Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động Giúp tớ với:((
em chưa rõ về chuyển câu chủ động sang câu bị động, với câu wish. Mong giúp em
1) Form of Passive Cấu trúc câu bị động:
Subject + finite form of to be + Past Participle
(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2) Example: A letter was written.
Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:
Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động. Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished. (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)
Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ “to be” được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ “to be” được chia ở dạng số ít.
Present simple (Hiện tại đơn) The car/cars is/are designed.Present perfect (HT hoàn thành) The car/cars has been/have been designed.Past simple (Quá khứ đơn) The car/cars was/were designed.Past perfect (Qk hoàn thành) The car/cars had been/had been designed.Future simple (Tương lai đơn) The car/cars will be/will be designed.Future perfect (TL hoàn thành) The car/cars will have been designedPresent progressive (HT tiếp diễn) The car/cars is being/are being designed.Past progressive (Qk tiếp diễn) The car/cars was being/were being designed.2) WishWish ở hiện tại
Để diễn đạt một mong muốn ở hiện tại, chúng ta dùng cấu trúc:
S + wish + thì quá khứ .
Eg : I wish I knew the answer to this question. (at present i don't know the answer)
I wish I didn't have so much work to do . (I do have a lot of work)
2. Wish ở quá khứ
Để diễn đạt một mong muốn ở quá khứ, chúng ta dùng:
S + wish + The Past perfect.
Eg : I wish I had gone to your party last week. (I did not go).
3. Wish ở tương lai
+ Chúng ta có thể dùng "could" để diễn đạt mong muốn về một việc nào đó ở tương lai.
Eg : I wish Jane could meet me next week.
+ Chúng ta cũng có thể cùng "could" để diễn tả một việc nhìn chung rất khó có thể thực hiện, không khả thi.
Eg : I wish I could contact him, but I don't have my mobile phone with me.
+ Chúng ta cũng có thể dùng "have to" để nói về mong muốn một việc trong tương lai
Eg : I wish I didn't have to get up early tomorrow.
- Động từ wish được dùng để diễn tả một điều ước ở hiện tại, tương lai hoặc quá khứ.
- Có 3 dạng điều ước:
+ Điều ước ở hiện tại
+ Điều ước ở tương lai
+ Điều ước ở quá khứ
I. ĐIỀU ƯỚC Ở HIỆN TẠI
- Điều ước ở hiện tại được sử dụng để diễn tả một mong muốn không có thật ở hiện tại.
- Công thức:
Wish + Past Simple (quá khứ đơn)
Wish + Past Continuous (quá khứ tiếp diễn)
Ví dụ (1): I wish I had a car (In fact, I don’t have a car now).
(Tôi ước gì có một chiếc xe hơi. Thực tế tôi không có xe hơi).
Ví dụ (2): I wish it weren’t raining now (In fact, it is raining now).
(Tôi ước gì trời không mưa. Thực tế trời đang mưa).
* Chú ý: Với động từ TO BE “were” được dùng cho tất cả các ngôi. Tuy nhiên trong văn nói vẫn có thể dùng “was”
Ví dụ: I wish it wasn’t / weren’t raining now.
II. ĐIỀU ƯỚC Ở TƯƠNG LAI
- Điều ước ở tương lai được sử dụng để phàn nàn hoặc diễn tả một mong muốn trong tương lai.
- Công thức:
Wish + would / could + V
Wish + were going to + V
Ví dụ (1): I wish I could attend the course next month (In fact, I can’t attend).
(Tôi ước tôi có thể tham gia vào khóa học tháng tới. Thực tế tôi không thể tham gia).
Ví dụ (2): I wish I weren’t going to visit her next week (In fact, I am going to visit her next week).
(Tôi ước gì tuần tới tôi không đến thăm cô ấy. Thực tế tôi sẽ đến thăm cô ấy).
Ví dụ 3: I wish you wouldn’t put your clothes everywhere.
(Ước gì bạn không vứt quần áo lung tung nữa).
* Chú ý: điều ước ở tương lai thường có công thức:
A + wish + B + would / could + V
III. ĐIỀU ƯỚC TRONG QUÁ KHỨ
- Điều ước trong quá khứ được sử dụng để diễn tả một tình huống đã không xảy ra trong quá khứ.
