Những câu hỏi liên quan
lê ngọc hương tra
Xem chi tiết
Đông Hải
9 tháng 12 2021 lúc 11:54

Tham khảo

Hội thảo Khoa học quốc tế về văn hoá Sa Huỳnh lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi. Đây là cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn nhất về nền văn hoá này trong suốt 100 năm qua, tập hợp được đông đảo các nhà khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học cũng như các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.

Nhiều vấn đề khác nhau về Văn hoá Sa Huỳnh được đề cập đến, đặc biệt là việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Sa Huỳnh trong đời sống đương đại sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian đến?
Du khách Nhật chụp hình hiện vật văn hoá Sa Huỳnh tại Bảo tàng tỉnh.
Văn hoá Sa Huỳnh nhìn từ bảo tàng
Được coi là một trong ba nền văn hoá cổ phát triển rực rỡ trên đất nước Việt Nam trong thế giao thoa, tương tác với văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng Bắc bộ, văn hoá Óc Eo ở vùng Đông Nam Bộ thời cổ, văn hoá Sa Huỳnh với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung tâm, có ảnh hưởng khá rộng lớn: Về phía Bắc tới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi (vừa được khai quật); về phía Nam là các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; ngược lên cao nguyên phía Tây là các di chỉ ở Gia Lai, Buôn Ma Thuột. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ trong nước và quốc tế cũng thừa nhận Văn hóa Sa Huỳnh với sức lan tỏa của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, có mối quan hệ giao lưu với các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á..

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Bảo Trân
25 tháng 9 2023 lúc 13:08

Tham khảo

Hội thảo Khoa học quốc tế về văn hoá Sa Huỳnh lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi. Đây là cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn nhất về nền văn hoá này trong suốt 100 năm qua, tập hợp được đông đảo các nhà khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học cũng như các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.

Nhiều vấn đề khác nhau về Văn hoá Sa Huỳnh được đề cập đến, đặc biệt là việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Sa Huỳnh trong đời sống đương đại sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian đến?
Du khách Nhật chụp hình hiện vật văn hoá Sa Huỳnh tại Bảo tàng tỉnh.
Văn hoá Sa Huỳnh nhìn từ bảo tàng
Được coi là một trong ba nền văn hoá cổ phát triển rực rỡ trên đất nước Việt Nam trong thế giao thoa, tương tác với văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng Bắc bộ, văn hoá Óc Eo ở vùng Đông Nam Bộ thời cổ, văn hoá Sa Huỳnh với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung tâm, có ảnh hưởng khá rộng lớn: Về phía Bắc tới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi (vừa được khai quật); về phía Nam là các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; ngược lên cao nguyên phía Tây là các di chỉ ở Gia Lai, Buôn Ma Thuột. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ trong nước và quốc tế cũng thừa nhận Văn hóa Sa Huỳnh với sức lan tỏa của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, có mối quan hệ giao lưu với các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á..

Bình luận (0)
lê ngọc hương tra
Xem chi tiết
Trần Thị Hải
16 tháng 12 2021 lúc 16:40

Bảo tàng các tỉnh từ Quảng Trị vào đến Đồng Nai  nhiều lắm chỉ có một gian trưng bày về văn hoá Sa Huỳnh. PGS.TS Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam trăn trở: Ngay ở Quảng Ngãi - quê hương của văn hoá Sa Huỳnh vẫn chưa có bảo tàng mang tầm vóc quy mô tương xứng với nền văn hoá độc đáo và rực rỡ này, mà chỉ có một gian trưng bày nhưng cũng rất ít hình ảnh và hiện vật về văn hoá Sa Huỳnh. Vậy làm thế nào để Văn hóa Sa Huỳnh được thể hiện như nó vốn có? Làm sao để những dấu ấn, những hiện vật của một nền văn minh rực rỡ  huy hoàng ấy thành tài sản văn hoá, góp phần hữu hiệu cho phát triển kinh tế xã hội hôm nay? Một bảo tàng dù chỉ khiêm tốn nhưng chắc chắn nó sẽ là "sản phẩm hàng hoá" đặc sắc mang nhãn hiệu miền Trung, một bảo tàng để tập trung giới thiệu hệ thống và toàn diện những thành tựu về phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh.

