giúp mik zới mik đang gấp :_((
Em hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
Ruộng lúa bị sâu hoặc bệnh phá hại... hãy sử dụng những kiến thức về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ để hạn chế sự phát sinh, phát triển sâu hoặc bệnh ở vụ
giúp mik vs ạ
1. Ốc bươu vàng
a. Tác hại:Ốc ăn phiến lá và lá nõn lúa, ốc hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạtđộng mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối, ốc có thể cắn trụi tới tận gốc lúa, cây khó có khả năng phục hồi.
b. Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp thủ công:
+ Những ruộng có ốc trước khi gieo sạ, cấy lúa nên khơi rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung thu bắt dễ dàng. Khi cấy cần tăng số dảnh/khóm và cần tăng lượng giống khi gieo sạ từ 5-10% so với quy trình kỹ thuật (đề trừ hao ốc ăn mất sau này). Những khu ruộng liền kề ao, hồ, suối, mương... có nhiều ốc, ở đầu dòng chảy nêndùng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâmnhập vào ruộng gây hại.
+ Giữ mực nước trong ruộng phù hợp khi cây lúa còn nhỏ (khoảng 2-3 cm) để hạn chế sự di chuyển của ốc sang nơi khác.
+ Trong quá trình chăm sóc lúa nếu thấy có ốc và ổ trứng cần thu gom ngay.
+ Đối với những diện tích chưa bị nhiễm ốc bươu vàng: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời và tổ chức phòng trừ hiệu quả.
- Biện pháp hoá học:
Khi mật độ ốc bươu vàng từ 5 con/m2trở lên, dùng một trong các loại thuốc sau pha 12 gamthuốc với 12 lít nước phun cho 1 sào: Pazol 700WP, Hn-Samole700 WP, CloDan Super 700WP, Snail 700 WP, Nel Super 70 WP;
* Lưu ý:
- Để trừ ốc bươu vàng hiệu quả nên phun 2 lần:
Lần 1: Phun trước khi gieo sạ hoặc cấy cấy (tốt nhất từ 3 đến 5 ngày).
Lần 2: Phun ngay sau khi cấy (để trừ số ốc còn sống sót sau phun lần 1).
- Đối với ruộng lúa gieo sạ nên phun vào các rãnh khơi xung quanh ruộng.
- Khi phun thuốc, ruộng phải có độ ẩm bão hòa hoặc xâm xấp nước (mực nước ruộng dưới 5 cm).
- Thuốc rất độc với người, động vật và các động vật thuỷ sinh; cần thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn trên bao bì.
2. Sâu cuốn lá
a. Tác hại:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non cuốn dọc từng lá từ chóp lá xuống phiến lá. Sâu nằm trong ăn nhu mô lá xanh, để lại lớp màng mỏng làm cho lá lúa bạc trắng xơ xác. Mỗi sâu non có thể cuốn và gây hại5 đến 7 lá.
- Sâu cuốn lá lớn: Sâu nhả tơ cuốn nhiều lá thành tổ, nằm bên trong ăn khuyết từng phần của lá lúa. Vào đầu vụ, sâu có thể cuốn cả khóm lúa thành một búi rồi cắn cụt các khóm.
b. Điều kiện phát sinh:Ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp có bản lá rộng, ruộng gần bờ mương, đường đi, ruộng ven làng càng hấp dẫn ngài đến đẻ trứng. Mỗi năm sâu phát sinh 6 - 7 lứa gây hại nặng nhất trong vụ mùa, tập trung nhất từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 trên lúa mùa chính vụ.
c. Biện pháp phòng trừ:Ngắt bao lá để diệt sâu khi mật độ thấp. Khi sâu có mật độ cao (giai đoạn đẻ nhánh 50 con/m2, giai đoạn trỗ 20 con/m2) diệt trừ bằng một trong các loại thuốc sau pha với 20 lít nước phun cho một sào:Padan 95 SP, pha 25 - 30gr thuốc; Ofatox 400EC, pha 40 -50 cc thuốc hoặc Fastac 5 EC, pha 15 - 20cc thuốc. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, khi sâu ở tuổi 1, tuổi 2.
