Vì sao nghệ an được vào thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 được coi là vùng đất văn vật?
So với thế kỷ 10 đến 15 nghệ thuật ở thế kỷ 16 đến 18 có gì mới? nét mới đó đã phản ánh điều gì
Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước.
– Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
Văn học chữ Hán giảm sút so vời thời gian trước đóVăn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnhVăn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú và hấp dẫnChữ Quốc ngữ ra đời trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nó chưa được sử dụng rộng rãi.
Từ những đặc điểm đó ta có thể thấy rằng:
Ngoài việc văn học chữ Hán có phần giảm sút thì nhìn chung các lĩnh vực khác của văn học như văn chữ Nôm, văn học dân gian đều rất phát triển. Điều này chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta đang ngày càng được đề cao, khiến cho nền văn học thêm phần phong phú, đa dạng.phản ánh hoạt động thường ngày của nhân dân
Nêu các thành tựu chủ yếu về văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX? vì sao chúng ta đã đạt được những thành tựu nói trên?
tham khảo tham khảo-1-
- Một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây du nhập vào nước ta: kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
=> Những thành tựu kĩ thuật đã chứng tỏ khả năng sáng tạo của những người thợ thủ công lúc bấy giờ.
- Tuy nhiên, chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào sử dụng hiệu quả.
1. Vai trò của Nguyễn Huệ đối với đất nước ta?
2. Văn hóa dân tộc giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX?
3. Sự thành lập vương triều Nguyễn?
4. Nguyễn nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn?
5. Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào?
6. _ Văn học và nghệ thuật nữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX.
_ Sử- địa lý- y học nữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX.
vì sao cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nhà Nguyễn Lâm vào Khủng hoảng
Tham khảo: Từ năm 1884–1945, Đại Nam bị Pháp xâm lược và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến ở Bắc Kỳ. Đến năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam. Pháp có thực quyền cai trị, còn các vua nhà Nguyễn tuy vẫn giữ ngôi vua nhưng chỉ còn là bù nhìn, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua nhà Nguyễn sau đó. Giai đoạn này kết thúc khi Nhật đảo chính Pháp nhưng thua khối Đồng Minh do Mỹ dẫn đầu trong Thế chiến 2 rồi Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngay sau đó vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh.
Đến giữa thế kỷ XIX nước nào được coi là công xưởng của thế giới?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nước ta thời kỳ này phản ánh điều gì?
nêu nhận xét về tình hình kinh tế văn hóa ở thế kỉ 16 đến thế kỷ 18?
Tìm hiểu về phố cổ thanh long từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18
Tham Khảo
Theo nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Tá, Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà người phương Tây đến đất này quen gọi từ thế kỷ 16. Có lẽ cố đạo người Bồ Đào Nha Barotxo trong cuốn Nói về châu Á xuất bản năm 1550 là người đầu tiên nhắc đến tên này.
Còn theo chú giải của nhà nghiên cứu Phạm Văn Tình, trong cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, còn gọi từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma năm 1651 (NXB Khoa học Xã hội in lại năm 1991) đã có từ Kẻ Chợ độc đáo này. Mục từ "Kẻ" được A. de Rhodes giải nghĩa: "Kẻ chợ: Những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông Kinh".
Như vậy, nếu căn cứ vào cái mốc của tài liệu trên thì tên gọi Kẻ Chợ xuất hiện ít nhất là từ thế kỉ 17. Lâu nay, dân gian ta vẫn hay dùng từ này để chỉ "Hà Nội" hoặc "người Hà Nội".
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 (NXB Từ điển Bách khoa, 2002) đưa ra chú thích "Đây là tên gọi dân gian kinh thành Thăng Long ngày xưa. Theo nghĩa hẹp, chỉ khu phố phường dân cư của kinh thành thời Lê - Trịnh, phân biệt với khu hoàng thành của vua quan". Chợ là nơi kinh doanh, buôn bán hàng hoá (với hàng loạt các phố "hàng" khác nhau) ở Hà Nội xưa.
