Những câu hỏi liên quan
tưởng lê anh tuấn
Xem chi tiết
Ngọc Bích
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
23 tháng 12 2020 lúc 11:36

- Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng đồi núi hiểm trở phía tây.

- Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.

- Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố. Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%. Các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500 nghìn dân) chiếm 91,8% số dân đô thị, do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị hóa.

- Vấn đề nhập cư:

+ Tác động tích cực: bổ sung nguồn lao động giá rẻ, làm đa dạng văn hóa.

+ Tác động tiêu cực: Làm gia tăng các tệ nạn xã hội trong nước mĩ, gây bất ổn xã hội, xung đột sắc tộc, chệnh lệch giàu nghèo, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, gia tăng các tệ nạn xã hội (cướp, bắt cóc, ma túy,...), nạn khủng bố đê dọa an ninh nước Mĩ.

Bình luận (0)
Vương Thị Việt Hoàn
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 12 2016 lúc 19:54

2) Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
 

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 12 2016 lúc 19:55

3) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Bình luận (0)
Đạt Phan
21 tháng 12 2016 lúc 19:46

Ê hoàn. Mi cụng lên đây hỏi à

Bình luận (0)
Flory Thư
Xem chi tiết
Trịnh Long
18 tháng 3 2021 lúc 21:05

* Dân cư 

Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.

 

 

 

Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.

 

Bình luận (0)
Lê Huy Tường
18 tháng 3 2021 lúc 21:07

Câu 1: Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia.
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây. 

1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sử dụng trong nông nghiệp
có 2 hình thức:
– Tiểu điền trang.
– Đại điền trang.
– Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý. Nền nông nghiệp của nhiều nước còn sự lệ thuộc vào nước ngoài .

b. Các ngành nông nghiệp

– Ngành trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
+ Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
+ Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:
– Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…
– Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.

đc chx ak

Bình luận (0)
Nhi Võ
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 1 2022 lúc 8:33

Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao

Bình luận (0)
Trương Duệ
Xem chi tiết
_silverlining
20 tháng 12 2016 lúc 9:15

au Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á.


Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

 

Bình luận (2)
hiền anh lê
27 tháng 12 2021 lúc 22:25
Bình luận (0)
Võ Nguyễn Châu Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 12:16

XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU .

1. Lãnh địa phong kiến.

- Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây âu ra đời, đây là đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản của xã hội PK phân quyền Tây Âu.

- Lãnh địa là 1 khu đất rộng trong đó có ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm … trong khu đất của lãnh chúa có lâu đài dinh thự nhà thờ  đó là đất của lãnh chúa. Còn đất khẩu phần ở xung quanh được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy, xây dựng thôn xóm có nghã vụ nộp thuế.

2. Đặc điểm của lãnh địa:

* Kinh tế đóng kín tự cung , tự cấp , tự túc

+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa .

+ Cùng sản xuất lương thực nông  nô còn dệt vải làm dày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

+ Về cơ bản không có sự mua bán trao đổi ra bên ngoài ( trừ những mặt hàng sắt, muối, tơ lụa)

* Chính trị độc lập

+ Lãnh chúa nắm quyền chính trị: tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng, có quyền bất khả xâm phạm không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.

+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài bất khả xâm phạm có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ.

* Quan hệ trong lãnh địa:

+ Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng  Họ bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn dùng những cực hình tra tấn rất rã man với nông nô.

+ Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong các lãnh địa họ bị gắn chặt lệ thuộc lãnh chúa nhận ruông cày cấy và nộp tô thuế nặng nề, ngoài ra họ phải nộp nhiều thứ thuế vô lí khác như thuế thân, thuế cưới xin,.. mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ lao động  nhưng họ phải sống trong những túp lều tối tăm bẩn thỉu ẩm ướt, đói rét, bệnh tật đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát đè trĩu lên cuộc đời họ.

Bình luận (0)
Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 12:17

THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI

1. Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:

Từ thế kỉ XI thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện do lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi.

