Những câu hỏi liên quan
Khánh Linh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
9 tháng 12 2016 lúc 20:06

- Thực tại: Học sinh hiện nay đang có xu hướng tha hóa về đạo đức như đánh nhau, nghiện bia rượu hay thuốc lá. Điều đó rất đáng phê phán, nhất là việc hút thuốc lá, một hành động được nêu lên tác hại của nó trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mà giới trẻ- học sinh- những người đang sống trong môi trường giáo dục và ngày ngày đang được giáo dục lại có hành động đáng chê trách đó.
- Nguyên nhân:
+ Do nhận thức không đúng đắn của học sinh, muốn tự khẳng định bản thân, thích nổi bật trong đám đông nhưng thực hiện nó theo hướng suy nghĩ tích cực, tức biết dùng thuốc lá, rượu, bia…. Mới là sành điệu là từng trải. Muốn khẳng định cái tôi của tuổi trẻ nhưng lại hành động theo hướng sai lệch.
+ Do không đc sự giáo dục quan tâm đầy đủ của gia đình, do người lớn ko làm gương, chắc hẳn mỗi ng` hút thuốc lá ai cũng biết tác hại của nó, ngay cả trong mỗi bao thuốc đều đó, và tất nhiên những học sinh lại càng rõ vấn đề đó nhưng họ vẫn hút vì thấy, bố mình, bác mình, chú mình, hay những người xung quanh, ngày ngày vẫn hút, họ có e ngại sức khỏe của mình đâu? Hút lộ liễu trước mặt trẻ con, khác với ở nước ngoài (nhất là những nước phương Tây) mỗi lần hút thuốc họ pải tới chổ nào thật kín và ít người mới dám hút, điều đó ít nhiều cũng tác động cho học sinh- giới trẻ có suy nghĩ hút thuốc cũng bình thường thôi!
+ Do đùa đòi, bị bạn bè rủ rê, khiêu khích, chơi với bạn bè xấu bị ảnh hưởng.
- Hậu quả: Trước tiên là hại đến sức khỏe ngoài ra làm tha hóa đạo đức và hình ảnh của học sinh, làm thay đổi suy nghĩ của những chủ nhân tương lai của đất nước theo hướng tiêu cực. Làm ô màu môi trường giáo dục….
- Cách khắc phục:
+ Gia đình cần quan tâm đến con em mình hơn, chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với con mình nhất là trong độ tuổi mới lớn.

+ Nhà trường nên có các buổi học ngoại khóa, để học sinh thoải mái nêu nên suy nghĩ về cách sống tốt mà họ nghĩ, và nhà trường nên rèn luyện kĩ năng mềm rất cần thiết hiện nay đó là “học cách suy nghĩ tích cực” cho mỗi học sinh.
+ Tránh tiếp xúc, chơi với những bạn koo tốt ko phù hợp với bản thân.
+Không nênn xe lánh những bạn cá biệt ở trường, nhà trường và mỗi học sinh hãy rộng tay đón chào bạn, để những học sinh lỡ bước còn biết mình có thể quay lại.
- Rút ra bài học cho bản thân.

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
9 tháng 12 2016 lúc 20:09

1. Mở bài:

- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

- ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

- ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3. Kết bài:

- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.


 

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
nthv_.
22 tháng 9 2021 lúc 16:33

Tham khảo:

A. Mở bài

- Giới thiệu về những hành động đầy tính nhân văn của con người trong mùa dịch Covid 19

- Giới thiệu về một biểu hiện của lối sống nhân văn : cây ATM gạo 

B. Thân bài

1. Thế nào là ATM gạo ?

- Chiếc máy này do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo.

- Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần.

- Tại địa điểm nhận gạo còn được thiết kế thành các khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và các làn đường riêng cho từng người. Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn quận đã đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ để đảm bảo khoảng cách giữa những người đến nhận gạo.

=> “ATM gạo” đầu tiên ra đời, mô hình này đã được nhanh chóng lan tỏa khắp Thành phố và các tỉnh lân cận . Đây là một sáng tạo độc đáo , giúp ích cho người nghèo trong thời gian dịch bệnh khó khăn.

2. Ý nghĩa của cây ATM gạo

- ATM gạo như một cứu tính cho người nghèo trong thời điểm dịch bệnh không thể đi làm để kiếm tiền và sinh hoạt cuộc sống.

- ATM gạo thể hiện sự nhân văn, tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.

- ATM gạo đã được người dân đồng lòng hưởng ứng , còn các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo

- Đã có rất nhiều cây ATM gạo khác được lập ra ở rụ sở UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh ; số 281 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh ; số 48, đường 48, khu phố 6 và phường Linh Chiểu (số 25, đường Hoàng Diệu 2).

- ATM gạo đã chứng minh cho mọi người thấy về giá trị của tình người trong những hoàn cảnh khó khăn , về sự sẻ chia và đồng cảm giữa con người với con người.

- Nó kích thích sản sinh lòng nhân ái trong cộng đồng và phần nào giúp con người dẹp bỏ ích kỉ cá nhân .

C. Kết bài

- Khẳng định ATM gạo là một mô hình hay , cho thấy tinh thần yêu thương và sự sẻ chia cộng đồng.

Bình luận (0)
Cuong Lz
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
30 tháng 5 2018 lúc 19:12

A, Mở bài

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

B, Thân bài:

-Giải thích ứng xử là gì?