Cũng theo cuốn này thì đầu tiên người ta dùng "kẻ" trong Kẻ Chợ với nghĩa như trong kẻ ở người đi, kẻ Bắc người Nam, kẻ sĩ. Sau này, hơi nghiêng về hàm ý không được coi trọng, vì dân thương gia, buôn bán không hẳn là những người có thứ bậc cao. Sau đó, "kẻ" tiếp tục phát sinh nghĩa, chỉ nơi chốn của một cộng đồng người, có nét đặc thù riêng. Vì thế, ta có kẻ chợ, kẻ quê, kẻ Sặt, kẻ Noi, kẻ Mơ, kẻ Láng, kẻ Đông,… Ở các từ này, nghĩa chỉ người và nghĩa chỉ một vùng địa danh có sự hoà kết tạo nên một nghĩa tổng quát.
Kẻ Chợ (Hà Nội) là một tổ hợp mang đậm cách dùng này. Lúc đầu chỉ để phân biệt hai khu vực trong kinh thành (một nơi của dân buôn bán, xô bồ dân dã; một nơi là hoàng thành của vua chúa, đẹp đẽ nghiêm cẩn).
Hà Nội cũng là địa phương duy nhất trong cả nước được sử dụng danh từ phố phường. Phố chỉ sự phát triển của thị thành, còn phường chỉ sự phát triển của các ngành nghề. Điều này cho thấy vị thế của các nghề thủ công - thương mại trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất Thăng Long xưa. Nhờ địa thế cho giao thông đường thủy thuận lợi với các khu vực trong vùng, từ thế kỷ 11, Hà Nội đã rất phát triển về thương mại.
Theo cuốn Lịch sử Thủ đô Hà Nội, có ghi lại nhận xét của giáo sĩ Richard ở thế kỷ 18 về cảnh buôn bán sầm uất trên bến sông Hồng ở Thăng Long: "Số lượng thuyền bè lớn lắm, đến nỗi rất khó mà lội được xuống bờ sông: Những sông, những bến buôn bán sầm uất nhất của chúng ta (Âu châu), ngay thành phố Venise với tất cả những thuyền lớn, thuyền nhỏ cũng không thể đem đến cho người ta một ý niệm về sự hoạt động buôn bán và dân số trên sông Kẻ Chợ".
Thực tế, từ thời Đại La (tên cũ của Hà Nội) đã trở thành một cái chợ lớn của cả lưu vực sông Hồng. Những cư dân đầu tiên đến định cư ở đây cũng để buôn bán. Việc tụ họp theo nhóm nghề buôn bán chính là cơ sở đầu tiên giúp hình thành các phố chuyên nghề ở Hà Nội sau này.
Về một phương diện nào đó, có thể hình dung, 36 phố phường của Thăng Long thực chất là dãy hàng quán, về sau phát triển thành các phố phường sầm uất. Chính truyền thống buôn bán chứ không phải canh tác nông nghiệp đã tạo cho họ sự năng động và nhạy bén. Có lẽ vì thế, khi người Hà Nội đến sinh sống ở các vùng miền thường đạt được những thành công rực rỡ trong kinh doanh.
Bên cạnh những thuận lợi về địa lý, sau này, với sự thịnh trị của triều đình các đời Lý, Lê, Mạc cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các phố phường ở Hà Nội. Ở kinh đô Thăng Long, thợ chuyên nghiệp vẫn được tổ chức lại theo phường thợ thủ công. Nhờ thế, thợ thuyền được tự do đi lại và tự do hành nghề mà Thăng Long là nơi tụ họp nhân tài các phường thợ dân gian, khiến cho nơi đây dần dần hình thành thêm các phường, phố nghề mới, làm phong phú hơn nét đặc sắc của phố phường.
Nét nổi bật về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18
Thứ nhất, về nghệ thuật tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc.
Nghệ thuật nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp.
Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm 1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác. Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị. Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc nhất của nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch.
Thứ hai, nét độc đáo của nghệ thuật tác chiến chiến lược.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, ta tiến hành 3 chiến dịch lớn với 3 đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch chiến lược Huế- Đà Nẵng và Chiến dịch quyết chiến chiến lược Hồ Chí Minh. Ba đòn chiến lược đó thể hiện được phương thức nghệ thuật tác chiến chiến lược hay của ta. Xuất hiện từ đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, với hai lực lượng, ba thứ quân, tác chiến cài xen kẽ với địch không phân tuyến của ta, làm cho địch bị phân tán, chia cắt, bị động; còn ta thì chủ động tập trung lực lượng, cơ động linh hoạt.