3. Sâu đục thân 2 chấm
a. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, mỗi cánh trước có 1 chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt (thường thấy rõ ở con cái). Bướm thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày nấp dưới khóm lúa.
Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, mỗi ổ có khoảng 50 – 217 trứng tuỳ theo lúa. Sâu non có 5 tuổi.
Sâu non nằm trong thân lúa, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sâu tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu. Nhộng có màu vàng nhạt.
b. Tác hại
- Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trổ
- Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và trỗ).
c. Biện pháp phòng trừ:
- Bố trí thời vụ gieo cấy thích hợp để không trùng thời gian bướm rộ.
- Sau khi thu hoạch cày lật đất để diệt sâu và nhộng, giảm mật độ sâu ở vụ sau.
- Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…
- Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ.
- Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ.
- Lúa đẻ nhánh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau để rải: Regen 0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G… (lưu ý giữ mực nước ruộng 2 – 4 cm).
Liều lượng: 1 – 1,5 kg/sào (500m2).
- Lúa đòng trổ: Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu:
+ Virtako 40WG, liều lượng 3 gam thuốc pha 16 – 20 lít nước phun 1 sào.
+ Padan 95 SP hoặc Patox 95SP liều lượng 30gr thuốc pha 30 lít nước, phun 1 sào.
+ Regent 800WG hoặc Tango 800WG, liều lượng 2gr thuốc pha 24 lít nước, phun cho 1 sào (500m2).
+ Marshal 200SC, liều lượng 50cc thuốc 30 lít nước, phun 1 sào.
Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (hoặc lúa trổ kác đác). Nếu mật độ ổ trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày).
4. Bệnh bạc lá
a. Tác hại
Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae theo gió, nước xâm nhiễm vào lá lúa theo thuỷ khổng, khí khổng và nhất là qua vết thương cơ giới trên lá lúa. Bệnh thường lây lan gây hại mạnh sau các trận mưa bão. Nguồn bệnh của vi khuẩn bạc lá thường là tồn tại trong đất, nước, hạt giống lúa và cỏ dại thuộc họ hoà thảo như cỏ lồng vực, cỏ gừng, lúa chét,... từ đó lây lan vào ruộng lúa. Bệnh bạc lá vi khuẩn có thể phát sinh ngay từ ruộng mạ trên phiến lá, nhưng biểu hiện bệnh rõ nhất là ở lá lúa khi cây lúa đẻ nhánh và phát triển đến giai đoạn lúa trỗ bông - chắc xanh, đây là lúc bệnh gây hại mạnh nhất. Vết bệnh ban đầu có màu xanh đậm, đầu tiên xuất hiện ở đầu lá hoặc 2 bên mép lá sau đó lan dần vào phiến lá. Khi nắng lên vết bệnh héo đi, phiến lá bị khô trắng từng vệt từ đầu lá kéo dài dọc theo mép lá, rìa vết bệnh có hình lượn sóng. Khi bệnh nặng phiến lá bị khô trắng tới 60 - 70% diện tích hoặc toàn bộ. Vào buổi sáng sớm hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ở trên vết bệnh thường xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục, khi khô đi có màu vàng hoặc nâu hình cầu li ti. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, bông bạc, hạt lép nhiều và làm giảm năng suất tới 55 - 70%. Với điều kiện nhiệt độ cao (25 - 300C) và ẩm độ cao (95 - 100%) bệnh thường phát triển mạnh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Ở những chân ruộng hẩu, ruộng trũng, chua, bón nhiều đạm, mất cân đối hoặc các diện tích bón đạm muộn, bón lai rai,... cũng làm cho lúa bị bệnh bạc lá gây hại nặng.
b. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp. Không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài; chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali, tro bếp. Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh cần giữ mực nước vừa phải từ 3 - 5 cm, dừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc hoá học để phun phòng trừ như: PN - Balacide 32 WP, Starner 20 WP, Kasumin 2 SL; TP – Zep 18 EC, Xanthomix 20 WP, Somec 2 SL, Sasa 25 WP, Sansai 20 WP... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
5. Rầy nâu
a. Tác hại
Rầy nâu là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm số một trên cây lúa ở nước ta hiện nay. Cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, một bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây dịch trên diện rộng ở nước ta cách nay vài năm.
b. Biện pháp phòng trừ
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời khi ruộng có mật độ rầy 35 - 40 con/khóm lúa (1.500 con/m2).
+ Đối với những diện tích lúa đang làm đòng - trỗ, nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Sutin 5 EC, Admire 50 EC; Confidor 700 WG, Actara 25 WG, Anvado 700 WG; Actadan 750 WP, Oshin 20 WP, Penalty 40 WP, Chess 50 WG, Dantotsu 16 WSG, Chersieu 50 WG …
+ Đối với những diện tích lúa ở giai đoạn sau trỗ (uốn câu - chắc xanh đến chín) sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Penalty Gold 50 EC, Victory 585 EC, Tasodant 600 WP, Superista 25 EC, Bassa 50 EC, Babsax 400 WP, Winter 635 EC…
Chú ý:Khi sử dụng các loại thuốc tiếp xúc yêu cầu phải rẽ lúa thành băng, mỗi băng từ 5 - 6 hàng lúa và phun trực tiếp vào gốc lúa nơi rầy tập trung gây hại.
- Phải pha và phun đủ lượng nước thuốc trên diện tích lúa (theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì). Không tự ý giảm bớt liều dùng hoặc tăng liều hay phối trộn thêm nhiều loại thuốc khác.
- Khi phun thuốc trừ rầy yêu cầu ruộng lúa phải có đầy đủ nước mới đạt hiệu quả phun trừ cao.
- Khi sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc 4 đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
+ Đúng thuốc: Phun thuốc trừ rầy theo khuyến cáo.
+ Đúng lúc: Phun rầy khi tuổi nhỏ (tuổi 1, 2, 3).
+ Đúng liều lượng, nồng độ: Phun đảm bảo đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đảm bảo 12 - 16 lít nước thuốc/sào (360m2).
+ Đúng kỹ thuật: Phun bằng bình bơm tay đeo vai (tuyệt đối không sử dụng ống phụt để phun thuốc), phun vào buổi sáng khô sương hoặc chiều mát, phun rải đều lượng nước thuốc vào nơi rầy gây hại, ướt đều thân và gốc lúa. Không đi ngược chiều gió, không phun thuốc giữa trưa nắng.
6. Rầy lưng trắng
a. Đặc điểm hình thái
- Trứng rầy lưng trắng có dạng “quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Rầy đẻ trứng thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ 2-7 quả.
- Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng.
- Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài.
b. Đặc điểm sinh học
Vòng đời của rầy lưng trắng từ 24-28 ngày.
- Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-350 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày, rầy trưởng thành có tính hướng quang mạnh.
- Cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ.
- Rầy lưng trắng phân bố rộng, có khả năng du nhập và di chuyển rất cao.
c.Đặc điểm gây hại
- Rầy trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm.
Rầy lưng trắng là môi giới chính truyền bệnh vi rút lùn sọc đen cho lúa.
d.Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy.
- Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày, không để vụ lúa chét.
- Không gieo cấy quá dày, bón cân đối NPK, tránh bón thừa phân đạm.
- Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy trên cây lúa (phải vạch gốc lúa để xem).
- Khi phát hiện rầy nâu trên đồng ruộng với mật độ ≥ 2.000 con/m2(giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng) hoặc ≥ 3.000 con/m2(giai đoạn lúa làm đòng – trỗ) thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Ngoài ra bà con cần thường xuyên thăm đồng chú ý một số loại sâu bệnh hại khác phát sinh trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.
