một oxit của Nitơ trong đó nguyên tố N chiếm 7/27 theo khối lượng .tên gọi của oxit trên là
một oxit của nito , trong đó nguyên tố N chiếm 7/27 theo khối lượng . tên gọi của oxit trên là
−- Gọi công thức hóa học của oxit là NxOy
→\(\dfrac{14x}{16y}=\dfrac{7}{27-7}\)
→280x=112y
→\(\dfrac{x}{y}=\dfrac{112}{280}=\dfrac{2}{5}\)
→x=2;y=5
→ Công thức hóa học của oxit là: N2O5
1.Tỷ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit là 7 : 20. Công thức của oxit là? (Đáp án là N2O5)
2.Một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Công thức hóa học của oxit là
3.Cho oxit của nguyên tố R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,7% theo khối lượng. Công thức của oxit đó là
(Nhờ các bạn, thầy, cô hướng dẫn)
1. Gọi CTHH của oxit là NxOy.
Ta có: \(\dfrac{m_N}{m_O}=\dfrac{7}{20}\Rightarrow\dfrac{n_N}{n_O}=\dfrac{7}{20}:\dfrac{14}{16}=\dfrac{2}{5}\)
⇒ x:y = 2:5
→ N2O5
2. Gọi CTHH cần tìm là FexOy.
\(\Rightarrow\dfrac{m_{Fe}}{m_O}=\dfrac{7}{2}\Rightarrow\dfrac{n_{Fe}}{n_O}=\dfrac{7}{2}:\dfrac{56}{16}=1\)
⇒ x:y = 1
→ FeO
3. CTHH cần tìm: RO2
Mà: %R = 46,7%
\(\Rightarrow\dfrac{M_R}{M_R+16.2}.100\%=46,7\%\)
⇒ MR = 28 (g/mol)
→ SiO2
a. Trong dãy các oxit sau: H2O; Al2O3; CO2; FeO; SO3; P2O5; BaO. Phân loại oxit và gọi tên tương ứng với mỗi oxit đó?
b. Trong một oxit của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.
H2O: oxit trung tính (hình như thế): nước: nước: ko có tương ứng
Al2O3: oxit lưỡng tính: nhôm oxit: Al(OH)3
CO2: oxit axit: cacbon đioxit: H2CO3
FeO: oxit bazơ: sắt (II) oxit: Fe(OH)2
SO3: oxit axit: lưu huỳnh trioxit: H2SO4
P2O5: oxit axit: điphotpho pentaoxit: H3PO4
BaO: oxit bazơ: bari oxit: Ba(OH)2
b) %O = 100% - 71,429% = 28,571%
M(RO) = 16/28,571% = 56 (g/mol)
=> R + 16 = 56
=> R = 40
=> R là Ca
Một oxit nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit nitơ đó là
A. NO
B. NO2
C. N2O2
D. N2O5
Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3 trong đó r chiếm 40% về khối lượng a, xác định công thức phân tử và tên gọi của oxit b, hấp thụ hết 9,6 gam oxit trên vào 90,4 g nước tính nồng độ C% của dung dịch thu được
a) Ta có: \(\dfrac{R}{R+16\cdot3}=\dfrac{40}{100}\) \(\Rightarrow R=32\) (Lưu huỳnh)
Vậy CTHH của oxit là SO3 (Lưu huỳnh trioxit)
b) PTHH: \(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
Ta có: \(n_{H_2SO_4}=\dfrac{9,6}{80}=0,12\left(mol\right)=n_{H_2SO_4}\)
\(\Rightarrow C\%_{H_2SO_4}=\dfrac{0,12\cdot98}{9,6+90,4}\cdot100\%=11,76\%\)
một oxit của phi kim hóa trị 6 trong đó nguyên tố phi kim chiếm 40% theo khối lượng
a. xác định công thức hóa học và đọc tên của oxit nói trên
b. Cho 8g õit trên tác dụng với 152g nước thu được dd chứa axit tương ứng. Tính % theo khối lượng của axit trong dd thu được
Gọi CTHH của oxit của phi kim là: \(AO_3\)
a. Ta có: \(\%_A=\dfrac{A}{A+16.3}.100\%=40\%\)
\(\Leftrightarrow A=32\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Vậy A là lưu huỳnh (S)
Vậy CTHH của oxit là: SO3
b. \(PTHH:SO_3+H_2O--->H_2SO_4\)
Ta có: \(n_{SO_3}=\dfrac{8}{80}=0,1\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{H_2SO_4}=n_{SO_3}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=0,1.98=9,8\left(g\right)\)
Ta có: \(m_{dd_{H_2SO_4}}=8+152=160\left(g\right)\)
\(\Rightarrow C_{\%_{H_2SO_4}}=\dfrac{9,8}{160}.100\%=6,125\%\)
Xác định công thức oxit của 1 nguyên tố biết rằng trong oxit đó có oxi chiếm 50% về khối lượng. Gọi tên và viết phương trình phản ứng điều chế oxit đó
Gọi CT: R2Ox
Ta có: 16x = 1/2(2R + 16x) hay R = 8x
x = 3; R = 24 (Mg)
Công thức cần tìm MgO (Magieoxit).
2Mg + O2 --->2 MgO
Oxit của một nguyên tố có công thức chung là RO 3 , trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R.
Trong phân tử có 3 nguyên tử oxi, khối lượng là :
m O = 16 x 3 = 48 (đvC). Ta có 48 đvC ứng với 60% phân tử khối của oxit.
Như vậy 40% phân tử khối ứng với nguyên tử khối của nguyên tố R.
Nguyên tử khối của R = 48x40/60 = 32 (đvC) => Nguyên tố R là lưu huỳnh (S).
→ Công thức oxit : SO 3
Một oxit X của Nitơ trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng (có 1 nguyên tử N). Tìm X :
A. NO
B. NO2
C. N2O
D. N2O4
Trong phân tử X có 1 nguyên tử N ⇒ MX = 14 : 30,43% = 46
⇒ X là: NO2
Đáp án B.