Những câu hỏi liên quan
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Trịnh Long
22 tháng 1 2021 lúc 17:04

Tham khảo 

undefined

Bình luận (0)
Khôi Dayy
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 3 2021 lúc 20:38

Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số đông (660,3 triệu người – năm 2019).

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khá cao nhưng đang có xu hướng giảm (1,09% năm 2017)

- Cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.

- Người lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

- Phân bố dân cư không đồng đều. 

2. Xã hội

-  Đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội các nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới:  Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

 



 

Bình luận (0)
Hquynh
10 tháng 3 2021 lúc 20:38

- Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).

- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.

- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

 

 

Bình luận (0)
Cherry
10 tháng 3 2021 lúc 20:39
Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005).Mật độ dân số: 124 người/km2 (năm 2005, trong khi mật độ dân số thế giới là 48 người/km2).Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm.Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, các vùng đất badan và thưa thớt ở vùng núi cao.Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%

⇒ Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư:

Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào. Thị trường lao động rộng lớn.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Khó khăn: mặc dù dân số đông, chủ yếu trong độ tuổi lao động nhưng trình độ lao động thấp và một phần do nền kinh tế chậm phát triển nên dẫn đến thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp.

Xã hội:

Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( ví dụ: Chăm, Dao, Thái….). Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.Thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.Khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị ở các nước.
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 5 2019 lúc 14:30

Dân cư Đông Nam Á đông đúc và tăng khá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á (1,5% > 1,3%),

=> Nhận xét dân cư Đông Nam Á tăng chậm là không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 12:04

Đông Nam Á có 11 quốc gia, dân số 556,2 triệu người (2005), diện tích khoảng 4,2 triệu km2, đặc điểm dân cư, xã hội có những khó khăn sau:

   - Thiếu nguồn lao động có trình chuyên môn kĩ thuật cao.

   - Kinh tế phát triển chưa ảnh hưởng tới việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

   - Đa số dân tộc phân bố không đều theo biên giới quốc gia, trở ngại quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 11 2019 lúc 9:42

Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.

Đáp án: C.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:16

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2019 lúc 15:55

- Phân bố dân cư và họat động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.

+ Đồng bằng ven biển:

· Dân cư: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

· Họat động kinh tế: hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vùng đồi núi phía tây:

· Dân : chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, E-đô,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ nghèo còn khá cao.

· Họat động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các tiêu chí về mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tuổi thọ trung bình thấp hơn mức bình quân cả nước.

- Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

- Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Ph cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện thuận lợi đ phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách.

Bình luận (0)
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hoàng
8 tháng 3 2023 lúc 21:28

tham khảo:

Đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội khu vực Nam Á:

* Tự nhiên:

- Địa hình: gồm 3 khu vực địa hình

+ Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ nhất thế giới

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với 2 dãy Gát Tây và Gát Đông

- Khí hậu:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới

+ Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Sông ngòi và cảnh quan:

+ Sông ngòi: có nhiều sông lớn (sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút)

+ Cảnh quan tự nhiên chính: xavan, hoang mạc núi cao và rừng nhiệt đới ẩm

* Dân cư:

- Là khu vực đông dân của châu Á

- Mật độ dân số cao nhất trong các khu vực

- Dân cư phân bố không đều.

- Là khu vực đa tôn giáo, dân cư theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo...

* Kinh tế - xã hội:

- Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, giành được độc lập năm

1947.

- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.

- Nền kinh tế đang phát triển dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp

- Ấn Độ là quốc gia Nam Á phát triển nhất.

            +) Ấn Độ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghệ cao, hiện đại.

            +) Là nước công nghiệp top 10 thế giới.

            +) Là nơi ra đời cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp của thế giới.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 16:09

Tham khảo!

Tác động của đặc điểm dân cư

- Thuận lợi:

+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.

+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.

+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hạn chế:

+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.

+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.

+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.

Bình luận (0)