Những câu hỏi liên quan
Phùng Tuấn Minh
Xem chi tiết
Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:52

hững câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Bình luận (0)
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:52

   Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Bình luận (0)
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:53

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.

Bình luận (0)
Ut Ngo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng
Xem chi tiết
Thoa Do
Xem chi tiết
Huỳnh Quốc Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Cẩm Tú
10 tháng 10 2021 lúc 13:59

Trong Truyện Kiều, ta dường như không thấy được Nguyễn Du miêu tả một cách cụ thể và tỉ mỉ về vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng ta vẫn khắc họa được nhan sắc ấy vẫn đẹp tuyệt trần (1). Mọi người luôn ghi nhớ Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng nhan sắc Thúy Kiều thêm phần tuyệt vời (2). Nhưng vẻ đẹp được xây dựng bởi những từ ''trang trọng'' , ''đầy đặn'', ''nở nang'', ''mây thua'', ''đoan trang'', ''tuyết nhường'' thật sự đã rất đẹp rồi (3). Vẻ đẹp ấy luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng (4). Thúy Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả rất đẹp! (5). Không chỉ đẹp ở ''khuôn trăng'', ''nét ngài'', ở ''nước tóc'', ''màu da'' mà còn đẹp ở nụ cười, lời nói, dáng vẻ (6). Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho ''mây thua'' và ''tuyết nhường'' (7). Nghĩa là vẻ đẹp của Thúy Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận... (8). Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ (9). Qua bức chân dung này, Nguyễn Du như tả về một tương lai bình yên, êm đềm của Thúy Vân tựa như vẻ đẹp của cô ấy vậy.
      Văn mình không được hay cho lắm, thông cảm nhé!
                          Chúc bạn học tốt <3

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2018 lúc 17:53

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
29 tháng 1 lúc 21:04

Tham khảo!

Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng nàng không thể theo đuổi tình yêu của mình, phải hi sinh hạnh phúc của mình vì giá đình. Tình yêu của nàng và Kim Trong rất đẹp, hai người có với nhau rất nhiều kỉ niệm đẹp, họ cùng nhau hẹn thề, cùng trao tín vật. Thế những cuộc đời chớ trêu, vì chữ Hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh. Nàng đau xót, khóc than nhưng cũng phải dặn lòng trao tin vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đoạn Trao duyên ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên cuộc đời nàng lại gặp bao sóng gió, bất công. 

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:35

Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân. Kiều trao duyên cho em. Cách trao duyên tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình. Sau khi trao duyên, dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều. Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

Bình luận (0)
Hương Giang
Xem chi tiết