- Nông nghiệp:  công cụ sản xuất cải tiến , kĩ thuật canh tác tiến bộ, khai hoang mở rộng, diện tích sản xuất tăng, sản phẩm ngày càng dư thừa nên nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng cao. Vì vậy sản phẩm  được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa như trước.

- Thủ công nghiệp:  diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.

- Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa.Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, tư đường, bến sông, bến cảng…để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.Từ đó thành thị ra đời.

2. Hoạt động ở thành thị ( tổ chức kinh tế).

Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra thương hội, phường hội để kinh doanh và sản xuất. (SK)

3. Vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu.

- Kinh tế: đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển

- Chính trị: Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất nhất quốc gia, dân tộc.

- Văn hóa: Thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như ox phớt, cam dơ rít, xooc bon, pa ri…. Đây cũng chính là trung tâm văn hóa châu âu lúc bất giờ.

Bình luận (0)
Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Lê Ngọc Toàn
28 tháng 1 2016 lúc 15:32

Khái quát:
-DHMT là vùng lãnh thổ kéo dài từ tỉnh Thanh Hoá đến Bình Thuận gồm nhiều Tỉnh:
       + Các Tỉnh Bắc Trung Bộ là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thùa Thiên Huế.
      +Các tỉnh Duyên hải nam trung bộ là: T. P Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam (Tỉnh lỵ thị xã Tam Kỳ) tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh Bình
 định (thủ phủ Quy Nhơn) Phú Yên (Tuy Hoà) Khánh Hoà (Nha Trang) Ninh Thuận (Phan Rang) Bình Thuận (Phan Thiết)

-DHMT có S tự nhiên rộng khoảng 9,6 triệu ha với dân số gần 20 triệu người (1999) với mật độ trung bình gần 200 người/
km2

- DHMT được coi là vùng giầu tiềm năng thiên nhiên như đất, rừng, khoáng sản, hải sản nhưng cũng là vùng nhiều thiên tai,
là vùng chịu hậu quả nặng nề nhất của những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

*Các nguồn lực tự nhiên tàI nguyên thiên nhiên
-Thuận lợi:
       +Vị trí địa lý:
            .Duyên hải miền trung có vị trí địa lý rất đặc biệt, là cùng có tính chất cầu nối liền giữa Bắc bộ với Nam bộ, cho nên Duyên
hải miền Trung là vùng lãnh thổ có tính chất giao thoa gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật, nhiều nền văn minh từ phương Bắc xuống
Nam, vì vậy Duyên hải miền Trung có nguồn tàI nguyền thiên nhiên văn hoá xã hội rất phong phú và đa dạng.
            .Duyên hải miền Trung có vị trí địa lý quan trọng như là một cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và của Lào, vì vậy
vùng lãnh thổ này có tính chất quá cảnh không những từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc mà cả của Lào
Vì vậy, vị trí địa lý ở Duyên hải miền Trung có tầm giá trị to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cả nước, của nước bạn
Lào và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc vảo vệ an ninh quốc phòng .
        +Tài nguyên khí hậu:
            . Trước hết khí hậu Duyên hải miền Trung là khí hậu nhiệt ẩm, gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, với nhiệt độ trungbình năm
từ 25- 26 0 C (BTB) 28- 290c (NTBộ), vì vậy rất thuận lợi với phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, đặc biệt là những
cây lương thực, cây công nghiệp ưa nóng như Lúa, Mía, Lạc, Cà phê, Cao su...