1.Lấy VD về cây trồng bị sâu bệnh phá hoại.
2.Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Cho VD minh họa.
giúp mik vs nha các bn để mai mik thi
Tác hại sâu bệnh:
- Phá hoại cây trồng:
+ Gây ra biến dạng về quả.
+ Thân mềm, dễ gãy.
+ Lá vàng úa.
+........
- Làm chỏ cây trồng di truyền cho thế hê sau của cây trồng đó.
Dấu hiệu cây trồng bị sâu bệnh phá hoại trong thực tế:
- Lá úa vàng.
- Thân mềm rũ, héo.
- Hoa nhỏ.
- Mùi hương lạ.
- Rễ có mùi hôi.
- Trên lá có các đốm đen.
- Qủa móp méo.
- Làm đất.- Chăm sóc và bón phân hợp lý.- Gieo trồng đúng thời vụ.- Trồng xen kẽ giữa các loại cây.- Vệ sinh đồng ruộng. - Ưu điểm của biện pháp Sinh học: an toàn cho môi trường và cho con người, hiệu quả lâu dài.- Nhược điểm: hiệu quả chậm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.- Làm đất.
- Chăm sóc và bón phân hợp lý.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Trồng xen kẽ giữa các loại cây.
- Vệ sinh đồng ruộng.
Tác hại của sâu, bệnh với cây trồng là gì? Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? Hãy kể tên các phương pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
tk
❏ Sâu bệnh hại cây trồng là gánh nặng của người nông dân
Chúng phá hoại tất cả các loại cây trồng, gây mất mùa và giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Phổ biến nhất có thể kể đến như: thối rễ, thân, củ, thủng lá, gãy cành, rụng quả, biến dạng lá, quả, thân chảy nhựa…
❏ Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất
+ Gieo trồng đúng thời vụ
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
+ Sử dụng giống chóng sâu bệnh
❏ Nhóm biện pháp canh tác các giống cây trồng chống sâu bệnh hại.Nhóm biện pháp thủ công phòng chống sâu bệnh.Nhóm biện pháp sử dụng thuốc hóa học.Nhóm biện pháp sử dụng đặc tính sinh học.
tk
- tác hại:
Sâu bệnh hại cây trồng là gánh nặng của người nông dân
Chúng phá hoại tất cả các loại cây trồng, gây mất mùa và giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Phổ biến nhất có thể kể đến như: thối rễ, thân, củ, thủng lá, gãy cành, rụng quả, biến dạng lá, quả, thân chảy nhựa…
- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất
+ Gieo trồng đúng thời vụ
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
+ Sử dụng giống chóng sâu bệnh
Nhóm biện pháp canh tác các giống cây trồng chống sâu bệnh hại.Nhóm biện pháp thủ công phòng chống sâu bệnh.Nhóm biện pháp sử dụng thuốc hóa học.Nhóm biện pháp sử dụng đặc tính sinh học.
1.phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
2. Nêu các tác hại của sâu, bệnh hại đối với cây trồng
3. hãy nêu quy trình gieo hạt cây rừng
4. biện pháp chăm sóc cây trồng
5. cho biết các biện pháp: thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản?ví dụ?
1.Để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng :
Phòng là chính.
Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
2. Tác hại của sâu, bệnh hại đối với cây trồng : Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
3. Nêu quy trình gieo hạt cây rừng: gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước.
5. Phương pháp thu hoạch : Hái, nhổ, đào , cắt
VD:
- Hái : cam, quýt, đậu xanh...
- Nhổ: su hào, khoai mỳ , đậu phộng,....
- Đào :khoai tây, khoai lang,....
-Cắt: lúa, hoa, bắp cải ...
