đặc điểm dân số Nhật Bản. Nó có tác động nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội
Cơ cấu dân số già tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản?
Tham khảo
Cơ cấu dân số già
- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.
- Khó khăn:
+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.
+ Nguy cơ suy giảm dân số.
Nhật Bản là một quốc đảo đông dân có cơ cấu dân số già. Người dân cần cù chăm chỉ trong lao động. Vậy đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản?
Tham khảo:
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,... thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
+Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.
+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.
+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch.
+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú
- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư - xã hội:
+ Nhật Bản có cơ cấu dân số già, tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở mức âm đã tạo sức ép lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, tăng chi phí an sinh xã hội.
+ Nhật Bản có nền văn hóa truyền thống lâu đời, đây là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản.
Đọc thông tin, hãy:
- Trình bày đặc điểm xã hội của Nhật Bản.
- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Tham khảo:
- Đặc điểm
+ Nền văn hóa đặc sắc, người dân có tính tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi,…
+ Văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc như: trà đạo, su-shi, lễ hội, trang phục…
+ Rất chú trọng đầu tư cho giáo dục (tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt gần 100%).
+ Hệ thống y tế phát triển, bảo hiểm sức khỏe được áp dụng bắt buộc đối với mọi người dân.
+ HDI của Nhật Bản thuộc vào nhóm rất cao, năm 2020 là 0,923.
- Tác động
+ Các giá trị văn hóa góp phần tạo nên sự ổn định của xã hội và tạo sức hấp dẫn của Nhật Bản trong quá trình hội nhập toàn cầu.
+ Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa giúp cho nền kinh tế Nhật tăng trưởng, góp phần đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa.
+ Y tế phát triển góp phần làm cho tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao hàng đầu thế giới, độ tuổi lao động của dân số tăng.
Nêu tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội ?
Tham khảo:
- Về kinh tế : + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ. + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt. + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
Tác động nào không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản?
A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm.
Đáp án B.
Giải thích: Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%) nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động -> Ý B sai.
Đọc thông tin và quan sát các hình 22.2, 22.3 và dựa vào bảng 22, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Tham khảo
+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…
+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động
+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.
+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.
Tác động nào sau đây là không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản
A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội
B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào
C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng
D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm
Đáp án B
Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%, nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động)
Nêu đặc điểm phân bố dân cư Hoa Kì. Cho biết vẫn đề nhập cư hiện nay có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hoa Kì.
- Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng đồi núi hiểm trở phía tây.
- Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
- Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố. Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%. Các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500 nghìn dân) chiếm 91,8% số dân đô thị, do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị hóa.
- Vấn đề nhập cư:
+ Tác động tích cực: bổ sung nguồn lao động giá rẻ, làm đa dạng văn hóa.
+ Tác động tiêu cực: Làm gia tăng các tệ nạn xã hội trong nước mĩ, gây bất ổn xã hội, xung đột sắc tộc, chệnh lệch giàu nghèo, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, gia tăng các tệ nạn xã hội (cướp, bắt cóc, ma túy,...), nạn khủng bố đê dọa an ninh nước Mĩ.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm xã hội và phân tích các tác động của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội ở cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
- Cộng hòa Nam Phi có sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Nam Phi được mệnh danh là “quốc gia cầu vồng. Sự đa dạng này là kết quả của sự hoà quyện giữa văn hóa châu Phi, châu Âu và châu Á.
- Ngoài ra, quốc gia này cũng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như khu di chỉ khảo cổ học Xtơ-phôn-tên, đảo Rô-bơn,... tạo điều kiện thu hút khách du lịch.
- Chất lượng cuộc sống ở Cộng hòa Nam Phi ngày càng cao, quốc gia này hay thuộc nhóm các nước có HDI ở mức cao trên thế giới (đạt 0,713 năm 2021).
- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như: vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói,...