Trên cơ sở của đường lối chiến tranh đó, nghệ thuật tác chiến chiến lược của ta là nghệ thuật của chiến tranh nhân dân, là kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, giữa quân sự với chính trị; tiến hành tác chiến trên toàn bộ chiến trường; đánh địch trên toàn bộ chiến tuyến, đánh cả ở phía trước mặt địch và đằng sau lưng địch, trên cả 3 vùng chiến lược.
Tiến công chiến lược là phải phá vỡ chiến lược, tiêu diệt lực lượng tiến công chiến lược của địch, giải phóng những vùng đất đai quan trọng, đánh bại biện pháp chiến lược của địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, làm lung lay quyết tâm chiến lược của địch. Tổng tiến công chiến lược là phá vỡ nhiều mảng chiến lược của địch, đi đến phá vỡ toàn bộ chiến lược của địch, tiêu diệt các lực lượng chiến lược chủ yếu của chúng, giải phóng phần lớn lãnh thổ, đánh chiếm thủ đô, sảo huyệt cuối cùng của địch, đánh bại mọi biện pháp thủ đoạn chiến lược của địch, làm mất ý chí đề kháng của địch, đi đến kết thúc chiến tranh.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, ta đã bố trí được 2 Tập đoàn chiến lược ở 2 đầu chiến tuyến, và 1 Tập đoàn chiến dịch ở quãng giữa chiến tuyến. Tập đoàn chiến lược thứ nhất gồm quân đoàn 2 cùng các sư đoàn, trung đoàn và lực lượng vũ trang địa phương của 2 quân khu Trị- Thiên và quân khu ở vùng Huế- Đà Nẵng. Tập đoàn chiến lược thứ 3 vũ trang địa phương của Quân khu 7 đứng chân ở chung quanh Sài Gòn. Tập đoàn chiến lược thứ 3, gồm 2 sư đoàn và các trung đoàn của mặt trận Tây Nguyên cùng sư đoàn 3 Sao Vàng của Quân khu 5 và các lực lượng vũ trang địa phương của các tỉnh Tây Nguyên và Bình Định, Phú Yên, Nha Trang đứng chân ở địa bàn Tây Nguyên.
Tuy vậy, ta cũng chưa có đủ khả năng sử dụng phương pháp tiến công chiến lược đồng thời trên toàn bộ chiến tuyến của địch, mà mới nhằm vào điểm yếu sơ hở, bất ngờ, tiến công phá vỡ chiến lược ở Tây Nguyên, còn các chiến trường khác chỉ đánh nhỏ để phối hợp, bảo đảm cho Tây Nguyên dành thắng lợi.
Cuộc Tổng tiến công phát triển thật mạnh mẽ. Từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1975 ta tiến hành tác chiến nghi binh tạo thế trên chiến trường Tây Nguyên và trên khắp cả chiến trường, tạo thuận lợi cho trận đánh Buôn Ma Thuột. Được thế lợi đó, trận đánh Buôn Ma Thuột bắt đầu từ 2 giờ sáng ngày 10-3, đến trưa 11-3-1975 dành thắng lợi giòn rã, giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột. Nhịp độ tiến công rất nhanh, mạnh. Ngày 29-3-1975 ta giải phóng Đà Nẵng, đến ngày 3-4-1975, ta đã giải phóng Cam Ranh. Một vùng chiến lược đặc biệt quan trọng được giải phóng từ Tây Nguyên, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh, Lâm Đồng v.v… và tiêu diệt 2 quân khu- quân đoàn của địch là Quân khu 1 và quân khu 2.
Thứ ba, về tạo lập thế trận tác chiến chiến lược để giành thắng lợi quyết định.
Trong giai đoạn Tổng tiến công chiến lược, ta tổ chức từ 2 Tập đoàn quân chiến lược trở lên là rất cần thiết để tạo lập và chuyển hoá thế trận tác chiến chiến lược đẩy mạnh nhịp độ tiến công với tốc độ cao và làm cho kẻ địch khó có bề chống cự rồi bị đánh bại nhanh chóng. Tạo lập thế trận tác chiến chiến lược phải theo quyết tâm đánh vào đâu trước, hướng tiến công chủ yếu và mục tiêu chủ yếu đánh vào đâu? Các hướng tiến công khác ở đâu để phối hợp? Và các bước tiếp theo đánh vào vị trí chiến lược nào để phát triển nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến địch, rồi từ mưu kế mà chuyển hoá thế trận. Tạo lập thế trận thế linh hoạt, hợp lý có lợi để thực hiện thắng lợi mưu kế và quyết tâm.
