Cho biết mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài.
Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào chịu ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?
Em xem tham khảo!
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa sinh vật với sinh vật thể hiện với nhau như thế nào? Lấy VD minh hoạ cho mối quan hệ đó
sinh vật có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào ? cho ví dụ?
- Có 2 mối quan hệ đó là cùng loài và khác loài.
- Ví dụ cùng loài: Đàn voi rừng hỗ trợ nhau tiêu diệt kẻ thù.
- Ví dụ khác loài: Cộng sinh giữa địa y và tảo.
Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống là?
A. Quan hệ cạnh tranh
B. Quan hệ hỗ trợ.
C. Quan hệ đối kháng
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Đáp án cần chọn là: A
Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong các hoạt động sống như: tranh giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.
Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ hỗ trợ
C. Quan hệ đối kháng
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Đáp án cần chọn là: B
Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Các mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa 2 loài là : (1) (2) (4)
Đáp án A
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Đáp án C
Trong số các mối quan hệ trên, quan hệ giữa loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn là mối quan hệ hội sinh.
Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu là quan hệ cộng sinh. Hai mối quan hệ này là mối quan hệ hỗ trợ, không phải đối kháng.
- Quan hệ giữa cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ lớn và quan hệ giữa dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng là quan hệ vật kí sinh - vật chủ → thuộc mối quan hệ đối kháng
- Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm gây hại cho các loài cá, tôm thuộc mối quan hệ đối kháng
Vậy có 3 mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Chọn đáp án C
Trong số các mối quan hệ trên, quan hệ giữa loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn là mối quan hệ hội sinh.
Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu là quan hệ cộng sinh. Hai mối quan hệ này là mối quan hệ hỗ trợ, không phải đối kháng.
- Quan hệ giữa cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ lớn và quan hệ giữa dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng là quan hệ vật kí sinh – vật chủ à thuộc mối quan hệ đối kháng.
- Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm gây hại cho các loài cá, tôm thuộc mối quan hệ đối kháng.
Vậy có 3 mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài.
Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng?
1. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi.
2. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại.
3. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau.
4. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.
A. 5.
B. 2.
C.4.
D. 3.
Đáp án D
1. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi. à đúng
2. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại. à đúng
3. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. à sai, có những lại có mối quan hệ ít mật thiết
4. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. à đúng