Chúc bạn học tốt Đoàn Nhật Nam
hãy nêu nguyên tắc phòng trừ sâu,bệnh hại? Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
Các bn giúp mình nhé
Tham khảo
Nguyên tắc:
Phòng là chính
Trừ nhanh,kiệp thời ,Diệt tận gốc
Sử dụng tổng hợp các biện pháp
Các biện pháp:
-Biện pháp canh tác tốt, sử dụng giống có thể chống sâu bệnh hại
-Biện pháp thủ công
-Biện pháp hóa học
-Biện pháp sinh học
-Biện pháp kiểm dịch thực vật
Tham khảo:
✱Nguyên tắc:
Phòng là chính
Trừ nhanh,kiệp thời ,Diệt tận gốc
Sử dụng tổng hợp các biện pháp
✱Các biện pháp:
-Biện pháp canh tác tốt, sử dụng giống có thể chống sâu bệnh hại
-Biện pháp thủ công
-Biện pháp hóa học
-Biện pháp sinh học
-Biện pháp kiểm dịch thực vật
Câu 1: Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?
Câu 2: Em hãy nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 3: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Ở địa phương em đã sử dụng phòng trừ sâu, bệnh hại bằng các biện pháp nào?
Tham khảo
C1: Các điều kiện cần thiết: - Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. - Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.
C2: Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.
C3: Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại
+ Biện pháp thủ công
+ Biện pháp hoá học
+ Biện pháp sinh học
Tham Khảo
C1: Các điều kiện cần thiết: - Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. - Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.
C2: Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.
C3: Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại
+ Biện pháp thủ công
+ Biện pháp hoá học
+ Biện pháp sinh học
Câu 1:
Các điều kiện cần thiết:
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.
- Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.
Câu 2:
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất
+ Gieo trồng đúng thời vụ
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
+ Sử dụng giống chóng sâu bệnh
Câu 3:
Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại
+ Biện pháp thủ công
+ Biện pháp hoá học
+ Biện pháp sinh học
chúc bạn học tốt!!
Em hãy ghi vào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống cây chống sâu, bệnh theo mẫu bảng sau:
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
- Vệ sinh đồng ruộng. | |
- Làm đất. | |
- Gieo trồng đúng thời vụ. | |
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | |
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | |
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh |
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
- Vệ sinh đồng ruộng. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Làm đất. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Gieo trồng đúng thời vụ. | - Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh. |
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | - Tăng cường sức chống chịu cho cây. |
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | - Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh. |
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh | - Hạn chế sâu bệnh. |
Các 1: Nêu vai trò của giống cây trồng ?
Câu 2: Nêu cách bảo quản hạt giống cây trồng ?
Câu 3: Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng ?
Các bạn giúp mình với, mình cần gấp
Câu 1: Vai trò của giống cây trồng:
- Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, tăng vụ, tăng chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 2: Cách bảo quản hạt giống cây trồng:
- Hạt giống tốt phải biết bảo quản tốt thì mới duy trì chất lượng của hạt. Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh.
Câu 3: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng:
a) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Làm đất.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh.
b) Các biện pháp khác:
- Biện pháp thủ công.
- Biện pháp hóa học.
- Biện pháp sinh học.
- Biện pháp kiểm dịch thực vật.
**********CHÚC BẠN HỌC TỐT**********
Câu 1. Nêu các loại bệnh do sâu, bệnh hại cho cây trồng gây nên?
Câu 2. Nêu các phương pháp để phòng trừ các loại bệnh đã nêu?
Câu 3. Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp em đã chọn?
Câu 4. Ở địa phương em thường sử dụng biện pháp nào để phòng trừ các bệnh trên?
Câu 5. Cách giảm bớt nhược điểm của phương pháp mà địa phương em đã dùng?
Câu 6. nêu cách tạo ra một loại thuốc có tác dụng diệt sâu bệnh bằng các sản phẩm tự nhiên?
Mong mn giúp mik, mai mik có bài ktra nên cần gấp. Cảm ơn!