- Công thức:
Wish + Past Perfect (quá khứ hoàn thành)
Wish + Past Perfect Continuous (quá khứ hoàn thành tiếp diễn)
Wish + Perfect Conditional (would / could / might + have + PP)
Ví dụ (1): I wish you had come to my birthday party (In fact, you didn’t come).
(Tôi ước cậu đã tham dự bữa tiệc sinh nhật của tôi. Thực tế cậu không đến).
Ví dụ (2): I wish I hadn’t been working for her at that time (In fact, I was working for her at that time)
(Tôi ước vào thời điểm đó không làm việc cho cô ấy. Thực tế tôi đang làm việc cho cô ấy)
Ví dụ (3): I wish you could have seen that film. (In fact, you couldn’t see that film).
(Ước gì bạn đã xem bộ phim đó. Thực tế bạn đã không xem).
IV. WISH + TO DO / WISH SB ST / WISH SB TO DO ST
Ví dụ: I wish to pass the exam (tôi ước gì mình sẽ đỗ kỳ thi đó)
I wish you happy birthday (chúc sinh nhật vui vẻ)
I wish you to become a good doctor (chúc cậu sẽ trở thành một bác sỹ giỏi).
V. IF ONLY
- If only (giá mà, giá như) có thể được dùng thay cho động từ wish nhưng mang sắc thái biểu cảm hơn.
Ví dụ: If only you were here. (Giá như giờ này anh ở đây).
Câu hỏi :Hãy viết công thức của câu chủ động , câu bị động , các chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và cách chuyển đổi các thì của câu chủ động sang câu bị động ( bao gồm V , tobe ,..)
Mình sẽ tick cho bạn nào đúng và trả lời nhanh nhất nhé
Công thức chuyển câu chủ động sang câu bị động các bạn học theo bảng dưới đây nhé!
Thì | Chủ động | Bị động |
Hiện tại đơn | S + V(s/es) + O | S + am/is/are + P2 |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing + O | S + am/is/are + being + P2 |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + P2 + O | S + have/has + been + P2 |
Quá khứ đơn | S + V(ed/Ps) + O | S + was/were + P2 |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing + O | S + was/were + being + P2 |
Quá khứ hoàn thành | S + had + P2 + O | S + had + been + P2 |
Tương lai đơn | S + will + V-infi + O | S + will + be + P2 |
Tương lai hoàn thành | S + will + have + P2 + O | S + will + have + been + P2 |
Tương lai gần | S + am/is/are going to + V-infi + O | S + am/is/are going to + be + P2 |
Động từ khuyết thiếu | S + ĐTKT + V-infi + O | S + ĐTKT + be + P2 |
và ngược lại
cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
- Có hai cách chuyển câu chủ động thành bị động:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị và được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ, biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận bắt buộc trong câu.
- Cách 1: Đối tượng hành động + được/ bị ...
- Cách 2: Đối tượng hành động + hành động ...
VD: Mẹ giặt quần áo từ hôm qua.
- Cách 1: Quần áo được mẹ giặt từ hôm qua.
- Cách 2: Quần áo giặt từ hôm qua.
Thế nào là câu chủ động,câu bị động? lấy VD?Nêu mục đích việc chuyển đổi từ cây chủ động sang câu bị động?
a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.
– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.
– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.
b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).
– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.
– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.
c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.
2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị độnga) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.
Ví dụ:
Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.
Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.
Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.
Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.
b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:
Câu bị động có dùng được, bị.
Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.
Câu bị động không dùng được, bị.
Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.
3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị độngCâu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:
– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
– Dùng trong văn phong khoa học.
Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.
câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)
mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất
chuyển câu chủ động sang câu bị động we had thought carefully before we gave our decision. giúp em với ạ...
We had thought carefully before our decision was given out
Exercise 4-1. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
Exercise 4-2. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
Exercise 4-3. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
Exercise 4-4. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
1. Computers were repaired yesterday by Salim at the shop (lưu ý: Adverbs of time + By O + Adverbs of place)
2. Chess is played all over the world (những chủ ngữ ko xác định như they, people,... thì ko cần thêm vào cuối câu bị động)
3. The first Iphone was made by Steve Jobs
4. Rice is grown in Vietnam
Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
- Nothing moved until the police arrive.
Mọi người giúp tớ với!
Nothing was moved until the police arrived. Tớ không chắc lắm đâu nhé!
Viết công thức tổng quát của câu bị động và vẽ sơ đồ cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động?
Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
He sees patients every day.