Những câu hỏi liên quan
Đoan Chiêu
Xem chi tiết
Ink Sans
20 tháng 1 2021 lúc 21:39

có lẽ là như nhau bạn à,bruh

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
22 tháng 1 2021 lúc 20:42
 Hội thề Lũng NhaiHội thề Đông Quan
Thời gianNăm 1416 - trước khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩaNăm 1427 - sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
Thành phần tham giaLê Lợi cùng các tướng sĩ, hào kiệtLê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn và Vương Thông - chủ tướng quân Minh
Mục đíchThề gắn bó, sống chết có nhauThề rằng sau hội nghị, quân Minh lập tức rút quân về nước, còn quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh
Ý nghĩaThể hiện ý chí, quyết tâm, phất cao ngọn cờ khởi nghĩaCuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn

 

Bình luận (0)
Hương Giang
Xem chi tiết
ACE_max
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
10 tháng 5 2022 lúc 9:53

tham khảo

Địa điểm diễn ra Hội thề Lũng Nhai (trên đỉnh đồi Bái Tranh), xã Ngọc Phụng (Thường Xuân). Cách đây tròn 6 thế kỷ, vào một ngày xuân tháng hai năm Bính Thân 1416, tại địa danh có tên Lũng Nhai, Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã cùng dâng lễ vật, sinh huyết để tấu cáo với trời đất và hồn thiêng núi sông.

Bình luận (46)
Amii
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lâm
25 tháng 2 2020 lúc 20:21

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử được viết cùng thời kỳ đó như Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục. Đến thế kỷ 18, sử gia Lê Quý Đôn mới sưu tầm lại các tư liệu về gia phả, sắc phong các dòng họ công thần,... viết nên bộ sử Đại Việt thông sử. Sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí, đã viết có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Nguyễn Lý, Lê Văn An[2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai[1]

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung Đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.[3]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người - liên danh thề ước cùng lo có nhau, ông cũng được dự.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú[4]

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét... Lê Nhân Chú đấy:... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã qua cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá, mong chớ quên lời thề xưa.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú[5]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý[6]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An[7]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận[8]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người - liên danh thề ước cùng lo có nhau, ông cũng được dự.

— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả[2]

Một số bài văn thề sau này của các sử gia hiện đại được sưu tầm trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản, danh sách người tham dự có sự khác nhau. Chúng ta không chắc rằng những nghiên cứu này có đủ độ uy tín hay không. Riêng nhân vật Nguyễn Trãi đều thấy có trong các văn bản sưu tầm được, nhưng sách Đại Việt thông sử khi viết về Nguyễn Trãi đã không viết ông có tham gia hay không và cũng không chép ông thành một chương riêng như nhiều công thần khác.

Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống) và gia phả họ Lê (Kiều Đại):[9][10]

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão[11] là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần[12].

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú hai bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lý, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Kính cẩn tâu trình[10][13]

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
duyên
Xem chi tiết
Minh Quang Trần
16 tháng 2 2017 lúc 21:54

chịu

Bình luận (0)
trần châu
26 tháng 2 2017 lúc 18:46

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

Có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả,Nguyễn Lý, Lê Văn An [2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai

[1]

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.[3]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

[4]

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét...Lê Nhân Chú đấy:...... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã quan cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá. mong chớ quên lời thề xưa
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

[5]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý

[6]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An

[7]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận

[8]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả

[2]

Bài văn thề được chép trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản. Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống và gia phả họ Lê (Kiều Đại)[9][10]:

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão[11] là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần[12].

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú 2 bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui ! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lí, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Bình luận (0)
Ink Sans
20 tháng 1 2021 lúc 21:40