Bình luận (0)
Cơ lâu Hiếu hiền
3 tháng 5 2023 lúc 7:27

.

 Bgbtgt

Bình luận (0)
Linh Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Văn Chí Dũng
Xem chi tiết
nguyen quynh anh
Xem chi tiết
toàn đào
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
29 tháng 12 2022 lúc 11:02

Sau đây là những thông tin bạn có thể đưa vào bài viết làm hướng dẫn viên du lịch nha: 

1. Nguồn gốc, xuất xứ vịnh Hạ Long

Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”.Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam.

2. Kết cấu vịnh Hạ Long

Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.Có rất nhiều đảo và cồn đá.Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

3. Ý nghĩa vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.Nếu cảm nghĩ của bạn về Vịnh Hạ Long.

Sau đây là những thông tin chi tiết bạn có thể sử dụng: 

Sáu mươi tư tỉnh thành, mỗi tỉnh thành đều mang một nét đặc trưng riêng, một bản sắc riêng và tất nhiên sẽ có những danh lam thắng cảnh riêng. Tôi may mắn được sinh ra trên vùng đất Quảng Ninh xinh đẹp nơi có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhưng giờ đây, Quảng Ninh lại sở hữu một địa danh có lẽ khi nhắc tới bạn bè quốc tế thì họ đều biết đó là địa danh của Việt Nam: vịnh Hạ Long.

Theo truyền thuyết xa xưa, khi thấy đất nước bị giặc ngoại xâm lăng thì Ngọc Hoàng đã sai nhà rồng xuống trần gian giúp dân đánh giặc. Tuy nhiên sau khi đánh tan giặc thì nhà rồng không trở về trời mà ở lại trần thế. Vị trí nhà rồng đáp xuống nơi đây, phun ra hàng ngàn châu ngọc và tạo thành Vịnh Hạ Long bây giờ.

Về mặt địa lý, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, nằm ở vũng Sõng Bắc Việt Nam. Phía Tây Nam giáp với quần đảo Cát Bà, phần giáp giáp biển dài 120 km. Tổng diện tích của vịnh khoảng 1.500 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có gần 1.000 đảo đã được đặt tên. Tử bến cảng Hạ Long, tàu hoặc thuyền buồm của công ty du lịch sỗ đưa du khách vào cuộc hành trình ngao du sơn thuỷ.

Các đảo trong vịnh có hai loại chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở hai vùng chính là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì khoảng nửa tỷ năm về trước, một phần rìa lục địa châu Á bị sụp xuống, nước biển tràn vào thành vịnh. Những núi đá vôi bị nước biển nhấn chìm biến thành đảo đá. Thời gian, nước biển cùng với mưa gió đã bào mòn núi đá, tạo ra nhiều hang động.

Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh Độc. Đảo Vạn cảnh cao 189 mét, hình dáng giống như một chiếc ngai vua. Đảo có hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kì bí cách nhau khoảng 100m và ăn thông với nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vào thăm động Thiên Cung sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy và đa dạng của những kiệt tác chỉ có thể được làm ra từ bàn tay Tạo hoá.

Từ trên vòm động, vô vàn nhũ đá rủ xuống và trên vách động có nhiều hình thù kỳ lạ. Có những nhũ đá trông giống như hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc Tiên nữ đang múa hát. Có khối mang hình người, hình chim, hoa, muông thú rất sống động... Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước sang hang Đầu Gỗ hay còn gọi là hang Dấu Gỗ. Đây là chứng tích ghi lại chiến công năm xưa của vị tướng tài ba Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân sĩ chôn cọc gỗ lim dưới lòng sông Bạch Đằng, đảm thùng đoàn thuyền tiếp viện lương thực của quân Mông - Nguyên. Cửa hang ở lưng chừng núi, bên trong hang có nhiều trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng, lòng hang tối mờ, sâu thẳm, bất chợt có khoảng sáng hiếm hoi rọi qua giếng trời trên, trần động, cảnh vật hiện ra mờ mờ ảo ảo. Đứng trước cửa hang Đầu Gỗ, du khách phóng tầm mắt nhìn xuống bến thuyền, tha hổ ngắm nhìn trời mây, non nước. Những con thuyền dập dềnh soi bóng trên mặt biển trong xanh. Tất cả tạo thành bản tình ca bất tuyệt của thiên nhiên với đủ cung bậc bâng khuâng, trữ tình. Ngoài hai hang động trèn, du khách còn được tham quan các hang động khác cũng đẹp và quyến rũ không kém như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Mê Cung, Hoa Cương...

