Những câu hỏi liên quan
thu phuong nguyen
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
26 tháng 10 2023 lúc 12:06

Cảm xúc của em khi nghe bài hát "Việt Nam quê hương tôi": xúc động, da diết, thấm thía, hào hùng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
26 tháng 10 2023 lúc 12:03

Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát "Hãy đến với con người Việt Nam tôi": tự hào, hào hùng, hứng khởi.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 11 2023 lúc 21:22

1. Quê hương của bạn nhỏ có đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây khi mùa xuân thắm tươi đang trở về và có ngàn lời ca vui mừng chào đón.

2. Bạn nhỏ rất yêu quê hương và tự hào về quê hương của mình.

Bình luận (0)
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
24 tháng 11 2023 lúc 12:33

- Sau khi nghe xong bài hát này, em cảm thấy quê hương tràn ngập màu xanh dịu mát của đồng lúa, hàng cây, dòng sông, ... cùng với đó là hình ảnh của những em bé đang cắp sách tới trường. Mọi cảnh vật đều rất vui vẻ, tung tăng như đang đón chào một ngày mới.

Bình luận (0)
Tuyết Lâm Như
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
20 tháng 3 2022 lúc 9:40

tham khảo

Dàn ý

I. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát

II. Thân bài:

* Khổ 1:

- Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như".

---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

* Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

* Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

* Tóm lại

Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

Nêu cảm xúc khái quát.

bài làm

 

Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ vỏn vẹn với 12 câu thơ năm chữ, nhưng nó đã vẽ nên một bức tranh đầu thu tinh tế, đẹp đẽ với sự biến chuyển nhẹ nhàng, giao cảm của đất trời khoảnh khắc giao mùa.

Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra tín hiệu giao mùa qua hương ổi chín thoảng qua trong làn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Hương ổi chín là một mùi hương đặc biệt quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam. Dường như chính tác giả cũng ngỡ ngàng khi phát hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. Từ “bỗng” đã mang đến cho người đọc một cảm giác bất ngờ khi một mùi hương vốn dĩ quen thuộc mà lại có lúc bị bỏ quên. Mãi đến khi chớm sang thu, người ta mới có cơ hội tận hưởng từng chút hương vị thân thuộc của làng quê.

Tác giả sử dụng từ “phả” - sự bốc mạnh và tỏa ra thành luồng - để gợi nên sự liên tưởng cho người đọc về hương thơm nồng nàn tỏa ra từ những vườn ổi chín nơi vườn quê Bắc Bộ. Lúc này, làn gió đầu thu mang theo chút se lạnh càng làm nổi bật hương thơm ổi thêm nồng nàn. Đó là một mùi hương rất đổi quen thuộc với người Việt mà xa lạ với thi ca, nhưng lại được Hữu Thỉnh đưa vào ý thơ một cách vô cùng tự nhiên.

 

Sau làn gió se lạnh mang theo mùi hương ổi chín nồng nàn là làn sương mỏng đang chuyển động nhẹ nhàng khắp xóm nhỏ:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Làn sương mỏng được miêu tả với hai từ “chùng chình” như đang lan dần đến một cách chầm chậm theo nhịp thở của mùa thu. Có lẽ, chính sự xuất hiện của mùi hương ổi chính cùng làn sương mỏng đã khiến tác giả phải ngỡ ngàng, ngạc nhiên và bâng khuâng. Từ “hình như” chính là một sự phỏng đoán mơ hồ của tác giả trước một vài tín hiệu sang thu của vạn vật. Để cảm nhận bức tranh mùa thu tuyệt đẹp đó, nhà thơ đã dùng tất cả giác quan và sự rung động tinh tế của mình:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.

Tác giả đã có sự chuyển đổi tầm nhìn từ trong vườn ra ngoài ngõ, rồi mở rộng không gian bao la bên ngoài với dòng sông, bầu trời rộng lớn và khép lại bằng sự suy ngẫm về triết lý, giá trị sống trong cuộc đời. Những sự vật xuất hiện trong bài thơ đều miêu tả cảnh vạn vật đang chuyển dần sang thu một cách ngập ngừng. Dòng sông phải chăng đang cố ý trôi một cách chậm chạp, nhẹ nhàng để tận hưởng sự yên bình của mùa thu.

Trái ngược với trạng thái tận hưởng ấy là những cánh chim đang vội vã làm tổ, tha mồi để chuẩn bị đối phó với mùa đông khắc nghiệt. Sự trái chiều ấy chính là quy luật tự nhiên không đồng đều trong thời điểm giao thoa của muôn loài. Đồng thời, nó cũng là tâm trạng của con người khi đứng trước sự thay đổi của cuộc sống.

