Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
NGUYỄN TRƯƠNG TUẤN KHOA
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 3 2022 lúc 20:53

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Hồ Hoàng Khánh Linh
7 tháng 3 2022 lúc 21:00

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

кαвαиє ѕнιяσ
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyen
30 tháng 9 2021 lúc 15:42

   Suốt cuộc đời, có lẽ ta được biết và đã trải qua cũng như cảm nhận được rất nhiều mối quan hệ như tình cảm bạn bè, thầy trò, .... nhưng có lẽ sẽ chẳng có thứ tình cảm nào có thể hơn được tình mẫu tử của người mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng con người ta. Người mẹ hàng ngày phải sương gió che chắn cho gia đình và nuôi nấng, dạy dỗ con cái nên người. Người mẹ đã không quản khó nhọc nuôi nấng ta từ khi còn là một đứa trẻ cho đến bây giờ .... Cứ mỗi đêm hồi tôi còn nhỏ, mẹ lại phải thức đêm dỗ dành và ru tôi ngủ. Tiếng hát ru trầm ấm mà du dương. Tiếng hát vang vảng trong khoảng không tĩnh mịch. Từng câu hát ru được truyền qua nhiều thế hệ. Đối với tôi người mẹ ấy như một cô Tấm hiền dịu chăm chỉ vậy. Bà sẵn sàng làm tất cả vì con. Sẵn sàng sương gió mặc kệ bản thân mình để lo cho con cái chỉ mong con được hạnh phúc.

# No copy.

Khách vãng lai đã xóa
Anh Khôi
30 tháng 9 2021 lúc 15:46

Tham khảo nha

Khác với tựa đề là "Mẹ tôi", văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố - một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.

Khách vãng lai đã xóa
Hermione Granger
30 tháng 9 2021 lúc 16:31

“À ơi tay mẹ” là bài thơ của tác giả Bình Nguyên được nhà thơ gửi đi dự thi Thơ lục bát trên Báo Văn nghệ, bài thơ in trong tập “Thơ lục bát, Tác giả - Tác phẩm được bình chọn” của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2003. Tác phẩm được viết theo thể thơ lục bát nhẹ nhàng như lối hát ru con của người Việt Nam xưa, phối hợp hài hòa với các biện pháp tu từ như ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc cùng ngôn từ thuần Việt dễ đọc, dễ cảm và dạt dào cảm xúc đối với người Việt. À ơi tay mẹ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: tần tảo, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. Bài thơ đọng lại nhiều dư vị trong lòng người đọc về tình mẹ và hình ảnh lời ru trong giấc ngủ của đứa con với biết bao sự mong ngóng.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tạ Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Phan Thị Hằng
Xem chi tiết
NGUYỄN HƯƠNG GIANG
Xem chi tiết
🐇Usagyuuun🐇
7 tháng 11 2021 lúc 11:50

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhìn lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

Khách vãng lai đã xóa
Phan Thị Hằng
Xem chi tiết
Tình Đỗ
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 20:53

Em tham khảo:

 Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Đinh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Về thăm mẹ. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái “thơ thẩn vào ra”. Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong long nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ. Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để  lại trong long độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bang khuâng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2017 lúc 17:26

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

   - Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

Nguyễn Văn Khương
Xem chi tiết
ăn ba tô cơm
11 tháng 11 2023 lúc 13:15

Tôi cảm thấy như mình đang nghe lời đồng dao dịu dàng vang lên, những giai điệu của quê hương nằm trong từng câu chữ. Từ câu đầu tiên "Công cha như núi Thái Sơn", tôi thấy sự vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy của cha. Cha như núi Thái Sơn đại diện cho sự bền vững và lòng hi sinh vô điều kiện mà cha dành cho gia đình. Tôi không thể không cảm phục sự đồng lòng và sức mạnh cùng nhau trong gia đình. Từ câu thứ hai "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", tôi cảm nhận được sự ôn hoà, mềm mại và không điều kiện từ mẹ. Mẹ là nguồn nước tươi ngon, mang lại sự sống và làm mát lòng người. Tôi biết ơn mẹ vì tình yêu và hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho con. Cảm giác ấm áp và yêu thương tiếp tục được thể hiện trong câu tiếp theo "Một lòng thờ mẹ kính cha". Tôi hiểu rằng bằng cách tôn trọng và yêu thương cha mẹ, tôi trở thành một người con hiếu thảo và làm tròn đạo con. Câu thơ này nhắc nhở tôi về trách nhiệm của một người con, để tôn trọng và quan tâm đến cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ mà là một phần cuộc sống của chúng ta. Từng câu chữ trong bài ca dao này như một tràng hoa thắm tươi mát, nó gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Bài thơ này đã truyền tải một thông điệp quan trọng về gia đình và giá trị hiếu thảo.