Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Huy Trung
Xem chi tiết
Bé con
25 tháng 12 2017 lúc 21:43

- Từ láy.

+   Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

-  Từ Hán Việt:

+ Khái niệm:

Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.

Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt.

Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga…), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó.

+ Tác dụng:

Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái  thân mật, trung hòa, khiếm nhã…)  

Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt  nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng…

+ Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt

- Từ trái nghĩa.

+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

- Thành ngữ:

+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

 - Điệp ngữ:

+ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

+ Các kiểu điệp ngữ:

 Điệp ngữ cách quãng.

 Điệp ngữ nối tiếp.

 Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp).

le moi
Xem chi tiết
Đỗ Trần Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Alan
28 tháng 12 2021 lúc 16:17

Tham khảo:

https://lazi.vn/edu/exercise/898874/diep-ngu-la-gi-tu-trai-nghia-la-gi

Hoàng Minh Ngọc
Xem chi tiết
Lâm Thái Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
14 tháng 11 2016 lúc 16:13

1/ -Từ ngữ:

+ Khái niệm: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.

+ Tác dụng: Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ Hán Việt:

+ Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.

Mấy cái này có trong sgk hết đó, bạn tự xem nhé!

Nguyễn Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Long
20 tháng 12 2016 lúc 22:22

Cái này gọi là , ăn cắp ý tưởng của người khác !!!

ko chép trên mạng thì phải tự nghĩ , mà tự nghĩ xong thi bạn chép cái là được , mà nếu bài hay thì thầy hoặc cô khen bạn , tốt nhất ko nên đăng !!!

hehe

Nguyễn Quyên
Xem chi tiết
Hung Hung
Xem chi tiết
Linh Ngoc
Xem chi tiết