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Đây là hình ảnh rất độc đáo được thể hiện qua cảm nhận tinh tế của tác giả. Mùa hạ mùa thu đang ở hai đầu bến và đám mây phải chăng chính là nhịp cầu ô thước vắt qua. Qua đó, nhà thơ đã sử dụng không gian để miêu tả chuyển động của thời gian. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh thơ ấy là một thoáng bâng khuâng trong tâm trạng của Hữu Thỉnh.

Nếu tinh tế, người đọc có thể cảm nhận được âm điệu có phần trầm lắng trong sự sâu lắng của hai câu thơ này. Nói sơ qua về hoàn cảnh sáng tác thì bài thơ này được viết vào năm 1977 - hai năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Hữu Thỉnh lúc này là một người lính đã trở về với cuộc sống đời thường.

 

Trong giây phút cảm nhận sự chuyển mùa ấy, dường như tác giả bất giác nhớ về những người đồng đội đã mãi mãi an nghỉ giữa tuổi thanh xuân rực cháy cùng khát vọng trở thành “đám mây mùa hạ” cống hiến cho quê hương của mình. Để rồi, trong lời thơ dường như có chút gì đó nuối tiếc, có chút sự vấn vương, lại như là sự hồi tưởng như đám mây đang trôi nhẹ nhàng vì tiếc nuối mùa hạ. Vì thế mà câu thơ “vắt nửa mình sang thu” không chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà nó còn là sự lắng đọng trong nỗi ưu tư, trăn trở của tâm hồn thi nhân.

Hình ảnh của mùa hạ còn sót lại cũng được nhà thơ miêu tả một cách tinh tế, thi vị:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Sự chuyển giao mùa của đất trời vẫn chưa được hoàn thiện khi trong không gian vẫn còn đọng lại chút dư vị của mùa hạ. Mùa hạ vẫn còn chưa đi nên nắng hạ vẫn còn nồng, còn sáng, chỉ có điều là nó đã bắt đầu nhạt dần đi. Những cơn mưa mùa hạ lúc này cũng đã vơi dần đi khi hơi thở của mùa thu đang dần ôm trọn không gian. Những tiếng sấm bất chợt cũng vì thế mà dần dần ít đi.

Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạ vẫn còn, nhưng độ gay gắt của nó đang giảm để rồi chuyển hóa thành dịu êm. Dấu hiệu của mùa thu đang dần tăng lên nhưng sự phân hóa ranh giới hai mùa cũng vô cùng mong manh. Sự phân chia hai mùa vì thế mà chỉ có thể xác định qua sự nhạy cảm của giác quan, sự tinh tế của hồn người.

Âm điệu của khổ thơ giờ đang mang một màu trầm lắng đầy suy tư. Sự chuyển giao mùa chính là một quy luật tất yếu của tự nhiên, của cuộc đời. Vì thế, ta dẫu có tiếc nuối mùa hạ thì vẫn phải tiếp nhận mùa thu một cách an nhiên.

Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh hàng cây đứng tuổi chính là một chứng nhân đang quan sát từng sự chuyển động của vạn vật xung quanh. Và phải chăng, hình ảnh này cũng mang những nỗi niềm suy tư mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm qua bài thơ? Tiếng sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, và hàng cây đứng tuổi chính là những người đã từng trải, đã đi qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.

Khi người ta đã từng trải, người ta sẽ không còn quá bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Người ta cũng chẳng sợ hãi mà vững vàng khi biến động kéo đến. Chỉ khi đặt hai câu thơ trong hoàn cảnh đất nước khó khăn thì ta mới hiểu hết được thông điệp cũng như ý nghĩa của hai câu cuối. Đó chính là lời khẳng định cho bản lĩnh của dân tộc ta, dám đương đầu trước mọi khó khăn sóng gió để giành về cuộc sống bình yên cho dân tộc.

Nói tóm lại, qua Sang thu, người đọc có thể cảm nhận được sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của vạn vật của đất trời cuối hạ đầu thu. Qua đó, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả cũng được truyền tải một cách tinh tế, khiến cho người ta thêm yêu quý quê hương, đất trời Tổ quốc mình.

Bình luận (0)
Bảo An Đặng
Xem chi tiết
꧁༺ǤᎥᗩᑎǤ༻꧂
28 tháng 10 2021 lúc 14:15

Bài hát "Em yêu giờ học hát" có giai điệu vô cùng vui tươi. Lời bài hát thì hồn nhiên và tươi sáng. Sau khi nghe bài hát em thấy bạn nhỏ trong giờ học hát rất yêu thích môn học này.

Bình luận (2)
Dương Gia Huy
18 tháng 12 2021 lúc 20:11

TL:

Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.

Bình luận (0)
đức vũ
Xem chi tiết