>>> Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại  trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

-Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự ,…có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

-Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

C, Kết luận

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự-

2

Bài làm

+Mở bài:

Văn hóa ứng xử là điều vô cùng quan trọng nó đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm nay, nhất là ở Việt Nam một đất nước mà người ta thường nói “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” thì việc văn hóa ứng giữa con người với nhau được đặc biệt coi trọng

+ Thân bài

Văn hóa ứng xử là gì? Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa ứng xử chính là thái độ, lời nói, cử chỉ, ánh mắt của chính ta với người xung quanh.

– Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử là vô cùng to lớn. Ứng xử làm sao để đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, đúng thuần phong mỹ tục, đúng trong hoàn cảnh mọi lúc mọi nơi là điều vô cùng khó mà con người chúng ta luôn luôn phải tự học hỏi rất nhiều.

– Người ứng xử tốt thường là người học hỏi rất nhiều từ sách vở, cuộc sống những người xung quanh, và thường là một người khá tế nhị và khôn khéo.

– Văn hóa ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ mà nó còn thể hiện ở thời trang, trang phục của bạn.

– Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người đang ngày càng thiếu đi cách ứng xử trong văn hóa đám đông. Họ có thể ngang nhiên mặc một bộ quần áo trong suốt hở hang cả những vùng nhạy cảm để đi ra đường, Hoặc có nhiều bạn học sinh mặc quần áo quá ngắn đi tới lớp học. Điều này không phù hợp với văn hóa học đường.-

Hoặc nhiều bạn mặc áo dài nữ sinh, nhưng lại nói bậy chửi tục ở chốn đông người làm xấu xí đi hình ảnh nữ sinh.

– Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì thế người giao tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.

– Con cái cần phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà, khi về

– Ra ngoài xã hội, người bé tuổi phải chào hỏi người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

– Đến trường học sinh chào thầy cô lễ phép thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức

– Bạn bè trong lớp, trong trường cần có những  câu nói hoặc cử chỉ hành động đẹp mắt tránh bông đùa cợt nhả khiếm nhã nơi công cộng.

Kết luận:

-Văn hóa ứng xử là một điều vô cùng quan trọng, ứng xử lịch sự trong quá trình giao tiếp là điều mà chúng ta cần phát huy

CHÚC BẠN HỌC TỐT 

Bình luận (0)
Tomm x2
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 11:32

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 8 2023 lúc 11:38

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

Bình luận (0)
ABCXYZ
Xem chi tiết
Hquynh
4 tháng 2 2021 lúc 19:36
 

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

2. Thân bài

a) Nêu khái niệm thuốc lá

- Sản phẩm phổ biến trong xã hội

- Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

b) Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

+ Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).

+ Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).

+ Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).

+ Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

c) Nguyên nhân hút thuốc lá:

- Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)

- Thói quen.

- Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).

- Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).

- Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).

- Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

d) Tác hại của việc hút thuốc lá:

 

- Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).

- Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).

- Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

e) Lời khuyên:

- Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.

- Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.

- Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).

- Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

 

3. Kết bài

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

- Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.

BN tham khảo nha

Bình luận (0)
Jack Viet
Xem chi tiết
Đoàn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
17 tháng 4 2020 lúc 18:44

1 Mở bài

-Nêu luận điểm : Nếu không có ý thức bảo vệ môi trường sống thì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn .

– Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

– Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài

a) Lợi ích của rừng

– Rừng cung cấp cho ta những gì ? VD : ( oxi ; hoa quả ; môi trường sống;.....)

b) Hiện trạng :

– Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt… tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

– Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét…) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

– Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ô zôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên… (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán,… liên tiếp xảy ra).

c) Tác hại :

– Ở thành thị: khí thải, nước thải, chất thải… không được xử lí kịp thời trở thành nguy cơ bung phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng….làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

– Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến dau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động…

3. Kết bài

– Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường và ý thức đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.

– Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực đóng góp vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Mai Giang
17 tháng 4 2020 lúc 18:54

Lên google tìm bn ak

Chúc hok tốt nha bn >_<

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Đức
17 tháng 4 2020 lúc 19:25

kho the

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Tuấn Anh
Xem chi tiết
ʚℌ๏àйǥ Pɦúςɞ‏
10 tháng 2 2022 lúc 20:01

tham khảo

 

Cấu trúc bài làm Nghị luận về một hiện tượng đời sống
* HIỆN TƯỢNG XẤUHIỆN TƯỢNG TỐT
I. MỞ BÀI: nêu vấn đềI. MỞ BÀI: nêu vấn đề
II. THÂN BÀIII. THÂN BÀI
1. Giải thích hiện tượng1. Giải thích hiện tượng
2. Bàn luận

a. Phân tích tác hại

b. Chỉ ra nguyên nhân

c. Biện pháp khắc phục

2. Bàn luận

a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.

b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.

c. Phê phán hiện tượng trái ngược.

3. Bài học cho bản thân3. Bài học cho bản thân
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.
Bình luận (0)
︵✰Ah
10 tháng 2 2022 lúc 20:01

Tham Khảo 

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí… không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông).

- Nguyên nhân:

Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, internet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,...Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.

* Hậu quả của hiện tượng:

Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động không tốt đến giới trẻBản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội... 

* Giải pháp khắc phục:

Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khắc, nhắc nhở,...

(Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh)

c. Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.

Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.
Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
10 tháng 2 2022 lúc 20:01

TK:

Bước 1: Tìm hiểu đề

Xác định ba yêu cầu:

Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận,…)

Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân bài:

Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượngNêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)

Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)

c. Kết bài

Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luậnRút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân  

Bình luận (0)