãn tạo hợp tử, hạt phấn còn lại thụ tinh với nhân trung tâm để tạo ra nhân tam bội.
(2). Để duy trì các đặc tính vốn có của một giống cây trồng nào đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính.
(3). Để tạo ra các loài cây ăn quả (trái) không hạt, có thể sử dụng các thể đột biến đa bội lẻ. (4). Dủng hormone auxin có thể kích thích quá trình đậu của quả (trái) và tạo ra quả không hạt. Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Đáp án B
(1). Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra khi mỗi hoa được thụ phấn và thụ tinh bởi 2 hạt phấn khác nhau, một hạt phấn thụ tinh với noãn tạo hợp tử, hạt phấn còn lại thụ tinh với nhân trung tâm để tạo ra nhân tam bội. à sai, thụ tinh kép được thụ phấn và thụ tinh bởi 1 hạt phấn mang 2 tinh tử.
(2). Để duy trì các đặc tính vốn có của một giống cây trồng nào đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính. à sai, để duy trì các đặc tính vốn có của một giống cây trồng nào đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.
(3). Để tạo ra các loài cây ăn quả (trái) không hạt, có thể sử dụng các thể đột biến đa bội lẻ. à đúng
(4). Dùng hormone auxin có thể kích thích quá trình đậu của quả (trái) và tạo ra quả không hạt. à đúng
Các nhà thực vật đang tập trung nghiên cứu tổ tiên hoang dại của các loài cây trồng. Vì sao hướng nghiên cứu này rất được quan tâm?
-Các phương pháp hiện đại về lai tạo, nhân giống cây trồng làm tăng..................,nhưng làm giảm khả năng.................. giảm tính....................... của cây trồng nên cây trồng dễ bị sâu bệnh gây hại.
-Các giống ................................có thể đóng góp quan trọng cho nguồn gen và được sử dụng làm nguyên liệu lai tạo các giống cây trồng mới.
Nnhững phương pháp nào thường được dùng để nhân giống cây ăn quả có chất lượng tốt,năng suất cao ?Vì sao?
tại sao những cây trồng bằng cây ăn quả người ta lại trồng bằng phương pháp giâm, chiết, ghép chứ k trồng bằng hạt ????
* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :
- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.
Do đó người ta dùng phương pháp giâm, chiết, ghép với cây ăn quả vì :
* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.
- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu
* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành
- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.
* Những ưu điểm của phương pháp ghép
- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.
- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.
- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.
- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.
- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.
- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.
1) Đặc tính nào bên dưới của giống cây trồng sẽ giúp cho con người thực hiện được tăng vụ gieo trồng trong năm ? *
A Giống cây trồng mới thường ít hạt hoặc không hạt, quả to.
B Giống cây trồng mới thời gian trồng để có sản phẩm ngắn.
C Giống cây trồng mới có khả năng kháng sâu, bệnh khoẻ và năng suất cao.
D Giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
2) Các em đã từng thấy dưa hấu hình vuông, bưởi hồ lô, dưa hoàng kim dạng thỏi vàng hay quả lê hình đồng tử,…Theo em, con người dùng phương pháp nào để có những giống cây trồng như vừa nêu? *
A Phương pháp tạo cây biến đổi gen.
B Phương pháp lai tạo giống.
C Phương pháp tạo khuôn.
D Phương pháp gây đột biến.
3) Một giống cây trồng Y-2021 nhận được đặc tính tốt của giống cây A (cho năng suất cao) và đặc tính tốt của giống cây B (khả năng chống chịu thời tiết cao). Giống cây trồng Y-2021 được tạo ra theo phương pháp nào? *
A Phương pháp tạo khuôn.
B Phương pháp gây đột biến.
C Phương pháp lai tạo giống.
D Phương pháp nuôi cấy mô.
4) Con người sử dụng một số tia vật lý (tia gamma, tia anpha,…) hoặc một số chất hoá học (côxixin,…) để xử lí một số bộ phận cây. Đây là phương pháp gì? *
A Phương pháp tạo cây biến đổi gen.
B Phương pháp lai tạo giống.
C Phương pháp chọn lọc truyền thống.
D Phương pháp gây đột biến.
5) Giống cây trồng mới ra đời có vai trò to lớn gì? *
A Giống cây trồng mới giúp con người thay đổi được cơ cấu cây trồng, con người có thể trồng theo mong muốn của mình.
B Giống cây trồng mới giúp con người tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
C Giống cây trồng mới giúp con người tăng nhiều vụ do giống mới thường ngắn ngày hơn giống cũ.
D Giống cây trồng mới giúp con người cải thiện cách trồng, tận hưởng được chất lượng cuộc sống cao hơn.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào, tại sao?
- Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng: chọn các cá thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao, chọn các cá thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn các cá thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguyên gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống chịu được loại vi sinh vật đó.
- Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi vì: cơ thể động vật dễ bị tác động bởi những tác động bất thường dẫn đến giảm sức sống hoặc chết.
Cam Xã Đoàn là giống cam rất ngon. Để giữ được những tính trạng tốt của nó một nhóm học sinh A đã sử dụng hạt của cây mẹ để làm giống. Theo em, bạn A sử dụng phương pháp đó được không? Vì sao? Nếu là em thì e sẽ dùng phương pháp gì?
Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó.
Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp:
- Gây đột biến nhân tạo:
+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…
+ Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.
+ Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.
- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:
+ Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.
+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.
- Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.
- Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.
Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.