Năm 1416, để nêu cao quyết tâm, Lê Lợi lập Hội thề Lũng Nhai lịch sử, chính thức khai sinh phong trào khởi nghĩa Lam Sơn: “Bui ! [từ cổ dùng trong văn thề] Năm đầu niên hiệu Thiên khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉmão đến ngày 12 là ngày Canh dần, tại nước An Nam, lộ Khả Lam. Tôi là phụđạo Lê Lợi đứng đầu, với Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Kiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Phạm Lôi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến. Chúng tôi kính cẩn đem lễ vật, sinh huyết mà thành khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo Nay ở nước tôi, tôi phụ đạo Lê Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê Lai đến Trương Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ. Ví bằng chúng tôi đây, Lê Lợi với 18 người từ Lê Lai đến Trương Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa phương để làng xóm được yên. Nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời. Ví bằng Lê Lợi với 18 người từ Lê Lai đến Trương Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện thời, mập mờ xao lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời. Kính cẩn tâu trình!” (theo GS.Hoàng Xuân Hãn) Hội thề Lũng Nhai. Lam Sơn khởi nghĩa Lam Sơn tụ nghĩa và Hội thề Lũng Nhai lịch sử Lời thề Lũng Nhai đã liên kết những người anh hùng thành một khối thống nhất để cùng dựng nghiệp lớn. Tuy vậy, lúc này nghĩa quân Lam Sơn vẫn chỉ đang trong quá trình bí mật gây dựng lực lượng. Từ khắp nơi, anh hùng hào kiệt nghe tiếng càng theo về đông. Tiếng đồn xa thuận lợi cho việc chiêu mộ của Lê Lợi, nhưng cũng khiến quân Minh đánh hơi thấy điều bất thường. Trong một lần có tranh chấp về đất đai, Lê Lợi thắng kiện một người tên là Đỗ Phú. Người này ấm ức trong lòng, đem chuyện Lê Lợi bí mật gây dựng lực lượng cáo giác với giặc Minh. Tướng Minh trấn giữ vùng Thanh Hóa bấy giờ là Trần Trí, Sơn Thọ sai quân đến đánh, Lê Lợi lúc này quân chưa luyện, khí giới chưa chuẩn bị, phải chia nhau mỗi người chạy trốn một ngã. Quân Minh dẫn chó ngao truy lùng Lê Lợi, suýt đã bắt được nhưng Lê Lợi may mắn thoát nạn nhờ một con cáo trắng. Sách Lam Sơn Thực Lục thuật lại chuyện Lê Lợi thoát nạn rất ly kỳ: “… Nhà vua cùng Lê Liễu chạy đến bên sông Khả Lam, bỗng thấy một người con gái nằm chết, mình còn mặc chiếc áo trắng, cùng đeo thoa vàng, xuyến vàng. Nhà-vua cùng Liễu ngửa mặt lên trời khấn rằng: “Tôi bị giặc Minh bức bách, xin phù hộ cho tôi thoát nạn này, ngày sau được Thiên hạ, xin lập làm miếu thờ, hễ có cỗ bàn, cúng nàng trước hết!” Đắp mả chưa xong thì giặc xua chó ngao đến. Nhà-vua cùng Liễu chạy vào bộng cây đa! Giặc lấy mũi giáo nhọn đâm vào, trúng vào vế bên tả của Liễu, Liễu bốc cát cầm vuốt vào lưỡi giáo, cho khỏi có vết máu. Tự-nhiên bỗng thấy con cáo trắng chạy ra! Chó ngao liền đuổi cáo. Giặc không ngờ bèn kéo đi. Nhà vua mới được thoát …” Đến khi quân Minh rút khỏi Lam Sơn, Lê Lợi lại cùng các bạn đồng chí của mình tụ họp trở lại, càng đem nhiều tiền của đút lót cho quan tướng Minh, giả cách nhu nhược để nuôi lòng tự cao của chúng. Quân Minh thấy Lê Lợi không có sức chống trả lại chủ động gởi phẩm vật, nên cũng xao lãng không bức bách mà thả sức quấy nhiễu nhân dân trong vùng, Lê Lợi tranh thủ thời gian, càng cố gắng xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, rèn khí cụ… Bấy giờ lại có tên ngụy quan Lương Nhữ Hốt tâu lên với giặc rằng: “Người chủ Lam Sơn chiêu nạp những kẽ vong mạng, và đãi ngộ sĩ tốt rất hậu, chí của người ấy không phải là nhỏ. Nếu không sớm tính đi, để cho con rồng có lúc gặp mây gặp mưa, thì khi ấy nó sẽ không còn là một con vật trong ao nữa đâu. Vậy xin trừ ngay đi, đừng để lưu tai vạ về sau này” (theo Đại Việt Thông Sử) Tướng Minh tin lời, lại đem quân đến vây đánh. Biết được tin ấy, Lê Lợi quyết định phất cờ khởi binh sớm hơn dự định. Ngày 7.2.1418, đúng dịp Tết Nguyên Đán, Lê Lợi xưng Bình Định vương làm lễ tế cờ, truyền hịch cho khắp muôn dân cùng đánh đuổi giặc Minh. Với khí thế và quyết tâm cao độ, nghĩa quân Lam Sơn chính thức bước vào cuộc chiến gian lao.

Bình luận (0)
Guilty Crown
Xem chi tiết
Nguyen Thuy Linh
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
23 tháng 3 2017 lúc 22:04
Được cập nhật 07/03/2017 lúc 21:29 4 câu trả lời Lịch sử lớp 7 Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIXBài 19 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) alt text

Hội thề đông quan:

Năm Tuyên-đức thứ hai của nước Đại Minh là năm Đinh mùi tháng 11 ngày mồng 1 là ngày Ất dậu qua đến ngày 24 là ngày Mậu thân.

