banj nào giỏi môn mĩ thuật thì nhảy vô luôn câu hỏi nhá, nếu cô cho các bạn câu hỏi là hãy vẽ về lễ hội hoặc về tết thì bẹn sẽ trọn chủ để nào và vẽ như nào hãy nhắn tui nhá tiện thể kết bẹn với nhau lun { đề bài vị dụ thôi ko có trong sách đâu nhá đừng tìm bất công lám
lễ hội, vì có nhiều lựa chon hơn
viết một bài văn với chủ đề : " mùa xuân của tôi " ( miêu tả mùa xuân và những lễ hội mùa xuân )
ko chép mạng nha , ai đúng mik tick
Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.
Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.
Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.
Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.
hok tốt !!!
câu mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân hãy chỉ ra phép hoán dụ và kiểu hoán dụ
phép hoán dụ bạn chỉ được nêu một cụm từ và ghi rõ là chỉ j
phép hoán dụ : làm cho đất nước ngày càng xuân
kiểu hoán dụ : lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
b1Tảo mộ nhân dịp đầu xuân trong tiết thanh minh là một truyền thống tốt đẹp của người dân việt nam . Em hãy kể lại kỉ niệm về một buổi đi thăm mộ người thân cùng mẹ trong dịp tết vừa qua . Từ đó trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ đối với việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
b2 Trong cảnh ngàu xuân ( Truyện kiều ) nguyễn du đã tái hiện không khí lễ hội du xuân qua 12 câu thơ đầu . Từ lễ hội du xuân đó em hãy trình bày suy nghĩ của em về lễ hội mùa xuân hiện nay
Cô giáo tổ chức cho các em đề luyện nói trước lớp đề văn giải thích: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Một bạn cho rằng bài này đòi hỏi chúng ta phải lần lượt giải thích: - Mùa xuân là mùa nào? - Vì sao mùa xuân lại là Tết trồng cây? - Thế nào là một đất nước càng ngày càng xuân? - Vì sao Tết trồng cây lại làm cho đất nước càng ngày càng xuân được? - Em hãy cố gắng tự đặt mình vào địa vị của một người người đang cần giải thích , để từ đó nhận xét xem: Phương hướng giải thích nêu trên có thoả mãn được nhu cầu của người chưa hiểu và đang mong được làm cho hiểu không ? Vì sao vậy? GIUP MINH VOI MINH DANG CAN GAP!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột."
Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn
Câu 3: Tìm từ láy có trong đoạn văn
Câu 4: Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với mùa xuân Hà Nội
giúp mình với bạn nào lam được mình sẽ theo dõi và tick cho
Mùa mà em yêu thích nhất trong năm đó là mùa xuân. Xuân sang, đất trời được thay chiếc áo mới sáng sủa, đẹp đẽ. Cũng vì lẽ đó mà mùa xuân có biết bao nhiêu ngày hội lớn. Đó là ngày tết Nguyên Đán truyền thống, chúng em được súng sính trong quần áo mới để du xuân và nhận từ người lớn những phong bao lì xì. Lễ hội chùa Keo của quê hương em cũng khiến biết bao người mong ngóng, đón đợi. Em yêu tiết trời ấm áp lúc xuân sang gọi đàn én đến bay rợp trời. Muôn vàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Hoa đào hồng rực, hoa cúc vàng tươi, hoa mơ trắng xóa,... Tất cả đã tô điểm cho bức tranh quê hương thêm phần rạng rỡ. Mùa xuân đã mang đến cho mọi người, mọi vật sức sống căng tràn để khởi đầu một năm mới yên vui.
1, xác định phương thức biểu đạt chính
2,chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong câu in đậm
3,nêu nội dung
hãy giải thích 2 câu thơ :
mùa xuân là tết trồng cây
làm cho đất nước càng ngày cùng xuân
làm văn nha
tham khảo----------------Bác Hồ đã từng nói rằng: “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Trong câu thơ ấy đã xuất hiện hai mùa xuân. Mùa xuân thứ nhất là mùa xuân của đất trời. Còn mùa xuân thứ hai là mùa xuân của đất nước, là sự phát triển, là sức sống, là sự tươi mới, nảy mầm xanh tươi của tổ quốc ta. Qua đó, Bác nhắn nhủ tới chúng ta hãy trồng thật nhiều cây xanh để góp phần giúp đất nước ngày càng phát triển.
Câu nói này của Bác đã được nói vào lúc hòa bình ở nước ta vừa được lập lại. Rất nhiều cây cối, rừng già đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Khối lượng cây ăn trái, hoa cỏ trong vườn tược cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, Bác đã phát động chiến dịch trồng cây gây rừng.
Việc trồng cây được Bác chú trọng như thế, bởi vì cây xanh có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Trước hết rừng cây là nơi cung cấp một lượng lớn các loại tài nguyên gỗ cùng nấm, dược liệu cho chúng ta. Ngoài ra, nó còn có khả năng lọc bụi bẩn, giúp không khí trở nên mát mẻ, và trong lành hơn. Những cảnh quan của rừng cây cũng mang giá trị du lịch và nghỉ dưỡng rất cao.
