Những câu hỏi liên quan
Ice Tea
Xem chi tiết
Quang Nhân
3 tháng 3 2021 lúc 10:48

Em tham khảo nhé !!

 

Tình yêu thương là tình cảm vô cùng cao đẹp của con người trong cuộc sống.Để khuyên bảo con cháu mình sống phải biết yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh , ông cha ta có câu " Lá lành đùm lá rách" ." Lá lành " là lá còn nguyên vẹn , là ẩn dụ cho những con người có điều kiện tốt trong cuộc sống . Còn " Lá rách" tức lá bị gió , bị các yếu tố bên ngoài tác động làm cho nó không còn nguyên vẹn  như trước nữa. Đây là ẩn dụ cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Như vậy , câu tục ngữ có nghĩa chỉ những người có hoàn cảnh , điều kiện sống tốt cần biết quan tâm , yêu thương và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn , bất hạnh trong cuộc sống bằng tình cảm chân thành , ấm áp. Quả thực như vậy ! Yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng ta. Không có một ai có thể sống trên đời này mà thiếu đi tình yêu thương. Cuộc sống của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành tình thương yêu để làm cho cuộc sống của những người xung quanh và của mình ấm áp , hạnh phúc hơn. Tình yêu thương giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống , nâng bước cho những ước mơ và khát vọng của con người bay xa. Trong một xã hội mà đầy rẫy những xô bồ, lo toan như cuộc sống ngày nay, tình yêu thương chính là chìa khóa để ta mở lòng và quan tâm nhau nhiều hơn. Tình yêu thương giúp ta xóa bỏ khoảng cách giữa những người xa lạ để đến gần nhau, chia sẻ và thấu hiểu câu chuyện của nhau nhiều hơn. Cũng bởi vậy mà tình người thêm gắn kết hơn. Tình yêu thương không chỉ là sự lãng mạn, mà nó chính là tiếng nói chung cho: Lòng bác ái, tính vị tha, sự san sẻ, sự cảm thông, quan tâm và một chút “sống vì người khác”. Ai trong cuộc sống này cũng cần yêu và được yêu. Bởi thế hãy mở lòng hơn với những người xung quanh, quan tâm và thấu hiểu họ. Đó cũng chính là cách để chúng ta thể hiện sự yêu thương với những người mà chúng ta yêu quý.

  
Bình luận (1)
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Chan
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 3 2021 lúc 22:03

Tham khảo:

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Có lẽ, đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Chao ôi, ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

TP tình thái: Có lẽ,

TP cảm thán: Chao ôi,

Bình luận (0)
vubaoviet
Xem chi tiết
Art Art
20 tháng 5 2021 lúc 21:25

Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được "điều trị" một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng

Bình luận (6)
Thu Hằng
20 tháng 5 2021 lúc 21:42

hiện nay(trạng ngữ chỉ thời gian), việc lười học là một vấn đề đáng lo ngại của các bạn trẻ đối với các phụ huynh.Lười học có rất nhiều nguyên nhân . Chiếc điện thoại di động là một trong số nguyên nhân đáng bàn.Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian vào để chơi trò chơi trực tuyến ,nghe nhạc ,xem phim,(trạng ngữ chỉ nguyên nhân)..không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời,những cuốn sách hay các phong trào hoạt động,...còn có những người bạn có thể ngồi tán gẫu với bạn bè cả ngày(trạng ngữ chỉ nguyên nhân) mà không để dành chút thời gian để tâm sự .nói chuyện với cha mẹ.Điều đó là một vấn đề khiến trẻ lười học mà xã hội ta đang chú ý .Vậy nên ta cần biết sử dụng điện thoại một cách hợp lí để thuận tiện cho cả việc học(trạng ngữ chỉ mục đích).

 

 

