Những câu hỏi liên quan
Trần Thanh Hà
Xem chi tiết
Tiểu hạc
Xem chi tiết
Hoàng Sơn Tùng
7 tháng 11 2016 lúc 20:00

- Đặc điểm dân cư châu Âu:

+,dân số 727 triệu người (năm 2001)

+,Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%.nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm

- Sự phân bố dân cư châu Âu: không đồng đều

+, Mật độ trung bình 70 người /km\(^2\)

+, Nơi đông dân: ven biển Tây và Trùng Âu,Nam Âu ,đồng bằng và thung lũng

+, Nơi thưa dân : Phía Bắc và những vùng núi cao

- Hậu quả của việc gia tăng dân số tự nhiên châu Âu :Tỉ lệ người già sống thọ ngày càng tăng,ảnh hưởng tiêu cực tới tỉ lệ lao động trên thế giới trong khi tỉ lệ sinh sản tự nhiên ở những nước phát triển chưa được cải thiện, chi phí ngân sách phục vụ cho an ninh xã hội của các quốc gia tăng lên đáng kể

 

Bình luận (0)
Thai Binh Nguyen Thi
25 tháng 4 2017 lúc 21:55

bùng nổ dân số

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 2 2018 lúc 8:33

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

      + Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

      + Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước...).

      + Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

- Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

Bình luận (0)
phạm châu anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
12 tháng 5 2021 lúc 14:38

a) - Đô thị hoá ở châu Âu:

Tỉ lệ dân đô thị 75%, hơn 50 đô thị trên 1 triệu dân.Các đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới.Sự phát triển đô thị gắn liền với đô thị hóa nông thôn.Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong dân cư.

- Sự gia tăng dân số:

Dân số gia tăng chậmĐôi khi các nước còn có tỉ lệ sinh âmDân số châu Âu là dân số giàTháp tuổi giữa phình đáy thóp (dạng tháp giảm sút)Nguy cơ già hoá dân số rất cao

b) Châu Âu chịu hậu quả nặng nề về dịch Covid-19 vì:

- Chủ quan, lơ là trước dịch bệnh

- Không đeo khẩu trang lúc dịch tràn vào (đương nhiên, điều đó cũng dễ hiểu, vì khẩu trang của ông cha ta là người châu Á sáng tác ra /ban đầu nó chỉ là 1 mảnh vải buộc quang miệng/ để tránh bụi từ xa xưa, nhưng trong dịch này, vai trò của nó to lớn thế!, châu Âu sạch sẽ không như người châu Á sống bẩn, mất vệ sinh thời bấy giờ)

- Thiếu kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh

- Lúc đầu, họ không biết Covid là gì vì đó là căn bệnh lạ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
linh ngoc
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
bùivân trang
Xem chi tiết
Thảo Công Túa
6 tháng 9 2016 lúc 22:09

1. Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của dân số, giới tính độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai của 1 địa phương.

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là châu Phi ( 1950-1955 so với 1990-1995 tăng 0,45 % )

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp  nhất là Nam Mĩ (  ( 1950-1955 so với 1990-1995 tăng 0,95 % )

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì : dân số châu Á quá nhiều ( chiếm 55,6 % dân số thế giới ).

- Tỉ lệ dân số quá cao ( Nam Mĩ 2,65 % ) cho nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á mặc dù có giảm nhưng số dân tăng lên vẫn còn rất nhiều nên tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng cao.

Bình luận (0)
Thảo Công Túa
6 tháng 9 2016 lúc 22:10
3. 
- Dân số thế giới bùng nổ vào những năm 50 của thế kỷ XX, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%
- Nguyên nhân: Các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ latinh giành độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong.
- Hậu quả: Thiếu công ăn việc làm, nhà ở, học hành... đã trở thành gánh nặng đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Phương hướng giải quyết: Bằng chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước
  
Bình luận (0)
Vân Trang Bùi
Xem chi tiết
My Lê Thị Trà
11 tháng 9 2016 lúc 7:45

1. Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của dân số, giới tính độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai của 1 địa phương

