Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 4 2018 lúc 16:17

Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2017 lúc 4:32

- Câu chuyện thứ nhất: bà đỡ Trần giúp hổ cái đang khó sinh, bà giúp hổ đẻ được và hổ vui mừng, đào bạc lên trả ơn cho bà, đưa bà ra tận cửa rừng.

- Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.

- Các chi tiết thú vị:

     + Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc

     + Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu

- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời.

Jeon_Jung_Kook (Team BTS...
Xem chi tiết
Mai Anh
4 tháng 12 2017 lúc 16:30

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

Nguyễn Ngọc Lan
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 15:37

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 15:39

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 15:41


Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản
Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”, “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.



Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
Xem chi tiết
Akari Yukino
7 tháng 1 2018 lúc 17:46

Bài tham khảo

Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.

Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:

–     Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.

–     Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?

–     Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.

Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” – Thế là hổ bà bắt đầu kể.

Các cháu biêt không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quần quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.

Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.

Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.

Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?

Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!

Hổ bà tiếp tục kể:

Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người

–   Một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.

Đóng vai con hổ kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Bài làm 3

Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.

Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.

Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:

–   Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?

–   Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…

Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.

–   Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.

Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:

“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.

Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.

–  Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…

–  Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…

Nói rồi bác gánh củi quay đi.

Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.

Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:

“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.

Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.

Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.

Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.

Nghe xong, con hổ kia nói:

– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”


 

Bạch Tuyết
Xem chi tiết
Yến Chử
Xem chi tiết
Yến Chử
13 tháng 2 2023 lúc 21:19

                                                                Con hổ có nghĩa

Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, bà liền hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”. Hổ vẫn cúi đầu quẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Bà về đến nhà, cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.

Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kĩ miệng hổ thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ thì to, càng móc, khúc xương càng vào sâu. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có một con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 2 2023 lúc 21:22

Truyện "con hổ có nghĩa" cho tôi bài học sâu sắc về đền ơn đáp nghĩa. Sống có lòng nhân ái sẽ nhận được hồi đáp xứng đáng. Hổ vốn là loài vật đáng sợ không ai dám lại gần thậm chí còn tìm cách tiêu diệt nó. Ấy vậy mà người phụ nữ và bác tiêu phu lại sẵn sàng tương trợ giúp con vật hung dữ ấy trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Nhờ lòng tốt đó mà hổ cũng đã đền ơn họ, giúp họ vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo nhất như người phụ nữ nhờ có thỏi vàng mà qua được nạn đói, còn bác tiêu phu luôn được con hổ trả lễ vào ngày dỗ mỗi năm. Từ đó câu chuyện nhắc nhở con người, tâm thiện lành giúp đỡ người khác ắt sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống, còn kẻ sống với tâm địa độc ác sớm muộn cũng phải nhận trái đắng cho mình.

ZzzvuongkhaiZzz
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Lưu
6 tháng 12 2017 lúc 19:33

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trong câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắcCâu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được..

ZzzvuongkhaiZzz
7 tháng 12 2017 lúc 14:40

Hổ là loài rất hung dữ và nguy hiểm, nó có thể ăn thịt con người bất kì lúc nào nó muốn. Nhưng trog câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả đã xây dựng lên một hình ảnh con hổ có tư cách giống như một con người.

Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn khiến cho hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó không những biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...Thật không thể tin được một loài vật hung dữ mà dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng.

Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà.

Hai con hổ đã làm cho người đọc thấy cảm phục ở tấm lòng của nó, đó chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.

Cũng đáp đền ân nghĩa nhưng cách trả ơn của hổ trán trắng có khác. Sau khi được cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác tiều phu để tạ ơn. Cảm động nhất là mười năm sau, khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và về chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, mọi người nhìn thấy hổ trán trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa...

Trong đoạn này, tác giả đặc tả ân nghĩa thủy chung của hổ qua hai tiếng gầm của nó: một tiếng gầm tỏ ý cảm ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm tỏ ý tiếc thương để vĩnh biệt ân nhân. Tiếng gầm này cũng là lời hứa không bao giờ quên ơn người đã khuất.

Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh của hai con vật dữ tợn nhất nhưng lại sống rất nghĩa tình.

Tác giả đã tinh tế khi chọn nhân vật trong truyện là con hổ. Con hổ hung dữ như vậy nhưng nó vẫn biết đền ơn đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, vậy con người với con người thì đã đối xử với nhau thế nào. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.