Bình luận (1)
vy Thái thảo
20 tháng 5 2021 lúc 22:40

làm theo bố cục đoạn văn :
-giới thiệu vấn đề + giải thích
-giải quyết vấn đề :
+nêu biểu hiện 
+phân tích nguyên nhân 
+hậu quả- tác hại 
+giải pháp 
-rút ra bài học ( liên hệ bản thân )
AD vào đoạn văn : 
- giới thiệu vấn đề :
Xoay quanh học sinh chúng ta có những vấn đề , trong đó vấn đề được quan tâm là hiện trượng lười học của học sinh .
-giải thích:
Lười học là lười suy nghĩ , không quan tâm đến việc học , chỉ biết chép mà không động não . Lười tiếp thu , ko tập trung nghe giảng từ trường , lớp.
-biểu hiện :
Lười học là một cách học không tốt với học sinh , làm cho ta bị rỗng kiến thức , không có mục tiêu . lười trong cách suy nghĩ,....
-nguyên nhân 
+có nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng lười học . sức ép từ gia đình  thầy cô....
+phương pháp dạy học chưa có sự sáng tạo , gây chán nản , học sinh không có hứng thú với việc học , kiến thức ngày 1 khó hơn
+ học sinh không có lịch trình cụ thể , chưa biết sắp xếp thời gian khoa học ..
-Hậu quả- tác hại 
+ Lười học gây nên nhiều tác hại xấu đến chúng ta 
+ không có kiến thức trong tay -> khó có thể mà vẫn dụng vào cuộc sống .
+Học sinh trở nên sút dần trong học tập ...
- Giải pháp :
+ gia đình giảm áp lực cho học sinh , sắp xếp thời gian chơi và học hợp lí 
+ nhà trường cũng phối hợp tạo nên những bài giảng hay gây hấp dẫn cho học sinh đối với việc học .
+ đặt ra mục tiêu học tập .
- bài học 
vì vậy là học sinh , mỗi chúng ta cần rèn luyện tránh hiện tượng lười học để có thể hoàn thiện bản thân và đạt được điều ta mong muốn 
* Kiến thức tiếng việt : tự áp dụng ( chép ko giải quyết vấn đề gì đâu , lúc thi chẳng có ai nhắc , giúp đỡ đâu ) 

Bình luận (3)
Xem chi tiết

 

Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.

 

Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.

 

Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
BÍCH THẢO
14 tháng 1 lúc 17:13

Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.

Bình luận (0)
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Uyên trần
3 tháng 4 2021 lúc 22:00
Trong giáo dục ngoài vấn đề trau dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao trình độ việc quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm rất quan trọng, trong đó những chuyến tham quan du lịch với các học sinh là phương pháp vừa chơi vừa học hiệu quả.Tham quan, du lịch hoạt động đi đến nhiều nơi khác nhau giúp giải trí, thư giãn, học hỏi thêm những điều bổ ích trong cuộc sống. Hình thức này được nhiều trường trên thế giới áp dụng để lại nhiều hiệu quả.Ông bà có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đi nhiều nơi giúp mở mang, thu nhặt thêm kiến thức, kiến thức trong trường lớp và cả bên ngoài xã hội. Tham quan du lịch đến những vùng đất khác nhau đó là sự khám phá thêm kiến thức, đặc biệt là lứa tuổi học sinh vốn ham học hỏi và tìm tòi những vấn đề mới trong cuộc sống.Hiện tại có nhiều trường tổ chức các buổi dã ngoại, du lịch, tham quan ở những địa danh nổi tiếng giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, không chỉ vậy còn tạo điều kiện thuận lợi cho các em gần gũi, thân thiết thúc đẩy tình cảm bạn bè, đồng thời tăng sự sáng tạo, hiệu quả trong học tập. Những chuyến tham quan, du lịch như vậy là quãng thời gian nghỉ ngơi sau thời gian học tập mệt mỏi, giúp các em lấy lại năng lượng, phục hồi sức khỏe để tiếp thu kiến thức tốt nhất.Không chỉ vậy, những chuyến tham quan, du lịch còn giúp bồi dưỡng đạo đức của học sinh, một bài giảng được nghe trực tiếp từ các hướng dẫn viên giới thiệu chắc chắn sẽ dễ ghi nhớ hơn một bài học lịch sử trên lớp khô khan, khám phá các vùng đất mới chắc chắn sẽ giúp ích cho các em trong việc học môn địa lý. Hay một em học sinh sẽ dễ dàng tả con ngựa hơn khi được tham quan trực tiếp đến vườn bách thú.

Việc học tập không chỉ gói gọn ở trường lớp bởi kiến thức là vô tận, những hiểu biết của chúng ta chỉ là hạt cát trong sa mạc. Để học tập hiệu quả hơn chúng ta cần phải phối hợp giữa giảng dạy trong trường lớp và vận dụng vào thực tế.Tham quan du lịch ảnh hưởng tích cực đến tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách của học sinh, mỗi trường học nên tạo điều kiện để các em có nhiều hơn những chuyến đi giúp học sinh khám phá, tìm hiểu thêm về thực tế cuộc sống đó cũng là một cách học hiệu quả có sự phối hợp giữa lý thuyết và thực hành mà nhiều trường trên thế giới đang áp dụng.

 
Bình luận (0)
Huế Thanh
Xem chi tiết
Lê Phương Thúy
Xem chi tiết
Lê Phương Thúy
Xem chi tiết