Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 17:52

- Lần thứ nhất thức dậy:

   + Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi

   + Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương

   + Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội

→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ

- Lần thức dậy thứ ba:

   + Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ

   + Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

   + Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”

- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

   + Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.

   + Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.

Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Tuấn Anh Dảk
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
22 tháng 5 2021 lúc 11:16

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Khách vãng lai đã xóa

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.  

Khách vãng lai đã xóa
Hoàngchupapimonhanho
Xem chi tiết
Yan Yu Hai
31 tháng 7 2021 lúc 9:18

bhjfvbijkdfsvbkcdscdsdbhlvleghrilugfviodfug iudfiuyggerugivuegefhweufhefhuew hùheuh uềhuhuefhueeheufhue hùhueh uh fueh ùhueihfu hewufh ưdfhue ưuisdvis iud nfhi kewius dsdnfi sdbfweufbwEUIGSIUFB SUYB JYDEWrVBIUWYE VBEIRFGVJYEVHJBVRWJYBHJWEGVGHJWEVJKWEBHEJFUHVBIUEFRHBEJRBHVJKEFHNIUFVJEFBHHVBERWKJVGundefined

Khách vãng lai đã xóa
Trần Kim Ngân
Xem chi tiết
Phạm Hồng Phúc
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Linh
13 tháng 4 2020 lúc 9:04

Tâm tư của anh đội viên trong lần thứ ba thức dậy trong bài là hốt hoảng , lo lắng khi mà bác chưa ngủ

Khách vãng lai đã xóa
trần hà giang
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
18 tháng 1 2017 lúc 19:57

lần thứ nhất:
+ người lính ngạc nhiên vì: thấy trời khuya....... không ngủ.
+ từ ngạc nhiên, người lính xúc động: càng nhìn....anh nằm.
+ nỗi xúc động dâng cao bỗng biến thành nối thổn thức. trong sự xen cài mộng - thực, ngừoi lình cảm nhận được tình thương vô bờ của Bác: sợ cháu mình .... hơn ngọn lửa hồng.
+ lo lắng, băn khoăn cho sức khoẻ của bác: không biết nói... thức hoài.

- lần thứ hai:
+ người lính không bồn chồn mà chuyển sang hốt hoảng giật mình: bác vẫn ngồi... phăng phắc.
+ lo cho sức khỏe của Bác, anh vội vàng nằng nặc, rồi nài nỉ.
+ khi tình thương Bác, lo cho Bác đạt đến đỉnh điểm thì cũng là lúc người lính hiểu được lí do mà bác không ngủ: bác ngủ không ... manh áo phủ làm chăn.
+ hiểu được tình thương bao la của vị lãnh tụ, người lính muốn được làm theo Bác, hạnh phúc khi được sống bên người: lòng vui sướng... cùng Bác.

sự thay đổi tâm trạng và nhận thức của người lính hiện lên rất chân thực và tự nhiên. điều kì diệu nhất là anh được sống trong tình yêu thương của Bác, được gặp gỡ với người.

Huy Giang Pham Huy
13 tháng 2 2017 lúc 22:44

* Lần đầu: - Anh ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác vần “trầm ngâm” bên bếp lứa. Việc làm của Bác khiến anh xúc động bởi anh hiếu Bác ngồi đốt lửa đề sưởi ấm cho các chiến sĩ. - Niềm xúc động lớn hơn khi chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho chiến sĩ nhẹ nhàng. Trong trạng thái mơ màng, anh cảm nhận được sự lớn lao, gần gũi của vị lãnh tụ => Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn xúc động của anh chiến sĩ trong trạng thái mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại, nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng. - Anh thổn thức, lo lắng: Mời Bác đi nghỉ => lo cho sức khoẻ của Bác. + Lần thứ 3: thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh. Sự lo lắng của anh đã thành sự hốt hoảng, thực sự. Nếu ở lần đầu anh chĩ dám thì thầm hỏi nhỏ, thì giờ đây, anh hết sức năn nỉ, nũng nịu rất đáng yêu. - Anh cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thìa tấm lòng mênh mông của Bác với nhân dân, thấu hiểu tình thương, đạo đức cao cả của Bác. Anh đã lớn thêm lên về tâm hồn, tình cảm khi được hưởng một hạnh phúc thật lớn lao. Bởi thế nên: “Lòng vui sướng ... cùng Bác” Bài thơ đã thế hiện chân thực tình cảm của anh đội viên, cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào về lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Bài thơ không kế về lần thứ hai anh đội viên thức giấc. Điều này cho thấy trong đêm ấy anh đã nhiều lần tĩnh giấc và lần nào anh cũng chứng kiến Bác không ngủ. Từ lần thức dậy thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng anh mới có sự biến đổi rõ rệt.

Âu Dương Linh Nguyệt
2 tháng 3 2017 lúc 19:34
Bài thơ kể
lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và
cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ
nhất
Lần thức dậy thứ
hai
– Tâm trạng: từ
ngạc nhiên
(Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm
lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào
dâng niềm thương Bác
: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác (Bác đốt lửa
sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người). Trong trạng thái
như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ
(Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng).
– Tâm trạng: từ hốt
hoảng
(anh hốt hoảng giật mình), không chỉ “thầm thì anh hỏi nhỏ”
như lần ttrước mà tha thiết “vội vàng nằng nặc” mời Bác ngủ (Mời Bác
ngủ Bác ơi!… Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên
càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân
dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh
mông. Anh thức luôn cùng Bác).
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ
Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng
thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng
kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có
những biên đổi rất rõ rệt. 4. Trong đoạn
kết bài thơ, tác giả viết: … Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã
trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng
Giới Thạch, Bác từng: “Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn
khoăn giấc chẳng thành…”; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông
1947, Bác từng: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước
nhà”. Bởi vậy, việc “Đêm nay Bác không ngủ” là “một lẽ thường
tình”, vì “Bác là Hồ Chí Minh” – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam.
Đoàn Minh Trí
Xem chi tiết
Inzarni
20 tháng 4 2020 lúc 10:05

cx3tcxr3gfc

Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Minh Trí
Xem chi tiết
Bảo Long
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 4 2021 lúc 20:10

Tham khảo:

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.