Bác phát động chiến dịch Tết trồng cây, bởi lúc này đang là mùa xuân, việc trồng cây là vo cùng thích hợp. Cây cối sẽ phát triển nhanh và thuận lợi. Mở rộng hơn, lúc này đây đất nước chúng ta vừa độc lập, còn nhiều trống trải, thiếu thốn thì việc trồng trọt, xây dựng lại càng vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Bởi vậy, hơn cả vào dịp Tết, Bác muốn khuyến khích mọi người trồng cây quanh năm, bất kì nơi đâu để lúc nào cũng vui như Tết.
Câu nói ấy của Bác đã tạo nên một phong trào mạnh mẽ. Nó tạo nên một làn sóng phủ xanh mọi miền tổ quốc. Và cho đến ngày nay, nó vẫn tiếp tục phát triển ở các trường học, công ty. Đó một phần là vì tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại, nhưng hơn cả như thế, chính là vì ý nghĩa to lớn mà chiến dịch này mang lại.
Hiện nay, khi đất nước đã phát triển mạnh mẽ, đất đã xanh rồi thì lại xuất hiện một số người có hành vi sai trái. Thay vì trồng cây họ lại chỉ chăm chăm khai thác trái phép và quá mức. Gây mất cân bằng sinh thái, khiến dẫn đến nhiều hệ lụy nặng nề với cuộc sống. Những cá nhân, tập thể đó cần phải bị xử lý ngay.
Dù có những điểm đen như vậy, nhưng nhìn chung, đất nước ta vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với những khu rừng xanh tốt. Đúng như lời Bác Hồ đã dặn “Mùa xuân là Tết trồng cây…”
tham khảo
Mùa xuân là mùa mà vạn vật nảy mầm, con người cũng ngổn ngang tâm tư. Nhắc đến xuân, ta không chỉ nghĩ về Tết Nguyên Đán mà còn nhớ đến tết trồng cây:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân”
Vì sao người ta lại nói mùa xuân là tết trồng cây? Bởi đặc điểm của mùa xuân có thời tiết ẩm ướt, ấm áp, thích hợp cho sự phát triển của thiên nhiên như: cây, cỏ, hoa… Chính vì vậy, con người ta dựa vào đặc điểm ấy mà trồng cây nhiều hơn vào thời gian này. Khác với mùa hè nóng nực, mùa đông lạnh giá, mùa xuân khiến cho vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc. Và hơn hết, cây xanh đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Mặc dù đời sống con người ngày càng hiện đại và phát triển nhưng nó kéo theo nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, đảo lộn hệ sinh thái nên trồng cây xanh là một giải pháp tốt để khắc phục những ảnh hưởng do con người gây ra, trồng cây “Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân”. Một đất nước phát triển không chỉ nhìn vào các mặt kinh tế, chính trị mà còn là môi trường và đời sống của người dân. Thành phố có xanh, đất nước có sạch thì đời sống mới tốt và có chất lượng cao. Vì vậy, chúng ta không thể thiếu đi cây cối và hơn hết phải đề cao việc trồng cây.
Cây xanh là một phần của tự nhiên, cây xanh hầu như trải khắp hành tinh với mật độ lớn, tạo ra những khu rừng nguyên sinh như Amazon... Cây xanh ở đô thị và thành phố giúp cân bằng sự ô nhiễm và đem lại cho con người nguồn oxy dồi dào, bóng mát mỗi khi trời nắng nóng. Trong kinh tế, cây xanh đóng vai trò rất lớn trong đời sống nhân dân như: cây cà phê, cây vải, cây na... Tất cả cây cối xung quanh con người đều có chức năng riêng của nó mà chúng ta không thể thiếu.
Vậy làm sao để hiện thực hóa thông điệp mà câu nói trên đã truyền đến chúng ta? Trước hết, hãy học cách bảo vệ môi trường, cây cối, đơn giản như không ngắt lá, bẻ cành, dẫm lên cỏ. Mỗi học sinh chúng ta cần phát động nhiều phong trào cây xanh như phủ xanh khuôn viên trường học, khu phố... Hãy cùng nhau hưởng ứng các phong trào mà các tổ chức thế giới và trong nước phát động. Mỗi người chúng ta phải ý thức được vai trò của cây xanh, thêm cây xanh thêm ô-xi và thêm bóng mát. Không khí chỉ trong lành khi xuất hiện màu xanh của cây cỏ. Nhắc đến không khí, chúng ta không thể bỏ quên sự kiện ô nhiễm không khí nặng nề của Trung Quốc, Bắc Kinh chìm trong khói bụi vì những khí thải công nghiệp do nhà máy thải ra. Sau sự việc ấy, Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều biện pháp và một trong những biện pháp quan trọng đó là trồng cây. Phủ xanh những đồi trọc... Vậy nên, đất nước chúng ta tuy đang ở trên đà phát triển nhưng không thể tránh khỏi sự ô nhiễm không khí, đất và nước. Vì thế, mỗi công dân hãy tích cực trong việc vun đắp và trồng cây xanh, khiến cho những cung đường phủ cây xanh, trường học ngày càng trong lành, hệ sinh thái được bảo vệ.