123122222
Xem chi tiết
xKrakenYT
25 tháng 12 2018 lúc 11:06

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.

Nguyễn Mai Hương
25 tháng 12 2018 lúc 11:13

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

đạt đẹp trai
25 tháng 12 2018 lúc 11:13

Trong nền văn học nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới, song song với các tác phẩm dân gian truyền miệng, có các tác phẩm do những trí thức tài danh sáng tác bằng chữ viết. Ở Việt Nam, văn học viết xuất hiện sớm nhất trong thời kì trung đại, thời kì lịch sử tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỉ XIX. Do đó, cùng với một số áng văn xuôi dân gian đặc sắc như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,... chúng ta được thưởng thức một số truyện trung đại cũng khá đặc sắc. Truyện trung đại Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết gọn gàng, đơn giản hơn truyện hiện đại. Tuy vậy, mỗi truyện đều có cốt truyện, có lời kể của tác giả, có nhân vật hành động và nói năng theo những tình huống, chi tiết khá hấp dẫn. Truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh trong tập Lan Trì kiến văn lục do Hoàng Hưng dịch là một áng văn xuôi như thế. Điều thú vị của truyện này là tác giả không kể chuyện con người mà kể về hai con hổ, hai chúa sơn lâm. Nhà văn đã dùng nghệ thuật nhân cách hoá với ngòi bút vừa hiện thực vừa pha chút lãng mạn, cường điệu. Kể chuyện hổ, nhưng để nói chuyện người. Nói chính xác, đây là câu chuyên về những con ác thú nhưng không độc ác, trái lại rất hiền lành và mang những đức tính tốt đẹp của con người. 1. Chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều Vị chúa rừng - ông hổ, ông ba mươi, con cọp này xuất hiện ở đầu truyện khiến người đọc sửng sốt, hãi hùng giống sự hãi hùng của bà đỡ Trần khi bị "hổ lao tới cõng đi... ôm lấy... chạy như bay... vào rừng ...". Ta tưởng hổ sẽ ăn thịt bà đỡ. Hoá ra không phải thế. Đó là cách "ông chồng" đi đón thầy thuốc về nhà đỡ đẻ cho "vợ". Đây là "ông chồng" hổ nên đã hành động theo kiểu hổ... như thế. Song "ông" hổ này rất giàu tình cảm và có tấm lòng nhân nghĩa đáng khen. "Ông ta" biết "cầm tay" bà đỡ, rồi "nhìn hổ cái nhỏ nước mắt" vừa muốn cầu cứu bà đỡ vừa cảm thông thương xót "bà vợ" hổ đang "lăn lộn, cào đất", đau đẻ. Sau khi bà Trần đã đỡ cho hổ vợ, hổ con ra đời, hổ đực biết "mừng rỡ, đùa giỡn với con" như một người đàn ông hạnh phúc nhất. Ngòi bút kể chuyện của tác giả khá tinh tế. Con ác thú bỗng trở thành một người hiền lành, mang tính cách của con người. Tính người của hổ biểu hiện rõ nhất, đẹp nhất là khi thấy vợ được mẹ tròn con vuông, đã "quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc" tặng bà đỡ Trần. Khi dẫn bà đỡ - ân nhân của gia đình, vị chúa