Những câu hỏi liên quan
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
Trịnh Vũ Gia Minh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 3 2019 lúc 16:27

Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

   + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

   + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

   + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

  - Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

   + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

   + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Bình luận (0)
Ngô Thu Thúy
Xem chi tiết
SANS:))$$^
1 tháng 3 2022 lúc 17:48

Giống và khác nhau:- Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
vu thanh trung
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 4 2017 lúc 10:32

Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.

- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.

- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?

6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.

Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.

- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.

- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.

- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
7 tháng 5 2017 lúc 8:55

Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"

- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.

- Là tín hiệu của mùa hè.

- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.

Bình luận (0)
Trần Yến Nhi
11 tháng 1 2018 lúc 20:39

Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

- Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

- "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

- Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

Câu 2 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:

Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:

+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.

+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.

+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

Câu 3 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

+ Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

+ Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

+ Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

- Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

+ Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

+ Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm.

- Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị

+ Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân.

- Nghệ thuật:

+ sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

+ sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.

+ cái tôi được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên.

Bình luận (0)
Trang Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Mai
8 tháng 2 2021 lúc 19:10

Giống và khác nhau:- Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.

gửi bạn~~~

chúc bạn học tốt 

Bình luận (0)
Hana Yuki
Xem chi tiết
Quang Nhân
4 tháng 2 2021 lúc 10:43

Em tham khảo nhé !!!

Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam và báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 2 2021 lúc 15:20

Trong 6 câu thơ đầu, cảnh tượng bên ngoài được miêu tả qua sự liên tưởng. Trước hết là bằng âm thanh: tiếng chim của con chim tu hú, của tiếng “ve ngân” từ các khu “vườn râm”, lọt qua hàng rào và song sắt của nhà tù vọng tới. Các âm thanh này đều gợi lại một cảm thức thời gian, như báo hiệu, như giục giã. Qua chấn song nhà lao, bầu trời dường như cao hơn, rộng hơn và cũng xanh hơn (“Trời xanh càng rộng càng cao”) mà ở đó, những cánh diều có gắn ống sáo để tạo nên điệu nhạc đồng quê đang nhào lộn hay chao đi lượn lại. Nhìn xuống thấp thì một sự liên tưởng khác được mở ra: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”. Gắn với tất cả cảnh tượng ấy là sự tự do: tự do của đất trời, tự do của thiên nhiên. Thiên nhiên đang tự do vận hành theo quy luật của nó. Màu sắc của thế giới bên ngoài kết hợp với âm thanh mà tác giả nghe được tạo ra bản hòa âm của sự sống trong tự do, khơi dậy sức sống, sức chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản. Nhà thơ cảm nhận được một sức sống mới đang dâng trào, sức trẻ được khơi dậy và khát vọng cống hiến cho dân tộc cũng bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Bình luận (0)
Đỗ Khánh
Xem chi tiết
Trần Manh
5 tháng 3 2022 lúc 15:22

Tham khảo 

Qua bốn câu thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

Bình luận (0)