3. 
- Dân số thế giới bùng nổ vào những năm 50 của thế kỷ XX, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%
- Nguyên nhân: Các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ latinh giành độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong.
- Hậu quả: Thiếu công ăn việc làm, nhà ở, học hành... đã trở thành gánh nặng đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Phương hướng giải quyết: Bằng chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước

 

  
Bình luận (0)
Trần Thị Thu Đoan
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
15 tháng 11 2016 lúc 21:17

- Giai đoạn 1990 - 1995 so với giai đoạn 1950 - 1955, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao nhất (tăng thêm 0,45%), của Nam Mĩ thấp nhất (giảm đi 0,95%).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng, vì:

+ Dân số của châu Á đông (chiếm 55,6% dân số thế giới năm 1950 và 6,5% dân số thế giới năm 1996).

+ Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao (1,53% giai đoạn 1990 - 1995).

 

Bình luận (1)
gtrutykyu
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 11 2016 lúc 21:00

3.- Sự phân bố dân cư ở châu Phi: + Mật độ dưới 2 người/km2: hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri. + Từ 2 đến 20 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu Phi. + Từ 21 đến 50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưư vực sông Ni-giê, quanh hồ Vích-to-ri-a. + Trên 50 người/km2: vùng ven sông Nin.

- Giải thích sự phân bố dân cư không đều: + Hoang mạc hầu như không có người. Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ và các đô thị này rất thưa thớt. + Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân. + Môi trường xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân. + Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
17 tháng 11 2016 lúc 21:01

4.- Sự phân bố các thành phố châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên: + Bắc Phi: Ca-xa-blan-ca, Ra-bat, An-giê, Tri-pô-li, A-lêch-xan-đri-a và Cai-rô. + Tây Phi: Đa-ca, Cô-na-cri, A-bit-gian, Ac-cra, La-gôt, Kin-sa-xa, Lu-an-đa. + Nam Phi: Kêp-tao, Đuôc-ban, Ma-pu-tô, Giô-han-ne-xbua, Prê-tô-ri-a. + Đông Phi: A-đi A-bê-ba, Nai-rô-đi, Đai-et Xa-lam.

- Các thành phố này phân bố chủ yếu ở ven biển.

 

Bình luận (0)
Seito Kaiba
20 tháng 11 2016 lúc 15:34

-Tỉ trọng dân số của châu Âu và châu Phi nhỏ hơn so vs tỉ trọng dân số thế giới.

Nhận xét: từ năm 2000-2013 dân số châu Phi tăng nhanh đột ngột

-Hậu wả: dân số tăng nhanh, hạn hán triền miên lm cho hàng chục triệu ngx ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa.

-Dân số châu Phi fân bố ko đồg đều:

+Tập trung đông dân ở ven biển, đồng bằng sông Nin, ven vịnh Ghinê.

+Thưa dân ở hoag mạc, nửa hoag mạc và rừng rậm

Nguyên nhân: vì nơi đó có mưa nhiều, có nguồn nước,...

-Các thành phố từ 1 triệu dân trở lên: An-giê, Ra-bat, Ca-xa-blan-ca, Đa-ca, Cô-na-cri, A-bit-gian, La-gôt, Ac-cra, Kin-sa-xa, Lu-an-đa, Kêp-tao, Đuôc-ban, Giô-han-ne-xbua, Ma-pu-tô, Prê-tô-ri-a, Ha-ra-rê, Đa-et Xa-lam, Nai-rô-bi, A-đi A-bê-ba, Khac-tum, Cai-rô, A-lêch-xan-đri-a, Tri-pô-li.

Nguyên nhân: Vì nơi đây gần biển thuận tiện cho giao thông, có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, có nguồn nước, là nơi trao đổi mua bán dịch vụ,...

-Gia tăng dân số cao, cùng vs sự di cư ồ ạt từ nông thôn vào TP vì lí do thiên tai, xung đột tộc ngx, tôn giáo và chiến tranh. Những đô thị hoá tự phát dã sinh ra nhiều khu ổ chuột, nảy sinh nhiều vấn đề-xã hội cần giải quyết.

Bình luận (2)