Ngược lại, chúng ta phải lên án, phê phán những kẻ không có ý thức trồng cây, phá hủy cây xanh vô tội vạ. Những người nông dân thiếu ý thức khi phá rừng, đốt nương làm rẫy. Những kẻ lâm tặc vì lợi ích kinh tế mà đốn đổ không biết bao cánh rừng nguyên sinh, làm mất đi ngôi nhà của những loài thú trong rừng. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến màu xanh của đất nước nói riêng và cả thế giới nói chung. Những kẻ như vậy cần được pháp luật trừng trị một cách thích đáng, chúng phải đối mặt trước bà mẹ thiên nhiên với một lời thú tội chân thành.
Refer:
Mỗi năm khi Tết đến xuân về, người dân nước ta lại hồ hởi tham gia vào tết trồng cây do nhà nước phát động. Đó là hoạt động thường niên suốt bao lâu nay, mà khởi điểm là từ lời khuyên dạy của Bác Hồ qua hai câu thơ:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Trong hai câu thơ đã xuất hiện cùng lúc hai từ “xuân” nhưng nó lại mang nghĩa khác nhau. Từ xuân ở câu thơ thứ nhất chỉ mùa xuân của đất trời - khi cây cối đâm chồi nảy lộc. Còn từ xuân ở câu thơ thứ hai đã được hoán dụ, chỉ sự phát triển tươi tốt, tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Qua hai câu thơ ấy, Bác Hồ đã khẳng định tầm quan trọng của việc trồng cây - hành động giúp cho đất nước thêm tươi trẻ, phát triển, như là đang bước tới mùa xuân của chính mình vậy.
Vào những năm ấy, đất nước ta vừa bước qua hai cuộc chiến tranh lớn với nhiều đau thương, mất mát. Cuộc sống dần trở về quỹ đạo. Cũng là lúc ấy, diện tích rừng cây của nước ta giảm mạnh. Những đất trống đồi trọc tràn lan như nấm sau mưa. Nó đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bởi rừng cây có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng. Chính rừng cây giúp thanh lọc không khí, cung cấp oxi - đảm bảo một bầu không trong lành. Rừng cây giúp hạn chế phần nào tác động của thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt. Rừng cây cung cấp nguồn tài nguyên lớn, hỗ trợ sinh hoạt, sản xuất. Rừng cây còn là nơi để nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch. Và còn nhiều hơn thế nữa. Chính vì thế, Bác nhận định được tầm quan trọng của trồng cây. Đồng thời khẳng định rằng, nếu chúng ta tích cực trồng nhiều cây, thì hành động ấy sẽ giúp cho đất nước thêm sức sống, phát triển. Từ đó, chiến dịch Tết trồng cây được Bác phát động.
Cho đến nay, việc trồng cây gây rừng vẫn luôn được chú trọng và phát huy không ngừng. Vâng theo lời Bác, người dân hăng hái tham gia trồng cây, không kể xuân hè. Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây cối cũng được quan tâm hơn. Những buổi, những sách báo mang tính tuyên truyền về ích lợi, giá trị của việc trồng cây cũng được xuất hiện khắp nơi. Cùng với đó, việc khai thác nguồn tài nguyên này cũng được chú trọng. Việc khai thác cây rừng được quy hoạch rõ ràng, theo lộ trình thích hợp. Không khai thác bừa bãi, phung phí, chặt một thì trồng mười. Nhờ đó, lượng đất trọc được phủ xanh ngày càng tăng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự thấm nhuần được lời dạy của Bác. Vẫn có một bộ phận người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của cây cối. Họ điềm nhiên, phớt lờ những hoạt động trồng, bảo vệ rừng cây. Đó là những người dân chặt phá rừng già để làm nương rẫy. Là những kẻ buôn lậu, can tâm chặt những cây cả trăm năm tuổi để lấy gỗ bán. Những cá nhân, tập thể này cần phải sớm thay đổi suy nghĩ của bản thân, để cùng đất nước thực hiện lời khuyên của Bác, đưa tổ quốc đi đến mùa xuân.
Là một học sinh, em đã được học và noi theo tấm gương của Bác. Hiểu được tầm quan trọng của việc trồng cây, em luôn nỗ lực để làm theo lời dạy của Bác. Tuy không làm được những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng em vẫn nỗ lực hết mình. Em tham gia trồng và chăm sóc cây ở trường. Em phụ bố mẹ tưới nước, nhổ cỏ cho cây ở trong vườn. Em tham gia tuyên truyền cho các bạn, bố mẹ và người thân về tầm quan trọng của rừng, cam kết không sử dụng sản phẩm từ gỗ quý, buôn lậu…
Tuy thời gian đã trôi qua từ lâu rồi, đất nước ta nay đã thay da đổi thịt, nhưng lời dạy của Bác năm ấy đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Nó vẫn luôn là kim chỉ nam cho toàn thể nhân dân trong công cuộc xây dựng tổ quốc.