Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
Như Nguyễn Trần Như
Xem chi tiết
Gojo sen-sei
2 tháng 1 2022 lúc 16:21

tự làm đi em, lớn lên k ai có thể giúp đâu :)))

Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 12 2017 lúc 5:57

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo cần thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lí, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

Đáp án cần chọn là: A

Nguyễn Văn An
Xem chi tiết
Nguyễn Văn An
8 tháng 12 2018 lúc 18:43

trả lời nhanh cho k

Monsieur Tuna
8 tháng 12 2018 lúc 18:45

chăm học 

Bài làm

1. Phương pháp học hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

 - Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:

 + Bạn muốn đạt kết quả học tập cao hay chỉ cần đủ điểm qua môn?

 + Điểm dự kiến là bao nhiêu?

 + Bạn thực sự muốn chiến thắng bản thân?

 + Bạn muốn lấy bằng loại gì?

 - Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc học tập nào là quan trọng hơn thì làm trước.

b. Học tập cách tư duy hiệu quả

Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả. 

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

c. Học tập cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng số liệu? Nhớ tất cả các công thức? Nhớ được hết khối lượng kiến thức khổng lồ các thầy cô đã chuyển tải? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

- Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

- Nhẩm trong óc: 

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. 
+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở giáo trình xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. 

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. 
- Ghi ra giấy:

 Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

d. Cách học tập hiệu quả

Về mặt nhận thức, nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học tập, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...

- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc.

e.Về thời gian học tập

Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

f. Về không gian học tập

 Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque hoặc có nhiều người lấy nhạc Rock để làm nền khi học (không khuyến khích). Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

2. Đảm bảo sức khỏe

a. Không nên học, ôn thi ngay sau bữa ăn.

b. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền.

Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

Nên nghỉ giải lao sau khi học liên tục 45 phút đến 1 giờ

c. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

# Chúc bạn học tốt #

Nguyễn Văn An
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Trang
8 tháng 12 2018 lúc 18:50

Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung, chất lượng dạy học môn lịch sử nói riêng là nhiệm vụ cần kíp của chúng ta. Đặc biệt với những người trực tiếp làm công tác giảng dạy môn lịch sử chắc chắn tất cả họ đều rất băn khoăn, trăn trở để tìm ra những phương pháp giáo dục tối ưu, nhằm nâng cao kết quả dạy học môn lịch sử. Trong những năm gần đây, bộ GD và ĐT đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy và học tích cực. Việc đổi mới phương pháp dạy học được xem là yếu tố quyết định đến kết quả và chất lượng của công tác giáo dục hiện nay.Dạy và học tích cực là việc người giáo viên thông qua nhiều cách thức khác nhau để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc nhận thức tình huống có vấn đề và tự mình tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra.Bên cạnh đó chống việc học nhồi nhét, theo quan niệm học sử chỉ cần nhớ chứ không cần suy nghĩ. Chính quan niệm  và cách học này đã làm tê liệt sự thông minh sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh.  Nguồn tri thức của loài người là vô tận, thời gian các em ngồi học trên ghế nhà trường, trực tiếp nghe thầy cô giáo giảng dạy là có hạn vì thế dạy học cần tạo cho học sinh  khả năng tự học, tự  chiếm lĩnh tri thức. Để hình thành kĩ năng tự học của học sinh thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường người giáo viên phải chú ý tới cách truyền đạt, dẫn dắt hoạt động học tập của học sinh để giúp các em  lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng say mê môn học. Ads: Trường cao đẳng y tế Hà Nội thông báo tuyển sinh cao đẳng điều dưỡng, cao đẳng dược hà nội năm 2016.Trong đời sống hiện nay, các em rất nhiều nguồn cung cấp thông tin và kiến thức khác nhau, các em hoàn toàn có khả năng tự học, vì vậy yêu cầu của học sinh đối với người thầy trong công tác trong giáo dục cũng rất cao. Chính sự đòi hỏi của học sinh về phương pháp, cách thức giáo dục từ phía người thầy và yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử của bộ GD – ĐT, đồng thời để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời đại mở cửa  đặt ra những đòi hỏi cấp thiết đối với người giáo viên lịch sử. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử thì việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào cơ sở vật chất, điều kiện dạy học và chính bản thân mỗi giáo viên.Đối  với chương trình lịch sử lớp 12- đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam, do đây là phần kiến thức trọng tâm của thi tốt nghiệp và thi đại học nên khi dạy giáo viên thường chú ý nhiều đến nội dung, nặng về cung cấp kiến thức mới và  việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong các bài học chắc chắn chưa triệt để. 

huynh van duong
8 tháng 12 2018 lúc 18:49

uk thì cách nâng cao chất lượng giáo dục em có thể làm sao cho giáo dục nó chất lượng hơn hết!

Bài làm

- Bạn chỉ cần cung cấp cho bộ não một lượng khoảng trống lớn để có thể học thuộc được bài.

- Trong trường hợp nếu bạn không thể nhớ được thì bạn hãy cho thêm pần chi tiết thú vị hoặc nói lái chúng khiến bạn cảm thấy thích thú

VD : Hai góc đồng vị : Mình sẽ cho nó sinh động hơn thành từ : Đông Vy . Tại lớp B có cặp đôi này :')

- Bạn cũng có thể luyện nói cho thật trôi chảy.

$ Theo quyển sách " Bí quyết học nhanh nhớ lâu " $
# Chúc bạn thành công #
% Mình viết được vì mình có quyển sách " bí quyết học nhanh nhớ lâu " %

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
1 tháng 2 2019 lúc 3:34

Em liên hệ bản thân một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân: học tập, giúp đỡ bố mẹ..

Mina Anh
Xem chi tiết
Yume-chan
18 tháng 12 2022 lúc 18:09

Chú ý nghe thầy cô giảng bài, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, làm bài tập, chăm học, siêng năng, ko đc lười biếng,...

 

Huy Đặng
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 1 2022 lúc 16:42

1. em sẽ giúp đỡ họ và đi nói với mn để cùng nhau giúp họ là người nước ngoài thì chúng ta sẽ ưu tiên hơn , có lòng tốt để giúp đỡ họ .Họ có thể sẽ nghĩ vài điều tốt về con người việt nam 

2.– Làm việc có năng suấtchất lượnghiệu quả là việc làm đạt kết quả cao, đáp ứng tiêu chí đề ra về mặt nội dung và hình thức trong thời gian ngắn.

– Làm việc có năng suấtchất lượnghiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Bản thân em đã làm gì để làm việc học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả ( liên hệ bản thân)

 

Năm học vừa qua, em đã đạt được một thành tích cao trong học tập đó là được xướng tên trong danh sách các bạn học sinh giỏi tỉnh của trường. Theo đó, em đã đạt được giải nhất môn toán trong kì thi này. Đó là một kết quả mà em đã cố gắng để gặt hái được.

Tuy nhiên để có được kết quả đó, em đã gặp phải không ít khó khăn như phải học rất nhiều, cố gắng tìm tòi, học hỏi, cố gắng học ngày học đêm. Bên cạnh môn Toán là môn chủ đạo, em còn phải học thêm nhiều môn khác nữa nên nhiều lúc cảm thấy đuối sức. Nhưng vì mục tiêu đã đặt ra nên em đã cố gắng hết sức mình để thực hiện nó.