Giúp em đề này với ạ Em cảm ơn nhiều.
giúp em với ạ em cảm ơn nhiều <3
mn ơi giúp mk môn hóa 11 này với ạ cảm ơn mn nhiều ạ
Giúp em bài này với ạ, em cảm ơn!
Ai giúp em đi huhu, chiều nộp bìa rồi T_T
Đề: Cảm nghĩ về một người bạn đã để lại cho em nhiều ấn tượng khi vô tình được trò chuyện.
Ai giúp em được em cảm ơn nhiều, càng sớm càng tốt nha
Giúp em / mình câu 2 và câu 6 với ạ! Em / mình cảm ơn trước rất nhiều ạ! <3
2 It take more hours to travel by train than to travel
6 The bus run more frequently than the trains
Mọi người giúp em với ạ, em đang cần gấp. Đề bài là: cảm nghĩ của em sau khi học xong chương trình Ngữ Văn lớp 7 tập 1. Em cảm ơn ạ
Mọi người giúp em câu b) với ạ, em không hiểu đề chỗ "là các đoạn có độ dài là 7 và 9". Em lớp 10, hay là mọi người cho em link những bài tương tự em tự đọc cũng được ạ, em cảm ơn nhiều <3 <3
Đề bài:Hãy nêu cảm nghĩ về người hùng của em(thần tượng, người thân,...)
Mọi người giúp mình nhé.Mình đang cần gấp.Cảm ơn mọi người nhiều!
Các bạn thân mến!Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.
Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.
Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.
Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.
Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.
Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.
Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.
Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.
Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.
#
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.
Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như đứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống”, phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.
Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyền Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ: "... Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? ... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng di. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lònq người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng là đuổi được chúng về phương Bắc...” Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nhẫn nhịn để tránh mũi nhọn”, “bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng" ... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: “Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: “Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”. Và ông đã dự định chọn người “ khéo lời lẽ" đế “dẹp việc binh đao” đó cũng là lời Ngô Thì Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phú kín. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”. Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.
Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
Chào các bạn!
Có thể nói, trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai cũng có một người hùng cho riêng mình. Một người với năng lực đặc biệt, với tấm lòng tốt, hào hiệp, là hình mẫu lý tưởng để chúng ta vươn tới. Và đó cũng có thể là người luôn sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ chúng ta bất cứ lúc nào. Bởi người hùng thì luôn bênh vực kẻ yếu và đấu tranh vì chính nghĩa.
Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất lâu. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của năm anh em siêu nhân hay người anh hùng Batman, người Nhện Spider-Man mà tuổi thơ chúng ta ai cũng biết đến, và say mê tài năng của họ, kính trọng phẩm chất dũng cảm, lòng yêu thương con người...
Tuy nhiên, để viết về một người hùng của riêng tôi, kể cho các bạn nghe về người đó thật rành mạch, chi tiết, thì tôi chọn để viết về thầy giáo chủ nhiệm của mình, một người hùng hiện diện trong đời thực, bên tôi mỗi ngày, đem đến cho tôi và các bạn tôi thật nhiều niềm vui và sự bình an.
Thầy tôi năm nay khoảng ngoài 30 tuổi. Thầy có một dáng người thật khỏe mạnh, cân đối, với đôi tay rắn chắc và đôi chân dài. Tôi nghe các anh chị lớp trên kể rằng thầy rất giỏi các môn thể thao, và từng đạt giải khi thi đấu môn điền kinh. Mỗi khi ngắm nhìn thầy đi trên sân trường, tôi rất thán phục những bước chân nhanh nhẹn, quả quyết của thầy. Khi thầy đứng trên bục giảng và dạy cho chúng tôi những bài học mới, thì thầy quả thật là một người hùng về tri thức. Những bài lịch sử khô khan trở nên sống động lạ thường qua cách dạy hấp dẫn của thầy. Thầy thường nói về chúng qua những câu chuyện lịch sử thú vị. Chẳng hạn như dạy về danh tướng Trần Hưng Đạo, thì thầy kể về những câu nói nổi tiếng của ông: "Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng", hay "Năm nay đánh giặc nhàn". Dạy bài học về vị minh quân Lê Thánh Tông, thầy lại kể về những độc chiêu trị quan tham của ngài. Tóm lại, những điều thầy dạy dỗ chúng tôi cứ đi sâu vào trí óc thật tự nhiên, và còn đem đến cho chúng tôi muôn ngàn triết lý sâu sắc và thú vị. Đến nỗi chúng tôi mong chờ đến giờ học của thầy như mong đợi một giờ vui chơi, giải trí vậy. Người hùng thầy giáo của chúng tôi thật đáng khâm phục, phải không các bạn? Và chúng tôi thật may mắn khi được là học sinh của thầy.