Thú vị vô cùng là lúc con thuyền lướt sóng đưa du khách thăm rừng đảo đá. Gió từ biển Đông thổi vào hoà quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá đưa mùi hương thơm ngát của các loài hoa đang nở rộ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Thoạt nhìn, tưởng chừng rừng đảo đá âm u, đơn điệu sẽ làm cho khách tham quan e ngại, nhưng càng đến gần, vẻ đẹp của từng hòn đảo càng hiện ra rõ nét. Một thế giới của các loài vật hoá đá với những tên gọi: hòn Đại Bàng, hòn Rồng, hòn Con Chó Gác Biển, hòn Yên Ngựa, hòn Con Cóc, hòn Con Mối... Rời đảo Đầu Người, đảo ông Lã Vọng... Có đảo chạy dài nhấp nhô như bức tường thành chắn sông.

Bàn tay điêu khắc kỳ tài của tạo hoá đã làm cho cảnh sắc Hạ Long không chỉ đẹp đẽ mà còn phong phú và đa dạng. Sự kì vĩ của núi đá nối liền với sự dịu dàng, mát mẻ của sóng nước tạo ra vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc, cuốn hút hồn người.

Vịnh Hạ Long còn làm say mê các nhà nghiên cứu sinh vật học, vì nơi đây tập trung nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật trên rừng, dưới biển. Đến thăm Hạ Long, du khách Không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng, của biển mà còn suy ngẫm về một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Trên vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long như một viên ngọc bích khổng lồ phản ánh vẻ đẹp kì diệu và vĩnh hằng của thiên nhiên.

Và vào ngày 17-12-1994, tại Thái Lan, Hội đồng Di sản Thiên nhiên Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên của toàn nhân loại.

Bình luận (0)
weeboo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hòa Phương
Xem chi tiết
Tuyết Nhi TV
Xem chi tiết

-Em tham khảo một số ý để làm bài nhé!, viết ra thì dài lắm, với cả chị không sống ở đó nên không biết nhiều:

  Sài Gòn là 1 thành phố:

– Năng động
– Sôi động nhưng không ồn ào.
– Tôn trọng cá nhân nhưng thích giúp đỡ người khác, làm từ thiện.
– Chứng kiến điều xấu, nạn nhân của cái ác nhưng luôn tử tế, vẫn tin vào con người.
– Ăn uống thoải mái, nhưng không tính.
– Sống và chơi nhiệt tình với bạn bè.
– Quay về thăm quê hương, sau đó trở về Sài Gòn và cảm thấy như trở về nhà.
– Đừng chê bai những gì khác biệt với bạn, thích chơi, không thích nó, sau đó chỉ, nhẹ nhàng.
– Không định kiến, dễ chấp nhận những điều mới.
– Và cuối cùng, nó không thô tục, ghét vị thành niên.

Bất kể là tỉnh nào, miễn là bạn sống ở Sài Gòn, và sau đó có một nhân vật như vậy. Đó là người Sài Gòn.

Bất cứ ai đã đến Sài Gòn để sống, chắc chắn sẽ trở thành một “người Sài Gòn”. Vì Sài Gòn hào phóng và thân thiện, tạo cơ hội cho mọi người.

Nếu bạn chưa từng đến Sài Gòn. Hãy thử một lần để biết và hiểu thêm về phong cảnh đẹp và những con người mến khách ở đây.

.................................

Bình luận (0)