Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 5 2017 lúc 5:03

– Cảnh 1 : Đây là quang cảnh một buổi lễ hội ở làng quê. Dân làng tụ tập rất đông trước cửa đình. Cổng đình có treo khẩu hiệu Chúc Mừng Năm Mới. Một lá cờ lớn đã được treo cao đang phấp phới bay giữa trời xanh. Trên cây đu cao, một cặp nam nữ đang nhún đu bay bổng. Họ không sợ độ cao nên ngày càng bay lên cao mãi. Nhiều người đứng xem reo hò cổ vũ họ.

– Cảnh 2 : Cảnh này là cảnh đua thuyền trên sông. Trên bờ sông, một chùm bóng bay đang lơ lửng bay trong không gian làm cho hội đua thuyền có thêm màu sắc tươi vui. Trên dòng sông rộng, nước chảy êm đềm, những chiếc thuyền đua đang gắng sức vượt lên. Tiếng trống thúc làm cho các chàng trai đua thuyền thêm nhanh mạnh tay chèo. Có một chiếc thuyền đã băng lên phía trước. Người trên bờ vỗ tay và hò reo chào mừng họ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 10 2018 lúc 2:12

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

Cảnh đua thuyền trên sông

   Buổi sáng, trời trong và dịu mát. Hàng ngàn người kéo nhau đến chật cả bến sông để xem hội đua thuyền. Trên mặt sông quạnh đỏ phù sa, mấy chục chiếc thuyền dài, đầy ắp người đang cố gắng để về đích nhanh nhất. Người đua thuyền, tay cầm mái chèo đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Động tác đẹp như múa. Người tham gia, người xem, ai cũng rạng rỡ và náo nức. Xa xa, từng chùm bóng bay sặc sỡ chao qua chao lại trong gió như chung niềm hạnh phúc của ngày hội vùng sông nước quê em.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

Cảnh chơi đu ở đình làng

   Đình làng em hôm nay đông nghịt người. Người địa phương, người tứ xứ khắp nơi đổ về xem hội. Ai cũng mặc áo mới, vẻ mặt hân hoan. Tiếng cười nói, tiếng loa, tiếng cổ vũ... khiến cho đình làng, ngày thường im lắng là thế, bây giờ lạt rộn ràng như tết. Ở giữa sân, ba cây tre được dựng lên theo thế chân vạc để giữ cân bằng cho chiếc đu ở giữa. Hai người tham gia chơi đu, ngươi khom, người đứng, vịn chắc chiếc đu đang đánh qua đánh lại trên không trung. Phía trên cao, lá cờ phướn ngũ sắc thật lớn đang phất phơ trong gió càng tôn vinh thêm nét đẹp của ngày hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Diệp
Xem chi tiết
Vũ Phương Thảo
18 tháng 3 2022 lúc 16:17

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thị thúy Đaò
Xem chi tiết
Thị thúy Đaò
19 tháng 9 2021 lúc 21:49

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
19 tháng 9 2021 lúc 21:55

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
tùng hoàng mạnh
24 tháng 4 2022 lúc 18:59

bài khó thế

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Trúc
21 tháng 5 2020 lúc 20:03

Bài tập làm văn lớp 3 tuần 25 nha 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:10

Tham khảo!

Lễ hội Chùa Hương:

- Bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm

- Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,.. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

Hội Lim:

- Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là ngày hội chính.

- Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.

Bình luận (0)
Đăng
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 10:59

Tham khảo:
Lễ hội ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,... Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng. Người dân ở vùng Tây Nguyên có nhiều nhạc cụ độc đáo như: cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, đàn đá,... Các nhạc cụ này thường được làm từ các vật liệu như: đồng, tre, nứa, đá,...

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:57

Một số lễ hội là: Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...

Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hà Anh
Xem chi tiết