Tôi là đại đầu mục nước An-nam tên là Lê (Lợi) và bọn Trần Văn Hãn, Lê Nhân Chú, Lê Vấn, Trần Ngân, Trần Văn Xảo, Trần Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Trần Lý, Phạm Bôi, Trần Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân[13], cùng với:

Quan tổng binh của Thiên triều là thái tử thái bảo Thành-sơn hầu tên là Vương Thông, và các quan tham tướng hữu đô đốc là Mã Anh, Thái giám là Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh xương bá là Trần Trí, Yên bình bá là Lý An, đô đốc là Phương Chính, Chương đô ti sự Đô đốc Thiêm sự là Thuế Lự, đô đốc thiêm sự là Trần Hựu, giám sát ngự sử là Châu Kỳ Hậu, Cấp sự trung là Quách Vĩnh Thanh, bố chính là Dặc Kiêm, tả tham chính là Thanh Quảng Bình, hữu tham chính là Hồng Thừa Lương, hữu tham nghị là Lục Trinh, Án sát sứ là Dương Thời Tập, thiêm sự là Quách Hội.[14]

Kính cáo Hoàng thiên (trời), Hậu thổ (Đất) cùng với Danh sơn (núi), Đại xuyên (Sông) và thần kỳ các xứ:

Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau:

Từ sau khi lập lời thế này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành,đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viên binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lí trong bản tâu, đúng lời bán trước mà làm.

Bọn Lê (Lợi) chúng tôi nếu còn chứa giữ lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính ngựa voi, việc làm không đúng lời nói ngầm sai… Các việc nói trên tuy là không tự mình làm lấy, lại chuyển sang người khác có xâm phạm đến một chút nào tức thì Trời, Đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu thân của tôi, và người cả một nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.

Về phía bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề (đối với việc) người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viên binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lí trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An-nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại Xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà.

Nếu mà cả hai bên đều do lòng thành cả thì Trời Đất thần minh đều phù hộ cho đến bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên.

Trời, Đất thần kì cùng soi xét cho![9]

Bình luận (2)
Thu Hien Nguyen Thi
Xem chi tiết
Sen Phùng
18 tháng 2 2017 lúc 17:25

Chưa có em nào hiểu được câu hỏi của bạn Thu Hiền thế nên câu trả lời đểu là copy một cách mộng mị...không có chút liên quan nào để "kịch bản".

Các em phải hiểu đã là kịch bản thì phải có nhân vật và lời thoại... điều này đòi hỏi các em phải biết được nội dung của hội thề Lũng Nhai để từ đó sáng tạo ra hội thoại cho các nhân vật...

Cô mong là chúng mình hãy sáng suốt hơn khi đọc câu hỏi, chỉ trả lời khi thực sự hiểu câu hỏi và bằng kiến thức của mình.

Chúc các em học tốt...và nếu bạn nào thực sự tâm huyết thì hãy thử tài là một nhà biên kịch để trả lời câu hỏi này nhé :))))))

Bình luận (3)
Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 2 2017 lúc 10:23

Hội thề đông quan:

Năm Tuyên-đức thứ hai của nước Đại Minh là năm Đinh mùi tháng 11 ngày mồng 1 là ngày Ất dậu qua đến ngày 24 là ngày Mậu thân.

Tôi là đại đầu mục nước An-nam tên là Lê (Lợi) và bọn Trần Văn Hãn, Lê Nhân Chú, Lê Vấn, Trần Ngân, Trần Văn Xảo, Trần Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Trần Lý, Phạm Bôi, Trần Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân[13], cùng với:

Quan tổng binh của Thiên triều là thái tử thái bảo Thành-sơn hầu tên là Vương Thông, và các quan tham tướng hữu đô đốc là Mã Anh, Thái giám là Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh xương bá là Trần Trí, Yên bình bá là Lý An, đô đốc là Phương Chính, Chương đô ti sự Đô đốc Thiêm sự là Thuế Lự, đô đốc thiêm sự là Trần Hựu, giám sát ngự sử là Châu Kỳ Hậu, Cấp sự trung là Quách Vĩnh Thanh, bố chính là Dặc Kiêm, tả tham chính là Thanh Quảng Bình, hữu tham chính là Hồng Thừa Lương, hữu tham nghị là Lục Trinh, Án sát sứ là Dương Thời Tập, thiêm sự là Quách Hội.[14]

Kính cáo Hoàng thiên (trời), Hậu thổ (Đất) cùng với Danh sơn (núi), Đại xuyên (Sông) và thần kỳ các xứ:

Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau:

Từ sau khi lập lời thế này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành,đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viên binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lí trong bản tâu, đúng lời bán trước mà làm.

Bọn Lê (Lợi) chúng tôi nếu còn chứa giữ lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính ngựa voi, việc làm không đúng lời nói ngầm sai… Các việc nói trên tuy là không tự mình làm lấy, lại chuyển sang người khác có xâm phạm đến một chút nào tức thì Trời, Đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu thân của tôi, và người cả một nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.

Về phía bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề (đối với việc) người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viên binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lí trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An-nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại Xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà.

Nếu mà cả hai bên đều do lòng thành cả thì Trời Đất thần minh đều phù hộ cho đến bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên.

Trời, Đất thần kì cùng soi xét cho![9]

Bình luận (3)
Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 2 2017 lúc 10:31

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

Có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Nguyễn Lý, Lê Văn An [2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét...Lê Nhân Chú đấy:...... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã quan cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá. mong chớ quên lời thề xưa
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả

Bài văn thề được chép trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản. Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống và gia phả họ Lê (Kiều Đại)

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần.

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú 2 bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui ! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lí, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Kính cẩn tâu trình

Bình luận (1)
Ma Tuyết Nhung
Xem chi tiết