Thầy tôi còn là người hùng luôn bảo vệ chúng tôi. Thầy thường dạy chúng tôi cách tuân thủ luật lệ giao thông khi di chuyển ngoài đường, khi qua đường thì phải đi đúng chỗ có vạch vôi trắng, và chú ý tuân thủ hiệu lệnh đèn giao thông, hay sự điều khiển của các chú cảnh sát. Đặc biệt, khi tan học, nhiều bạn phải đi qua con đường Trường Chinh đầy xe cộ, thì thầy nhanh nhẹn bước ra, cùng với một thầy khác, thổi còi xin phép, rôi giăng dây để chúng tôi an toàn bước qua đường. Thầy đứng bên này quan sát rất kỹ, có bạn vấp té, thì thầy bước tới ngay, nâng dậy rồi dẫn qua bên này đường. Thầy tỉ mỉ chăm chút như vậy, khiến tất cả chúng tôi đều biết ơn và yêu mến thầy.
Có một lần, tôi đi học sớm. Khi đến gần công trường, thì có một người đàn ông lớn tuổi, dáng vẻ bặm trợn, chặn tôi lại rồi nói: "Mày nộp hết tiền ra cho tao. Nếu không, đừng trách tao...". Quá sợ hãi, tôi nhìn xung quanh cầu cứu, nhưng sáng sớm, rất vắng người. Tôi chẳng biết làm sao, đành run rẩy mở cặp, lấy số tiền tiêu vặt mà ba mẹ cho và tôi để dành được, định đưa cho ông ta. Thì tôi nghe giọng của thầy vang lên ở sau lưng: "Có việc gì thế? Anh cần gì?". Quay lại, nhìn thấy thầy chủ nhiệm, tôi mừng phát khóc. Người đàn ông kia lúng túng rồi gằn giọng bảo thầy: "Có việc gì thì liên quan gì đến mày. Biến đi, không thì đừng trách". Thầy tôi đanh mặt lại, và cương quyết bảo ông ta: "Đây là học sinh của tôi. Nếu ông còn giở trò trấn lột, tôi sẽ báo công an, không để ông yên đâu". Tay thầy kéo tôi về phía mình, ôm lấy tôi một cách ấm áp và vững chãi. Người đàn ông thấy thế bèn lầm bầm gì đó trong miệng và quay lưng bỏ đi. Lúc đó tôi mới òa khóc và nói với thầy là tôi rất sợ. Thầy dẫn tôi vào trong trường, rút khăn tay lau nước mắt cho tôi, rồi trầm ngâm, thầy nói: "Không thể để các em phải chịu sự mất an toàn như thế này nữa. Em yên tâm, thầy sẽ nghĩ ra cách". Sau đó mấy ngày, tôi thấy cứ sáng sớm, thầy tôi và các thầy giáo trẻ khác đã thay nhau trực ở trước cổng trường, khi ba mẹ đưa chúng tôi đến, các thầy đón và dẫn ngay vào trong sân. Người đàn ông hung dữ cũng không còn thấy bóng dáng đâu nữa. Tôi thầm biết ơn thầy tôi, nhưng chẳng biết bày tỏ thế nào, chỉ đành cố gắng ngoan hơn, học chăm hơn cho thầy vui lòng.
Người thầy giáo, người hùng của chúng tôi đó không phải chỉ tốt với chúng tôi. Tôi đã từng nhìn thấy thầy mang túi xách nặng và đưa một cụ già sang đường. Hôm trời mưa to, đường Trường Chinh ngập lấp xấp, thầy chạy ra, dẫn xe cho một cô mang thai bị tắt máy khi đi qua quãng ngập. Các bạn còn truyền tai nhau, bảo rằng, chủ nhật, thầy thường hay đi làm công tác xã hội, như đến trại trẻ mồ côi thăm các em nhỏ, hay cùng Chi đoàn giáo viên đi vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc... Chính vì thế, chúng tôi bảo nhau phải noi theo gương thầy, biết làm việc tốt khi có dịp, và đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, giữ cho thành phố thân yêu được xanh- sạch- đẹp...
Mỗi ngày đến lớp, tôi đều được gặp người hùng của mình, được nghe thấy giọng nói trầm ấm và mạnh mẽ của thầy khi giảng bài,và khi dạy chúng tôi những điều hay lẽ phải. Nghĩ đến thầy, tôi luôn thấy một niềm tin sâu sắc và một sự động viên mãnh liệt để tôi cố gắng phấn đấu, trở thành một người như thấy tôi: vừa giỏi giang, vừa nhân hậu, một người hùng giữa đời thường của chúng ta.
Thân chào các bạn! Chúc các bạn luôn có những người hùng như thế trong cuộc sống của mình!
(Họ và tên)
Ai giúp em làm bài văn nghị luận về bệnh vô cảm của lớp 9 với
Em cảm ơn rất nhiều
Mấy anh chị làm nhanh nha thứ 2 em nộp rồi
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.
Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.
Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.
Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.
Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.
Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.
Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.