Nét độc đáo trong tạo lập thế trận của ta là thế trận của chiến tranh nhân dân đã được xây dựng từ đầu cuộc chiến tranh. Ta tiến công địch bằng 2 lực lượng, 3 thứ quân, trên cả 3 vùng chiến lược và tác chiến cài xen kẽ với địch trên toàn bộ chiến tuyến. Do chiến tranh nhân dân phát triển cao, nên các binh đoàn chủ lực của ta đã đứng chân ở phía nam vĩ tuyến 17, lập thế tiến công ở phía tây chiến tuyến của địch từ vĩ tuyến 17 đến Sài Gòn, đến đồng bằng sông Cửu Long. Các binh đoàn chủ lực của ta không tiến công địch từ phía bắc vĩ tuyến 17. Không đánh vào chiều dọc chiến tuyến của địch có chiều sâu lớn mà từ các bàn đạp chiến tuyến của địch, chỉ cách Huế- Đà Nẵng có ba bốn chục km ở phía tây. Thậm chí các binh đoàn chủ lực của ta cũng có mặt sát gần ngay Sài Gòn, chỉ cách phía tây Sài Gòn khoảng 50 đến 60 km. Nếu các binh đoàn chủ lực của ta phát động cuộc tiến công từ phía bắc vĩ tuyến 17, đánh theo dọc chiến tuyến có độ dày lớn của địch từ Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng, Nha Trang thì đến bao giờ ta mới đánh tới Sài Gòn- tuy là có mũi vu hồi chiến dịch và chiến lược.
Thế trận chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975 là một thế trận triển khai từ Quảng Trị qua Tây Nguyên đến Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ. Một thế trận không đánh từ phía Bắc, từ Quảng Trị qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tây Nguyên, đánh thẳng vào trận tuyến của địch trên đường số 1 rồi cùng với Tập đoàn chiến lược phía nam đã đứng chân sẵn ở phía bắc Sài Gòn, tập trung một lực lượng lớn giáng một đòn sấm sét vào Sài Gòn, giải phóng nhanh gọn Sài Gòn.
Tạo lập thế trận tác chiến chiến lược như thế, ta đồng thời đánh trên toàn tuyến Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và phía bắc, phía tây Sài gòn, làm cho địch lúng túng, bị động phải phân tán đối phó theo cách của ta, rồi ta tập trung lực lượng đánh đòn chiến lược thứ nhất giải phóng Tây Nguyên và đánh đòn thứ 2 gối đầu ngay, giải phóng Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, rồi phát triển thắng lợi giải phóng Tuy Hòa, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh. Trên đà thắng lợi đó, ta dồn tất cả lực lượng, cả Quân đoàn tổng dự bị chiến lược và lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long, cùng Tập đoàn chiến lược phía nam đã đứng chân sẵn ở ngoại vi Sài Gòn, thực hành đòn chiến lược thứ 3 then chốt quyết định, giải phóng Sài Gòn một cách nhanh gọn.
Nghệ thuật tạo lập thế trận tác chiến chiến lược mùa Xuân 1975 là một nghệ thuật độc đáo, tài tình và cũng đầy sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, ít thấy trong chiến tranh. Do đó, chỉ trong 56 ngày đêm ta đã giải giải phóng được miền Nam một cách ít tổn thất, thương vong. Đây là nét độc đáo, sáng tạo nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam được phát triển cao trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, những vấn đề nêu trên cần tiếp tục được nghiên cứu toàn diện, vận dụng vào thực tiễn trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc tương lai.
Câu hỏi rất hay, các em cùng nhau tích cực thảo luận nhé, dưới đây là các ý tổng hợp của cô:
- Nghệ thuật đoàn kết toàn dân đánh giặc.
- Vận dụng tối đa yếu tố ngoại cảnh.
- Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
- Khai thác triệt để điểm yếu của giặc, phát huy tối đa sở trường của ta.
- Luôn chủ động trước quân xâm lược: tấn công chủ động, phòng ngự chủ động tích cực.
- Hài hòa giữa quân sự và kinh tế (ngụ binh ư nông).
- Xây dựng lực lượng quân đội đa dạng (quân triều đình, quân địa phương cùng các lực lượng khác).