rừng ấy còn biết "cúi đầu, vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt". Nhờ số bạc hổ cho, bà đỡ Trần đã vượt qua được năm đói kém, mất mùa. Từ đầu đến cuối truyện, con hổ không nói một câu, một lời nào, là hổ thì sao nói được tiếng người ! Nhưng qua cử chỉ, nét mặt, chúng ta thấy con hổ ấy đã mang nhiều tính cách của người, ứng xử với bà đỡ Trần y như cách con người ứng xử với nhau. Là ác thú, vị chúa rừng Đông Triều có trái tim con người, biết thương vợ, biết đền ơn, đáp nghĩa người giúp đỡ mình qua khỏi việc khó khăn. 2. Chuyện về con hổ trán trắng ở Lạng Giang Câu chuyện này mở đầu khác hẳn với chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều. Không phải là việc hổ cõng người mà là người nhìn thấy hổ. Bác tiều phu ở Lạng Giang nhìn thấy một con hổ trán trắng đang "cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra". Cảnh tượng thật đáng kinh sợ. Nếu là người nhút nhát, chắc bác tiều phu sẽ bỏ chạy. Vậy mà bác lại nhanh nhẹn trèo, lên cây kêu lên : "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho". Kết quả là bác tiều phu dã lấy được một chiếc xương bò to ra khỏi họng con hổ, cứu con hổ thoát một tai nạn nguy hiểm. Hành động ấy của bác mang tình người đẹp đẽ. Đáp lại, con hổ thoát nạn đã đối xử với bác cũng đậm chất... người. Hổ mãi ghi nhớ ơn cứu mạng của bác. Nó mang thịt nai tới cửa nhà bác, tặng bác, Khi bác tiều phu qua đời, hổ tới "dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài..." như khóc thương, nghiêng mình vĩnh biệt người thân, hay bè bạn. Không chỉ có thế, hằng năm "mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác" như tỏ tấm lòng tưởng nhớ, biện chút lễ mọn cúng tế người quá cố. Cách cư xử ấy của con hổ đúng là của một người chịu ơn và không bao giờ quên ơn, tìm mọi cách đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân. Tuy là một ác thú, con hổ trán trắng ở Lạng Giang, mang suy nghĩ và đã hành động như con người, ác thú... mang tính người. Thật kì lạ ! Kể chuyện con hổ thứ hai này, tác giả đã xây dựng được những chi tiết nghệ thuật khác với chuyên con hổ thứ nhất. Đó là việc hổ vùng vẫy, quằn quại khi hóc xương, việc bác tiều thông minh, nhanh nhẹn cứu hổ, viộc hổ đền ơn đáp nghĩa ân nhân,... Do đó, càng về cuối, tác phẩm càng hấp dẫn. So sánh mức độ thể hiện cái "nghĩa" của hai con hổ, ta thấy rõ cái nghĩa ấy tuy giống nhau nhưng không trùng lặp mà được nâng cấp. Vị chúa rừng ở Đông Triều trả ơn một lần là xong. Còn con hổ trán trắng ở Lạng Giang đền ơn mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc ân nhân qua đời. Câu chuyên ơn nghĩa thật đa dạng, kể mãi cũng không cùng. Chủ đề của tác phẩm càng về cuối càng rõ nét, tình huống truyện càng về cuối càng hấp dẫn.

