Vì sao bố cục phần thân bài trong văn bản tự sự thường theo trình tự thời gian
Vì sao bố cục phần thân bài trong văn bản tự sự thường theo trình tự thời gian
Nêu bố cục chung của một văn bản tự sự và một văn bản miêu tả.Hay cho biết vì sao nhiệm vụ của từng phần trong bố cục lại như vậy ?Vì sao bố cục thân bài trong văn bản tự sự thường theo thời gian ,trong văn bản miêu tả lại theo trình tự không gian
. Bố cục của văn bản là:
A. Sự sắp xếp nội dung văn bản theo trình tự không gian, thời gian
B. Sự liên kết các câu trong một đoạn văn với nhau.
C. Sự liên kết các đoạn văn với nhau.
D. Sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề, văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
a/Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
Vì nếu bố cục ko rõ ràng và hợp lí thì người đọc, người nghe sẽ ko nắm được nội dung của văn bản
Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, mới giúp ta dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
Bố cục của văn bản
a. Em muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết những nội dung trong đơn ấy có cần sắp xếp theo trật tự không?
b. Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục. Em hãy cho biết Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục.
a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ
- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn
b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về khái niệm bố cục của văn bản?
A. Là sự sắp xếp phần mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
B. Là sự sắp xếp các phần, các đoạn của văn bản theo một trình tự hợp lí để thể hiện chủ đề.
C. Là sự sắp xếp hình thức trong văn bản theo quy ước.
D. Là sự sắp xếp mở bài và kết bài sao cho hợp lí.
B. Là sự sắp xếp các phần, các đoạn của văn bản theo một trình tự hợp lí để thể hiện chủ đề.
Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Vì :
- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu
- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn
Nội dung phần thân bài của một văn bản thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
A. Trình tự thời gian và không gian
B. Trình tự phát triển của sự việc
C. Trình tự của mạch suy luận
D. Cả A, B, C
Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Hãy nêu thời gian và không gian được miêu tả trong bài thơ.
a. Bố cục bài thơ gồm 3 phần
Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, lên đường, tâm trạng náo nức
Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên bển
Phần 3 (còn lại): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh
b, Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ
- Trong bài thơ có hai cảm hứng chính: ảm hứng lao động, cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ
- Cảm hứng tạo hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua lăng kính của tác giả trở nên kì vĩ, lớn lao
- Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng