Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Bích Bưởi
Xem chi tiết
Lê Nguyên Vũ
10 tháng 10 2017 lúc 20:57

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Thảo Phương
13 tháng 8 2018 lúc 18:13

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

Nguyễn Đức Hiếu
Xem chi tiết
Phạm Thanh Trà
Xem chi tiết
Lê Thu Trang
17 tháng 2 2016 lúc 16:11

a) Biến đổi khí hậu toàn cầu  trở thành vấn đề cấp bách bởi vì:

- Sự thay đổi khí hậu dang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi một khối lượng khổng lồ khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt…

- Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi…

- Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực

- Nhiều thiên tai nghiệm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão, lụt…)

- Mưa a xit ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, các công trình xây dựng…

b) Nỗ lực của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Việt Nam là một trong những nước có Chương trình mục tiêu quốc gia chống biến đổi khí hậu sớm nhất (từ tháng 12, năm 2008). Đây là cơ sở để nước ta có những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, xây dựng luật phòng chống thiên tai, ban hành các chính sách cứu trợ thiên tai cho từng vùng.

- Khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực… cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ vận động được nguồn tài trợ 3 đến  5 tỉ USD chống biến đổi khí hậu.

- Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu

- Sắp tới, kế hoạch chống biến đổi khí hậu của nước ta sẽ tập trung vào 5 vấn đề lớn:

+ Khẩn trương xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, quai đê ở ĐBSCL.

+ Chú trọng đến rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn có tác dụng tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ

+ Phòng chống triều cường tại các tỉnh phía Nam

+ Đưa ra đề án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

+ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo thời tiết.

qwerty
17 tháng 2 2016 lúc 16:12

Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sông (LVS) xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.

Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan. Lâu nay, chúng ta thường chỉ chú trọng giá trị thủy điện, thủy lợi của nước mà chưa chú ý đầy đủ, toàn diện đến các giá trị nhiều mặt và thiết yếu của nước trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT). Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cần giải quyết nhằm khắc phục tình trạng mất an ninh về nước.

1. Thực trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ở hạ du các LVS

Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.

Tình trạng suy giảm, khan hiếm nước ở hạ lưu các dòng sông xảy ra thường xuyên trong khi điều kiện khí hậu trên lưu vực diễn ra bình thường hoặc không có biến động lớn như trong những năm hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng: 1987 - 1988, 1997 - 1998... Số liệu điều tra cơ bản 5 năm gần đây ở 40 trạm quan trắc, nguồn nước mưa trung bình lãnh thổ nước ta khoảng 585 tỷ m3, xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) là 592 tỷ m3) tuy thường tập trung vào một vài tháng và mùa mưa kết thúc sớm hơn bình thường; mùa khô thường kéo dài với hàng tháng không mưa hoặc mưa nhỏ không đáng kể. Trong khi đó, tài nguyên nước mặt ở hạ du các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên những LVS chính nước ta, như sông Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Ba, Vu Gia - Thu Bồn... phổ biến thấp hơn trung bình hàng năm (TBNN), có nơi thấp hơn khá nhiều. Tại hạ lưu sông Đà, Thao, Lô và Hồng - Thái Bình, nguồn nước trong 5 năm 2003 - 2007 thấp hơn TBNN từ 9 - 20%; tại Hà Nội, thấp hơn tới 22%, có năm thấp hơn tới 30%; trong mùa kiệt, nguồn nước còn thấp hơn trung bình cùng kỳ đến 50 - 60%; trên các lưu vực sông khác ở nước ta, nguồn nước mặt phổ biến ở mức thấp hơn TBNN 15 - 40%, riêng các sông ở Nam Trung bộ như ở tỉnh Bình Định, Bình Thuận, lượng dòng chảy thấp hơn TBNN tới 55 - 80%.

Trong mùa kiệt những năm qua, nguồn nước mặt suy giảm nghiêm trọng đã diễn ra ở hạ lưu các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, dẫn tới suy giảm liên tục ở hạ lưu sông Hồng. Đây là hiện tượng hoàn toàn khác với bình thường vì về nguyên tắc, các công trình hồ chứa đều có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước vào mùa kiệt. Tình trạng trên còn khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông khác như sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, Đồng Nai - Sài Gòn, Sê San, Srepok... làm cho nhiều dòng sông vốn khá phong phú nguồn nước nay mất dòng chảy hoặc cạn đến mức chưa từng thấy trong nhiều năm qua và lại diễn ra trong thời gian dài, có khi nhiều tháng. Dòng sông Hồng, sông Thao có những thời kỳ dài trơ đáy, nguồn nước còn lại quá nhỏ, mực nước giảm quá thấp, cạn kiệt trong nhiều tháng liên tục vào mùa khô 6 - 7 năm gần đây làm con sông luôn sống “lay lắt”, hạ lưu sông Hồng “héo hon” một cách tệ hại chưa từng thấy (mực nước thấp nhất năm tại Hà Nội liên tục xuống thấp, năm sau thấp hơn năm trước, lập những kỷ lục cạn kiệt chưa từng thấy trong chuỗi số liệu quan trắc trong gần 110 năm qua). Khan hiếm nước do nguồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của nước thải ô nhiễm và xâm nhập mặn làm cho việc cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất gặp những bất trắc lớn. Theo số liệu điều tra, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, hạn hán đã, đang xảy ra trên không chỉ ở một vài LVS mà nhiều năm còn bao trùm cả vùng, miền hoặc ở khắp cả nước.

Theo dự báo của cơ quan chức năng, tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng ở nhiều vùng trên cả nước, nhất là các tháng cuối mùa kiệt. Thiếu nước, suy giảm nguồn nước có thể căng thẳng hơn ở hầu khắp các khu vực làm ảnh hưởng lớn tới cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở vùng hạ du nhiều LVS chính nước ta.

2. Những nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước

Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu các LVS trong những năm gần đây, ngoài nguyên nhân tự nhiên của tài nguyên nước, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hiện tượng El Nino, còn do tác động của con người, mà trước hết là do:

- Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý dòng chảy trên LVS, trong mạng lưới sông ngòi; suy giảm rừng, thay đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm khả năng điều tiết dòng chảy LVS, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt, nguồn nước bổ cập cho các tầng nước dưới đất vào mùa mưa và gia tăng hạ thấp mực nước dưới đất vào mùa khô.

- Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý; khai thác, sử dụng ở thượng lưu, chưa chú ý đầy đủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu; quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý, thường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác, có khi, có thời kỳ, bị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các lưu vực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên luôn có tình trạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ nước (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần LVS Hồng thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các hồ chứa rất khó khăn trong tích nước đầy hồ).

- Năng lực hoạt động của công trình hồ chứa thủy lợi hầu hết đã và đang bị xuống cấp, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đang vận hành dưới công suất thiết kế. Năng lực trữ nước của nhiều hồ chứa nước bị giảm đáng kể do bồi lắng, tổn thất nước chiếm tỷ lệ lớn, khó đảm bảo an toàn. Cơ sở hạ tầng phân phối nước sau công trình đầu mối bị xuống cấp nên tổn thất nước trong nhiều hệ thống công trình thủy lợi còn chiếm tỷ lệ quá lớn, hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Tình trạng ở đầu mối các công trình luôn thừa nước, nhưng chưa tới cuối công trình phân phối thì đã hết nước là khá phổ biến.

- Công trình thủy điện, thủy lợi đều gây thay đổi lớn chế độ nguồn nước, chất lượng nước và các hệ thủy sinh ở cả thượng và hạ lưu dòng sông. Về nguyên tắc, hồ chứa tạo điều kiện để điều hòa dòng chảy, trữ nước trong mùa lũ và bổ sung nước vào mùa cạn, nhưng thực tế hoàn tòan khác: do bảo đảm phát điện hoặc nước tưới nên việc vận hành nhiều hồ chứa chưa phân phối, điều hòa nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng một cách hợp lý; chưa có cơ chế cần thiết để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích chính, giữa chống lũ và phát điện, giữa phát điện hoặc tưới và cấp nước cho hạ du, cấp nước sinh hoạt, duy trì dòng chảy môi trường, đẩy mặn ở vùng cửa sông ven biển...

- Chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Nhiều năm qua, đa số công trình thủy điện, thủy lợi đều có vấn đề về tích nước vào cuối mùa mưa, lũ. Tình trạng chung là chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Các hồ chứa thủy điện thường được tích đầy nước hơn ở các hồ chứa thủy lợi trong khi nguồn nước trên lưu vực có đủ điều kiện để tích nước đầy hồ.

- Đa số các công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng chưa hợp lý, chậm được cập nhật sau hàng chục năm, có khi sau 20 - 40 năm hoạt động trong khi điều kiện tài nguyên nước và mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của công trình cùng một số đặc trưng đã có những thay đổi lớn. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kỳ nhất định thường chưa tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt, chưa theo đúng thiết kế, thậm chí vi phạm nghiêm trọng việc vận hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu, không bảo đảm dòng chảy môi trường, không bảo đảm đời sống bình thường của một dòng sông. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu sông Hồng cuối những năm gần đây là những ví dụ rõ nhất về vấn đề này.

- Mất cân đối giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu nước. Theo dự tính, nhu cầu dùng nước đến năm 2010 ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa... sẽ lên đến 130 tỷ m3/năm, gần tương đương với nguồn nước các LVS vào mùa kiệt. Thiếu nước là rõ ràng nếu không có biện pháp quản lý, phát triển, bảo vệ, điều hòa, phân phối hợp lý, sử dụng tổng hợp, hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nước.

- Khai thác, sử dụng chưa đi đôi với bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước như: Bảo vệ rừng đầu nguồn nâng cao hiệu quả sản sinh dòng chảy trên lưu vực; thiếu quy hoạch tổng thể về tài nguyên nước LVS; xả nước thải không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào nguồn nước gây suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu nước sạch.

- Tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu như mong muốn. Khai thác, sử dụng nước quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và bổ cập cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng.

- Phương thức khai thác, sử dụng nước thường chậm được cải tiến để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS. Việc canh tác lúa nước phổ biến cả ở những vùng thường xuyên khan hiếm nước như vùng Nam Trung bộ hoặc phát triển quá mức diện tích cà phê cần tưới ở Tây Nguyên rõ ràng là không hợp lý.

- Nhu cầu nước tăng cao và chưa được kiểm soát, quản lý vẫn theo cách truyền thống “cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu”, chậm chuyển sang quản lý nhu cầu dùng nước.

3. Hậu quả tác hại của tình trạng suy giảm nguồn nước thường xuyên và kéo dài

Hậu quả tác hại do suy giảm nguồn nước là rất nghiêm trọng đối với con người và BVMT và đời sống dòng sông; gây gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và BVMT. Nguy cơ thiếu nước, hiếm nước ngày càng tăng vào những tháng cuối mùa khô. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng bị ngưng trệ và chịu thiệt hại nặng. Một số vùng thiếu nước sản xuất lúa, phải chuyển đổi cây trồng, mùa vụ. Bảo đảm đủ nguồn nước cho đời sống, cho sản xuất đang là vấn đề thời sự ở nhiều vùng. Vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững ở một số vùng quan trọng của đất nước như đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ đang trở thành vấn đề có tính quốc gia. Những hậu quả chính thường là:

- Làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng sông, trong các tầng chứa nước, trên LVS dẫn tới suy giảm nguồn nước có thể diễn ta trong thời kỳ dài.

- Thay đổi nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái nước ở hạ lưu các dòng sông. LVS là một hệ thống nhất với các bộ phận cấu thành quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau. Do vậy, nếu nguồn nước ở vùng hạ lưu bị suy giảm trong thời kỳ dài đều dẫn đến tình trạng môi trường, tài nguyên nước suy thoái đến mức không thể khôi phục được. Chẳng hạn như: làm giảm nguồn cung cấp nước cho các tầng nước dưới đất; giảm trữ lượng, hạ thấp mực nước dưới đất trên vùng rộng lớn ven sông; gia tăng lún sụt mặt đất, sạt lở bờ, lòng dẫn... đến mức khó kiểm soát; dẫn tới hủy hoại tài nguyên và môi trường sinh thái lưu vực; gia tăng xâm nhập mặn.

- Tác động đến đời sống, sức khỏe mọi người dân, gia cầm, gia súc, mùa màng vùng bị ảnh hưởng, tới tốc độ tăng trưởng, thậm chí gây đình trệ sản xuất, phát triển, dẫn tới buộc người dân phải di cư khỏi nơi đã sinh sống lâu nay. Thiếu nước nghiêm trọng, lâu dài khó giải quyết có thể dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng dân cư; gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và BVMT.

- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm, thiếu nước đã, đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đây thực chất là vấn đề về sự công bằng và các quyền hợp pháp trong sử dụng nước, các vấn đề xã hội; về nguyên tắc ứng xử với nước và với cộng đồng dân cư nên cần phải được xem xét một cách thỏa đáng. Tác động xã hội và môi trường thường rất sâu sắc và khó đánh giá, khắc phục.

4. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết

Tình trạng suy giảm nguồn nước đòi hỏi chúng ta phải nhận rõ những tồn tại, bất cập và đề ra những giải pháp tổng thể, toàn diện và có hệ thống để bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đa mục tiêu nguồn nước vốn hữu hạn lại dễ bị tổn thương ở nước ta.

- Phát triển hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã tạo bước tiến quan trọng trong sử dụng tài nguyên nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Việc phát triển thủy điện thời gian qua do chịu sức ép lớn của phát triển kinh tế - xã hội nay đang trở nên “quá nóng”. Trong một năm, có khi có hàng chục công trình lớn, vừa, nhất là thủy điện nhỏ được xây dựng. Nhiều trường hợp, có tới 3 - 5 công trình thủy điện cùng đồng thời thi công xây dựng trên một lưu vực, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước, hủy hoại môi trường và ĐDSH. Theo đánh giá, việc phát triển thủy điện, thủy lợi nay đã ở “ngưỡng” tới hạn trên các LVS, các vùng lãnh thổ. Tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc, không thể chỉ phản ánh một cách “khái lược” trong các báo cáo mang nặng tính học thuật dạng báo cáo “nghiên cứu khả thi” hoặc “đánh giá tác động môi trường”. Do vậy, đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy lợi, cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát huy tối đa mặt lợi, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm tác hại do những thay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủy lợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp LVS. Quy hoạch LVS, môi trường phải là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, BVMT của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy lợi; phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, cơ quan, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến để đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện các quy hoạch LVS, BVMT làm căn cứ cho xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.

- Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa rõ ràng đang còn rất nhiều bất cập. Việc tổng kết thực tiễn ở nước ta cần được đặt ra một cách cơ bản, toàn diện, làm căn cứ xây dựng cơ chế bảo đảm điều hòa, phân bổ khách quan, hợp lý tài nguyên nước cho các nhu cầu sử dụng, bảo vệ dòng sông và môi trường. Nguồn nước LVS, trong đó có nước trong các dòng sông, các thủy vực, các tầng chứa nước dưới đất, nhất là trong các hồ chứa, là tài sản chung của toàn xã hội được nhà nước thống nhất quản lý phục vụ lợi ích chung. Các công trình tài nguyên nước dù được xây dựng từ nguồn vốn nào, nhưng nguồn nước vẫn cần được xem là tài sản chung, vì lợi ích chung; sử dụng nguồn nước của quốc gia là phải trả tiền hợp lý. Trong trường hợp thiếu nước, khan hiếm nước thì các nguồn nước trên lưu vực phải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhu cầu thiết yếu khác. Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần chấm dứt kiểu vận hành quá chú trọng đến lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ. Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm vận hành hiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
 

- Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS thì cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp để chuyển từ cách quản lý truyền thống là “đáp ứng nhu cầu, cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu” sang quản lý nhu cầu dùng nước; thực hiện quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng hợp của chúng, trước hết là xây dựng cơ chế phối hợp các Bộ, ngành và địa phương để tạo chuyển biến trong quản lý vận hành các hồ chứa, LVS.

- Cần xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm. Cần sớm xác định nội dung và định hướng cụ thể các bước đi để làm rõ giá trị kinh tế, giá trị hàng hóa (ngoài giá trị xã hội) và nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong phát triển. Sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện “dùng nước, sử dụng nước của quốc gia thì phải trả tiền”. Đây là vấn đề mới nhưng đã trở thành cấp thiết hiện nay nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

- Phải gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; cần ứng xử hợp lý với tài nguyên nước. Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm thì các cơ quan quản lý và toàn xã hội cần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu và nhằm tới hiệu quả tổng hợp cao nhất có thể; khắc phục tình trạng “đầu nguồn thừa nước, chưa tới cuối nguồn đã hết nước”, trong khi hàng trăm hộ dân còn thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng nghìn hecta cây trồng thiếu nước tưới mà vẫn nhiều nơi sử dụng nước lãng phí; không chờ “Trời” ban nước; đừng để năm nào cũng phải “chạy hạn”... là những vấn đề cần được mọi người suy ngẫm, thấm nhuần để hành động.

- Thực tế cuộc sống cho thấy, nguồn nước quý giá có thể bảo vệ, giữ gìn được bằng chính hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Việc tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân về pháp luật tài nguyên nước, những kinh nghiệm khai thác, sử dụng nước ở các nước khác (nơi có nguồn nước còn rất ít, quý hiếm hơn cả những vùng khó khăn nhất ở nước ta) có ý nghĩa quan trọng để xây dựng nếp ứng xử phù hợp với nước, với điều kiện nơi sinh sống, đối phó hiệu quả với suy giảm nguồn nước, thiếu nước.

5. Kết luận và kiến nghị

Vấn đề suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các LVS đang diễn ra và ngày càng diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực hiện kiên trì trên toàn LVS với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Những biện pháp quan trọng hàng đầu gồm: Điều tra cơ bản đồng bộ; Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước LVS; phát triển nguồn nước với các biện pháp công trình và phi công trình; xây dựng cơ chế điều hòa, phân bổ nguồn nước ở một số lưu vực trọng điểm; tăng cường quản lý nhu cầu, có cơ chế kinh tế, tài chính bảo đảm dùng nước hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao giá trị đóng góp cho phát triển của tài nguyên nước; xây dựng cơ chế phối hợp bảo đảm vận hành hiệu quả các công trình tài nguyên nước; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên cơ sở quy hoạch tổng thể lưu vực để phù hợp với tiềm năng nguồn nước; tăng cường phòng chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước...

Đề xuất một số giải pháp cấp bách, trước mắt là:

Tăng cường phối hợp quản lý tài nguyên nước trong mùa khô ở các địa phương có các LVS với nhiều công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là trong giám sát, kiểm soát việc quản lý vận hành, khai thác sử dụng các hồ chứa nhằm tích đủ nước vào hồ, bảo đảm nguồn nước cho hạ du đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh tế, xã hội và BVMT.

Phối hợp liên ngành ở TW và các địa phương liên quan trong quản lý vận hành hợp lý các hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa lớn trọng điểm quốc gia (như trên LVS Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Srepok, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn...) nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, bảo đảm hài hòa các lợi ích của các ngành kinh tế, xã hội và BVMT.

Tăng cường và có biện pháp khai thông việc hợp tác với các nước láng giềng trong quản lý các LVS quốc tế, trước hết là với Trung Quốc trong quản lý LVS Hồng, giảm thiểu tác động của việc sử dụng tài nguyên nước thuộc phần lưu vực thuộc Trung Quốc đến suy giảm nguồn nước về Việt Nam.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và tăng cường trao đổi thông tin tài nguyên nước và dữ liệu liên quan phục vụ giám sát, chỉ đạo quản lý khắc phục và giảm thiểu tác động của tình trạng suy giảm nguồn nước đến đời sống và phát triển kinh tế, xã hội, BVMT.

Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
27 tháng 12 2021 lúc 9:18

TK: Hiện nay khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, những hoạt động của con người tác động đến môi trường, đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối với loại người. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Diễn biến của nó như thế nào? Biến đổi khi hậu chính là quá trình thay đổi của thời tiết, khí hậu, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Những biểu hiện cụ thể mà chúng ta vẫn thường nghe đến chính là hiện tượng trái đất không ngừng nóng lên, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan... Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề "nóng" ở mỗi quốc gia. Hằng năm chúng ta vẫn nhận ra từng dấu hiệu nhỏ của nó qua việc trái đất nóng lên, sức nóng đến ngột ngạt. Vậy nguyên nhân do đâu. Ngày nay con người với những phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại, có nhiều cống hiến cho nhân loại nhưng chính những điều đó đã ảnh hưởng hưởng nhỏ đến môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn... Chính con người đang lặng lẽ thay đổi khí hậu mà không biết. Hằng năm ở mỗi quốc gia có rất nhiều cảnh báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu như tỉ lệ gia tăng dân số một cách khủng khiếp, dịch bệnh tràn lan, môi trường bị suy thoái trầm trọng. Tất cả đều nằm ở ý thức của con người. Họ đang phá hủy chính cuộc sống mà họ tốn công xây dựng một cách "giấu mặt" như vậy. Thực trạng này thật đáng buồn nhưng mà chưa thể có phương án giải quyết cụ thể. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những năm trở lại đây trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi lửa một cách dày đặc. Những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát cho con người. Hơn hết có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chuyện biến đổi khí hậu là chuyện của quốc gia, chúng ta không thể giải quyết được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá nhân cụ thể sẽ quyết định đến việc ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Nhận ra được tác hại vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp.

𝓗â𝓷𝓷𝓷
27 tháng 12 2021 lúc 9:18

 

Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vậy biến đổi khí hậu là gì ?Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay,sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên. Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi. Nó còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân. Vậy nên chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết

– Châu Nam cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn. (băng tuyết)

– Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao => chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư ven biển, tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

– Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật, gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người. 

HT.Phong (9A5)
16 tháng 8 2023 lúc 13:14

Tham khảo:

- Châu Nam cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn.

- Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao => chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư ven biển, tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

- Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật ,gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người.

Đoàn Minh Quân
Xem chi tiết
Kim Jisoo :333
2 tháng 5 2022 lúc 22:01

   Biến đổi khí hậu là một cụm từ khá phổ biến hiện nay, bởi nó là vấn đề của cả cộng đồng.Đó là các hiện tượng liên quan đến tự nhiên như hiệu ứng nhà kính, sự xâm lấn của nước biển, băng tan,.. Những biến chuyển tiêu cực của khí hậu ngày càng được thể hiện rõ hơn trong những năm gần đây.Sự nóng lên của Trái Đất đang ở mức báo động và gây ra nhiều hệ lụy kèm theo.Thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, xuất hiện ngày càng nhiều thiên tai. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề này một cách cấp bách. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị thiếu nước ngọt thay vào đó là sự ngập mặn đang ngày càng lấn vào sâu trong đất liền. Có nhiều thiên tai xảy ra nhiều hơn như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng... đã gây ra nhiều thiệt hại cho con người.Nguyên nhân chính là đến từ con người vì vậy các biện pháp được đề ra cũng phải xuất phát từ con người. Mọi người dân cần phải nâng cao ý thức, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản như không xả rác bừa bãi hoặc trồng thêm nhiều cây xanh... Các tổ chức chính phủ, nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp, không ngừng nỗ lực tìm cách khắc phục, làm giảm thiểu tối đa sự biến đổi khí hậu cũng như những hậu quả mà nó gây ra.Biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cấp thiết hiện nay, đó là một vấn đề không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người sống trên trái đất này. Là thế hệ trẻ, chúng ta càng phải nhận rõ hơn về vấn đề này, cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng các buổi tuyên truyền về môi trường từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Hãy cùng nhau đóng góp bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
Mình viết hơi dài,có gì cậu lược nhé!

Không có tên=)))
28 tháng 3 lúc 20:42

Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vậy biến đổi khí hậu là gì ? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay,sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trồng nhiều cây xanh, không xả giác bừa bãi, tích cực đi xe đạp, các phương tiện công cộng. Hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa khó phân hủy. Cần tuyên truyền đến mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.

Hồ Thanh Nhã
Xem chi tiết
Lê Dung
22 tháng 10 2016 lúc 11:43

Bệnh dịch, chiến tranh, … đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên …

Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao… Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xâ dựng nhiều…

Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng… Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, … lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng “ung thư” xuất hiện,…

Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 12:05

Tác động của biến đổi khí hậu tới vấn đề sức khỏe là rất rõ rệt thông qua các dạng thiên tai như hạn hán, sạt lở, lũ quét… Nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh lây truyền qua các vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), các bệnh lây truyền qua thực phẩm (ngộ độc thực phẩm), bệnh lây truyền qua môi trường nước (các bệnh đường ruột), bệnh lây truyền từ động vật và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi…).

Ảnh hưởng của BĐKH đến năng lượng: Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào của các hồ thủy điện.BĐKH làm tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. BĐKH theo hướng gia tăng cường độ và lượng mưa, bão, dông sét cũng ảnh hưởng, trước hết đến hệ thống dàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…

Tóm lại, các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH bao gồm: (1) hệ sinh thái (đới bờ, rừng và đa dạng sinh học); (2) sức khỏe cộng đồng; (3) tài nguyên nước; (4) nông nghiệp; (5) năng lượng; (6) cơ sở hạ tầng, giao thông, di tích lịch sử và văn hóa; và (7) công nghiệp và xây dựng. Hậu quả của BĐKH rõ rệt nhất là nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng.

Bạn tham khảo nha!

trang nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
10 tháng 1 2023 lúc 17:43

Sau khi đọc xong văn bản "Giờ trái đất", em thấy chiến dịch giờ trái đất là một chiến dịch ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức cộng động, xã hội về tiết kiệm năng lượng để góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Và ngoài chiến dịch giờ trái trái, em còn biết thêm những việc làm để góp phần chống biến đổi khí hậu như là trồng cây xanh để hấp thụ khí CO2 và thải ra khí Oxi cho chúng ta hay hạn chế sử dụng túi ni lông vì túi ni lông sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người ví dụ như gây ung thư. Chúng ta còn có thể hãy tích cực sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày thay vì dùng các bóng đèn. Còn rất là nhiều các việc làm có ích để chống biến đổi khí hậu nữa và chúng ta hãy cùng thực hiện những hành động nhỏ để góp phần chống biến đổi khí hậu nhé !

Quỳnh Trâm Huỳnh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 1 2022 lúc 9:09

D

Hoàng Thái Nhành Mai
5 tháng 3 2023 lúc 21:49

a