Chọn 1 câu ca dao và phân tích cái hay cái đẹp của câu ca dao đó
Bài ca dao, dân ca nhũng câu hát về tình cảm gia đình: Em hãy chọn 1câu ca dao và phân tích cái hay cái đẹp của câu ca dao đó
Tham khảo:
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.
Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.
Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.
Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.
Hãy phân tích và tìm hiểu cái hay cái đẹp của bài ca dao sau:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
chú ý viết thành bài văn ngắn
Em tham khảo:
Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.
Hãy phân tích cái hay cái đẹp của từ "còn" trong bài ca dao sau : "Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa."
phân tích cái hay của phép so sánh trong câu ca dao sau:
Mẹ già như chuối ba hương.
Như xôi nếp mật, như đường mía Lau
Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: "Mẹ già như chuối ba hương. Như xôi nếp mật, như đường mía lau"
- ta có thể thấy rõ chuối ba hương : thứ đáng quý
- xôi nếp mật ,mía lau : thứ ngọt ngào nhất
=> Dựa vào đây làm tăng vẻ đẹp, nhân cách của mẹ
"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
Phân tích cái hay của câu ca dao do phép ẩn dụ đem lại
Tham khảo:
Bài ca dao:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ”
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
Có thể coi đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hoá giao kết, giao hoà bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờcó thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thuỷ của lứa đôi trong cuộc đời.
Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:
“Thuyền ơi có nhớ hến chăng”
Chữ “ơi" và chữ “chăng” đã hoà thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi"thuyền ơi’’ xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏarộngtrongtâm hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thươngnhớ của đôi lứa ởhai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đầy lệ.
Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ li biệt đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau tha thiết sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyến nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt li trong cõi nhân gian xưa nay.
Chúc bạn học tốt!
Ca dao có câu:
“Bà già mặc áo bông chanh,
Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.”
Cái hay của câu ca dao trên là gì?
A. Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa
B. Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghĩa
C. Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng
D. Cả A, B và C
Trong câu ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”. (Ca dao)
a. Từ bổi hổi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt?
b. Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.
c. Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Câu 7: Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ :
a. “Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm” (Minh Huệ)
b. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
a bổi hổi bồi hồi là từ láy thuộc loại hiếm
bài 2 : hãy cảm nhận cái hay , cái đẹp trong câu ca dao : '' Đường vô xứ Nghệ quanh quanh . Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ''
phân tích cái hay của câu ca dao: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/Như đứng đống lửa, như ngồi đống than do phép so sánh đem lại
Bằng việc sử dụng phép so sánh , lấy hành động cụ thể " đứng đống lửa , ngồi đống than " để so sánh với trạng thái tâm lý trừu tượng " Nhớ ai bổi hổi bồi hồi " , tác giả đã diễn tả nỗi nhớ da diết , bồi hồi của nhân vật trữ tình . Nỗi nhớ ấy làm cho tác giả chỉ muốn thấy ngay , chỉ muốn gặp ngay người mình nhớ
a) Từ bổi hổi, bồi hồi là từ láy toàn bộ.
b) Từ này có nghĩa là 'lòng dạ không yên' trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn.
c) Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời là lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương, mong đợi của tác giả.