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-con-ho-co-nghia-22-1735.htmlTrong nền văn học nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới, song song với các tác phẩm dân gian truyền miệng, có các tác phẩm do những trí thức tài danh sáng tác bằng chữ viết. Ở Việt Nam, văn học viết xuất hiện sớm nhất trong thời kì trung đại, thời kì lịch sử tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỉ XIX. Do đó, cùng với một số áng văn xuôi dân gian đặc sắc như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,... chúng ta được thưởng thức một số truyện trung đại cũng khá đặc sắc. Truyện trung đại Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết gọn gàng, đơn giản hơn truyện hiện đại. Tuy vậy, mỗi truyện đều có cốt truyện, có lời kể của tác giả, có nhân vật hành động và nói năng theo những tình huống, chi tiết khá hấp dẫn. Truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh trong tập Lan Trì kiến văn lục do Hoàng Hưng dịch là một áng văn xuôi như thế. Điều thú vị của truyện này là tác giả không kể chuyện con người mà kể về hai con hổ, hai chúa sơn lâm. Nhà văn đã dùng nghệ thuật nhân cách hoá với ngòi bút vừa hiện thực vừa pha chút lãng mạn, cường điệu. Kể chuyện hổ, nhưng để nói chuyện người. Nói chính xác, đây là câu chuyên về những con ác thú nhưng không độc ác, trái lại rất hiền lành và mang những đức tính tốt đẹp của con người. 1. Chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều Vị chúa rừng - ông hổ, ông ba mươi, con cọp này xuất hiện ở đầu truyện khiến người đọc sửng sốt, hãi hùng giống sự hãi hùng của bà đỡ Trần khi bị "hổ lao tới cõng đi... ôm lấy... chạy như bay... vào rừng ...". Ta tưởng hổ sẽ ăn thịt bà đỡ. Hoá ra không phải thế. Đó là cách "ông chồng" đi đón thầy thuốc về nhà đỡ đẻ cho "vợ". Đây là "ông chồng" hổ nên đã hành động theo kiểu hổ... như thế. Song "ông" hổ này rất giàu tình cảm và có tấm lòng nhân nghĩa đáng khen. "Ông ta" biết "cầm tay" bà đỡ, rồi "nhìn hổ cái nhỏ nước mắt" vừa muốn cầu cứu bà đỡ vừa cảm thông thương xót "bà vợ" hổ đang "lăn lộn, cào đất", đau đẻ. Sau khi bà Trần đã đỡ cho hổ vợ, hổ con ra đời, hổ đực biết "mừng rỡ, đùa giỡn với con" như một người đàn ông hạnh phúc nhất. Ngòi bút kể chuyện của tác giả khá tinh tế. Con ác thú bỗng trở thành một người hiền lành, mang tính cách của con người. Tính người của hổ biểu hiện rõ nhất, đẹp nhất là khi thấy vợ được mẹ tròn con vuông, đã "quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc" tặng bà đỡ Trần. Khi dẫn bà đỡ - ân nhân của gia đình, vị chúa rừng ấy còn biết "cúi đầu, vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt". Nhờ số bạc hổ cho, bà đỡ Trần đã vượt qua được năm đói kém, mất mùa. Từ đầu đến cuối truyện, con hổ không nói một câu, một lời nào, là hổ thì sao nói được tiếng người ! Nhưng qua cử chỉ, nét mặt, chúng ta thấy con hổ ấy đã mang nhiều tính cách của người, ứng xử với bà đỡ Trần y như cách con người ứng xử với nhau. Là ác thú, vị chúa rừng Đông Triều có trái tim con người, biết thương vợ, biết đền ơn, đáp nghĩa người giúp đỡ mình qua khỏi việc khó khăn. 2. Chuyện về con hổ trán trắng ở Lạng Giang Câu chuyện này mở đầu khác hẳn với chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều. Không phải là việc hổ cõng người mà là người nhìn thấy hổ. Bác tiều phu ở Lạng Giang nhìn thấy một con hổ trán trắng đang "cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra". Cảnh tượng thật đáng kinh sợ. Nếu là người nhút nhát, chắc bác tiều phu sẽ bỏ chạy. Vậy mà bác lại nhanh nhẹn trèo, lên cây kêu lên : "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho". Kết quả là bác tiều phu dã lấy được một chiếc xương bò to ra khỏi họng con hổ, cứu con hổ thoát một tai nạn nguy hiểm. Hành động ấy của bác mang tình người đẹp đẽ. Đáp lại, con hổ thoát nạn đã đối xử với bác cũng đậm chất... người. Hổ mãi ghi nhớ ơn cứu mạng của bác. Nó mang thịt nai tới cửa nhà bác, tặng bác, Khi bác tiều phu qua đời, hổ tới "dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài..." như khóc thương, nghiêng mình vĩnh biệt người thân, hay bè bạn. Không chỉ có thế, hằng năm "mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác" như tỏ tấm lòng tưởng nhớ, biện chút lễ mọn cúng tế người quá cố. Cách cư xử ấy của con hổ đúng là của một người chịu ơn và không bao giờ quên ơn, tìm mọi cách đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân. Tuy là một ác thú, con hổ trán trắng ở Lạng Giang, mang suy nghĩ và đã hành động như con người, ác thú... mang tính người. Thật kì lạ ! Kể chuyện con hổ thứ hai này, tác giả đã xây dựng được những chi tiết nghệ thuật khác với chuyên con hổ thứ nhất. Đó là việc hổ vùng vẫy, quằn quại khi hóc xương, việc bác tiều thông minh, nhanh nhẹn cứu hổ, viộc hổ đền ơn đáp nghĩa ân nhân,... Do đó, càng về cuối, tác phẩm càng hấp dẫn. So sánh mức độ thể hiện cái "nghĩa" của hai con hổ, ta thấy rõ cái nghĩa ấy tuy giống nhau nhưng không trùng lặp mà được nâng cấp. Vị chúa rừng ở Đông Triều trả ơn một lần là xong. Còn con hổ trán trắng ở Lạng Giang đền ơn mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc ân nhân qua đời. Câu chuyên ơn nghĩa thật đa dạng, kể mãi cũng không cùng. Chủ đề của tác phẩm càng về cuối càng rõ nét, tình huống truyện càng về cuối càng hấp dẫn.


Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-con-ho-co-nghia-22-1735.htmlTrong nền văn học nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới, song song với các tác phẩm dân gian truyền miệng, có các tác phẩm do những trí thức tài danh sáng tác bằng chữ viết. Ở Việt Nam, văn học viết xuất hiện sớm nhất trong thời kì trung đại, thời kì lịch sử tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỉ XIX. Do đó, cùng với một số áng văn xuôi dân gian đặc sắc như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,... chúng ta được thưởng thức một số truyện trung đại cũng khá đặc sắc. Truyện trung đại Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết gọn gàng, đơn giản hơn truyện hiện đại. Tuy vậy, mỗi truyện đều có cốt truyện, có lời kể của tác giả, có nhân vật hành động và nói năng theo những tình huống, chi tiết khá hấp dẫn. Truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh trong tập Lan Trì kiến văn lục do Hoàng Hưng dịch là một áng văn xuôi như thế. Điều thú vị của truyện này là tác giả không kể chuyện con người mà kể về hai con hổ, hai chúa sơn lâm. Nhà văn đã dùng nghệ thuật nhân cách hoá với ngòi bút vừa hiện thực vừa pha chút lãng mạn, cường điệu. Kể chuyện hổ, nhưng để nói chuyện người. Nói chính xác, đây là câu chuyên về những con ác thú nhưng không độc ác, trái lại rất hiền lành và mang những đức tính tốt đẹp của con người. 1. Chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều Vị chúa rừng - ông hổ, ông ba mươi, con cọp này xuất hiện ở đầu truyện khiến người đọc sửng sốt, hãi hùng giống sự hãi hùng của bà đỡ Trần khi bị "hổ lao tới cõng đi... ôm lấy... chạy như bay... vào rừng ...". Ta tưởng hổ sẽ ăn thịt bà đỡ. Hoá ra không phải thế. Đó là cách "ông chồng" đi đón thầy thuốc về nhà đỡ đẻ cho "vợ". Đây là "ông chồng" hổ nên đã hành động theo kiểu hổ... như thế. Song "ông" hổ này rất giàu tình cảm và có tấm lòng nhân nghĩa đáng khen. "Ông ta" biết "cầm tay" bà đỡ, rồi "nhìn hổ cái nhỏ nước mắt" vừa muốn cầu cứu bà đỡ vừa cảm thông thương xót "bà vợ" hổ đang "lăn lộn, cào đất", đau đẻ. Sau khi bà Trần đã đỡ cho hổ vợ, hổ con ra đời, hổ đực biết "mừng rỡ, đùa giỡn với con" như một người đàn ông hạnh phúc nhất. Ngòi bút kể chuyện của tác giả khá tinh tế. Con ác thú bỗng trở thành một người hiền lành, mang tính cách của con người. Tính người của hổ biểu hiện rõ nhất, đẹp nhất là khi thấy vợ được mẹ tròn con vuông, đã "quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc" tặng bà đỡ Trần. Khi dẫn bà đỡ - ân nhân của gia đình, vị chúa rừng ấy còn biết "cúi đầu, vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt". Nhờ số bạc hổ cho, bà đỡ Trần đã vượt qua được năm đói kém, mất mùa. Từ đầu đến cuối truyện, con hổ không nói một câu, một lời nào, là hổ thì sao nói được tiếng người ! Nhưng qua cử chỉ, nét mặt, chúng ta thấy con hổ ấy đã mang nhiều tính cách của người, ứng xử với bà đỡ Trần y như cách con người ứng xử với nhau. Là ác thú, vị chúa rừng Đông Triều có trái tim con người, biết thương vợ, biết đền ơn, đáp nghĩa người giúp đỡ mình qua khỏi việc khó khăn. 2. Chuyện về con hổ trán trắng ở Lạng Giang Câu chuyện này mở đầu khác hẳn với chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều. Không phải là việc hổ cõng người mà là người nhìn thấy hổ. Bác tiều phu ở Lạng Giang nhìn thấy một con hổ trán trắng đang "cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra". Cảnh tượng thật đáng kinh sợ. Nếu là người nhút nhát, chắc bác tiều phu sẽ bỏ chạy. Vậy mà bác lại nhanh nhẹn trèo, lên cây kêu lên : "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho". Kết quả là bác tiều phu dã lấy được một chiếc xương bò to ra khỏi họng con hổ, cứu con hổ thoát một tai nạn nguy hiểm. Hành động ấy của bác mang tình người đẹp đẽ. Đáp lại, con hổ thoát nạn đã đối xử với bác cũng đậm chất... người. Hổ mãi ghi nhớ ơn cứu mạng của bác. Nó mang thịt nai tới cửa nhà bác, tặng bác, Khi bác tiều phu qua đời, hổ tới "dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài..." như khóc thương, nghiêng mình vĩnh biệt người thân, hay bè bạn. Không chỉ có thế, hằng năm "mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác" như tỏ tấm lòng tưởng nhớ, biện chút lễ mọn cúng tế người quá cố. Cách cư xử ấy của con hổ đúng là của một người chịu ơn và không bao giờ quên ơn, tìm mọi cách đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân. Tuy là một ác thú, con hổ trán trắng ở Lạng Giang, mang suy nghĩ và đã hành động như con người, ác thú... mang tính người. Thật kì lạ ! Kể chuyện con hổ thứ hai này, tác giả đã xây dựng được những chi tiết nghệ thuật khác với chuyên con hổ thứ nhất. Đó là việc hổ vùng vẫy, quằn quại khi hóc xương, việc bác tiều thông minh, nhanh nhẹn cứu hổ, viộc hổ đền ơn đáp nghĩa ân nhân,... Do đó, càng về cuối, tác phẩm càng hấp dẫn. So sánh mức độ thể hiện cái "nghĩa" của hai con hổ, ta thấy rõ cái nghĩa ấy tuy giống nhau nhưng không trùng lặp mà được nâng cấp. Vị chúa rừng ở Đông Triều trả ơn một lần là xong. Còn con hổ trán trắng ở Lạng Giang đền ơn mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc ân nhân qua đời. Câu chuyên ơn nghĩa thật đa dạng, kể mãi cũng không cùng. Chủ đề của tác phẩm càng về cuối càng rõ nét, tình huống truyện càng về cuối càng hấp dẫn.

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-con-ho-co-nghia-22-1735.htmlTrong nền văn học nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới, song song với các tác phẩm dân gian truyền miệng, có các tác phẩm do những trí thức tài danh sáng tác bằng chữ viết. Ở Việt Nam, văn học viết xuất hiện sớm nhất trong thời kì trung đại, thời kì lịch sử tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỉ XIX. Do đó, cùng với một số áng văn xuôi dân gian đặc sắc như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,... chúng ta được thưởng thức một số truyện trung đại cũng khá đặc sắc. Truyện trung đại Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết gọn gàng, đơn giản hơn truyện hiện đại. Tuy vậy, mỗi truyện đều có cốt truyện, có lời kể của tác giả, có nhân vật hành động và nói năng theo những tình huống, chi tiết khá hấp dẫn. Truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh trong tập Lan Trì kiến văn lục do Hoàng Hưng dịch là một áng văn xuôi như thế. Điều thú vị của truyện này là tác giả không kể chuyện con người mà kể về hai con hổ, hai chúa sơn lâm. Nhà văn đã dùng nghệ thuật nhân cách hoá với ngòi bút vừa hiện thực vừa pha chút lãng mạn, cường điệu. Kể chuyện hổ, nhưng để nói chuyện người. Nói chính xác, đây là câu chuyên về những con ác thú nhưng không độc ác, trái lại rất hiền lành và mang những đức tính tốt đẹp của con người. 1. Chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều Vị chúa rừng - ông hổ, ông ba mươi, con cọp này xuất hiện ở đầu truyện khiến người đọc sửng sốt, hãi hùng giống sự hãi hùng của bà đỡ Trần khi bị "hổ lao tới cõng đi... ôm lấy... chạy như bay... vào rừng ...". Ta tưởng hổ sẽ ăn thịt bà đỡ. Hoá ra không phải thế. Đó là cách "ông chồng" đi đón thầy thuốc về nhà đỡ đẻ cho "vợ". Đây là "ông chồng" hổ nên đã hành động theo kiểu hổ... như thế. Song "ông" hổ này rất giàu tình cảm và có tấm lòng nhân nghĩa đáng khen. "Ông ta" biết "cầm tay" bà đỡ, rồi "nhìn hổ cái nhỏ nước mắt" vừa muốn cầu cứu bà đỡ vừa cảm thông thương xót "bà vợ" hổ đang "lăn lộn, cào đất", đau đẻ. Sau khi bà Trần đã đỡ cho hổ vợ, hổ con ra đời, hổ đực biết "mừng rỡ, đùa giỡn với con" như một người đàn ông hạnh phúc nhất. Ngòi bút kể chuyện của tác giả khá tinh tế. Con ác thú bỗng trở thành một người hiền lành, mang tính cách của con người. Tính người của hổ biểu hiện rõ nhất, đẹp nhất là khi thấy vợ được mẹ tròn con vuông, đã "quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc" tặng bà đỡ Trần. Khi dẫn bà đỡ - ân nhân của gia đình, vị chúa rừng ấy còn biết "cúi đầu, vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt". Nhờ số bạc hổ cho, bà đỡ Trần đã vượt qua được năm đói kém, mất mùa. Từ đầu đến cuối truyện, con hổ không nói một câu, một lời nào, là hổ thì sao nói được tiếng người ! Nhưng qua cử chỉ, nét mặt, chúng ta thấy con hổ ấy đã mang nhiều tính cách của người, ứng xử với bà đỡ Trần y như cách con người ứng xử với nhau. Là ác thú, vị chúa rừng Đông Triều có trái tim con người, biết thương vợ, biết đền ơn, đáp nghĩa người giúp đỡ mình qua khỏi việc khó khăn. 2. Chuyện về con hổ trán trắng ở Lạng Giang Câu chuyện này mở đầu khác hẳn với chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều. Không phải là việc hổ cõng người mà là người nhìn thấy hổ. Bác tiều phu ở Lạng Giang nhìn thấy một con hổ trán trắng đang "cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra". Cảnh tượng thật đáng kinh sợ. Nếu là người nhút nhát, chắc bác tiều phu sẽ bỏ chạy. Vậy mà bác lại nhanh nhẹn trèo, lên cây kêu lên : "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho". Kết quả là bác tiều phu dã lấy được một chiếc xương bò to ra khỏi họng con hổ, cứu con hổ thoát một tai nạn nguy hiểm. Hành động ấy của bác mang tình người đẹp đẽ. Đáp lại, con hổ thoát nạn đã đối xử với bác cũng đậm chất... người. Hổ mãi ghi nhớ ơn cứu mạng của bác. Nó mang thịt nai tới cửa nhà bác, tặng bác, Khi bác tiều phu qua đời, hổ tới "dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài..." như khóc thương, nghiêng mình vĩnh biệt người thân, hay bè bạn. Không chỉ có thế, hằng năm "mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác" như tỏ tấm lòng tưởng nhớ, biện chút lễ mọn cúng tế người quá cố. Cách cư xử ấy của con hổ đúng là của một người chịu ơn và không bao giờ quên ơn, tìm mọi cách đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân. Tuy là một ác thú, con hổ trán trắng ở Lạng Giang, mang suy nghĩ và đã hành động như con người, ác thú... mang tính người. Thật kì lạ ! Kể chuyện con hổ thứ hai này, tác giả đã xây dựng được những chi tiết nghệ thuật khác với chuyên con hổ thứ nhất. Đó là việc hổ vùng vẫy, quằn quại khi hóc xương, việc bác tiều thông minh, nhanh nhẹn cứu hổ, viộc hổ đền ơn đáp nghĩa ân nhân,... Do đó, càng về cuối, tác phẩm càng hấp dẫn. So sánh mức độ thể hiện cái "nghĩa" của hai con hổ, ta thấy rõ cái nghĩa ấy tuy giống nhau nhưng không trùng lặp mà được nâng cấp. Vị chúa rừng ở Đông Triều trả ơn một lần là xong. Còn con hổ trán trắng ở Lạng Giang đền ơn mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc ân nhân qua đời. Câu chuyên ơn nghĩa thật đa dạng, kể mãi cũng không cùng. Chủ đề của tác phẩm càng về cuối càng rõ nét, tình huống truyện càng về cuối càng hấp dẫn.

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-con-ho-co-nghia-22-1735.html