-Khí hậu Duyên hải miền Trung không những phân hoá theo mùa và phân hoá rất rõ theo hướng Bắc Nam. Vì có dãy
Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc trung Bộ và Nam Trung Bộ, cho nên vùng BTB khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh cho phép sản
xuất được nhiều cây ưa lạnh diển hình là rau vụ Đông. Nhưng các tỉnh NTB thì không có mùa Đông lạnh nên hệ thống cây trồng
chủ yếu là cây nhiệt đới ưa nóng như Lúa, Tiêu, Điều

        + Tài nguyên đất:
Trước hết đất đai đa dạng về loại hình vì có đất phù sa ngọt, phù sa ngập mặn ở ven biển, rất thuận lợi với sản xuất lương
thực, thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có đất phù sa cát, rất thuận lợi với trồng các cây lương thực và cây công nghiệp
ngắn ngày như Lạc, Mía, Khoai, Sắn ... ở vùng gò đồi và rìa đồng bằng lại có đất đỏ bazan (ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị rất
thích hợp với trồng các cây công nghiệp lâu năm như cà phê cao su, chè búp.
. Đặc biệt duyên hải miền Trung có vùng gò đồi trước núi rộng lớn, là địa bàn rất tốt để chăn thả Trâu Bò.
        +Tài nguyên nước: vùng này có tới 14 hệ thống sông với 54 con sông lớn, nhỏ mà điển hình là Sông Mã, Sông Cả, Sông
Gianh, Sông Thu Bồn, sông Đà Rằng với tổng trữ lượng nước khoảng 10 tỉ m3, cho nên nếu có thể phát triển thuỷ lợi tốt thì vẫn
dảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô. Sông ngòi vùng này tuy ngắn nhưng dốc nên có trữ năng thuỷ điện khá lớn,
cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ như thuỷ điện Bàn Thạch, sông Hinh, thuỷ điện Vĩnh Sơn.
         +Tài nguyên sinh vật: duyên hải miền Trung được coi là vùng có tài nguyên rừng lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên với S
đất Lâm nghiệp là 6 triệu ha , trong đó đất có rừng hiện nay là 3 triệu ha, trong rừng có nhiều loại gỗ quí nổi tiếng như Đinh, Lim,
Sến Táu, và đặc biệt có trữ lượng Tre, Nứa nổi tiếng như Thanh Hoá. Rừng ở duyên hải miền Trung có nhiều loài thú quý như Voi,
Bò tót, Hổ, Tê tê. Các nguồn sinh vật quý hiếm này hiện nay được coi là tài nguyên rất có giá trị với phát triển nhiều nguồn công
nghiệp khai thác gỗ, lâm sản, vì thế ở vùng này xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp chế biến gỗ lớn nhất cả nước, nổi tiếng như
Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn...

- Tài nguyên sinh vật dưới biển rất phong phú vì có vùng biển rộng bờ biển kéo dài với tổng số bãi cá, bãi tôm chiếm tới
77% cả nước nổi tiếng với nhiều ngư trường lớn như Ninh Thuận- Bình Thuận, Hoàng Sa- Trường Sa, với trữ lượng trong vùng
khoảng 600000 tấn/năm với nhiều hải sản quí như cá thu, chim, ngừ, trích, đặc biệt có nguồn hải sản tôm mực phong phú nhất cả
nước.
         + Tài nguyên khoáng sản: Được coi là rất phong phú vì trong vùng có nhiều mỏ khoáng sản lớn tầm cỡ quốc gia, điển hình
là mỏ sắt Thạch Khê lớn nhất cả nước; Thiếc Quỳ Hợp, Nghệ An trữ lượng chiếm 60% trữ lượng Thiếc cả nước, Măng Gan có
nhiều ở Nghệ An; vàng có nhiều ở Bồng Miêu, Than đá có nhiều ở Quảng Nam, đá quí có ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp; Crôm ở Cổ Định
(thanh hoá), ven biển rất phong phú về cát thuỷ tinh. BTB rất phong phú về đá vôi là nguyên liệu làm ra xi măng rất tốt.
.Dưới thềm lục địa có bể trầm tích Quảng Nam- Đà Nẵng đã phát hiện trữ lượng dầu khí khá lớn... cho nên duyên hải miền
Trung nếu dược đầu tư khai thác thì có nhiều triển vọng hình thành 1 cơ cáu kinh tế công nghiệp đa năng.
        +Tài nguyên du lịch: Do lãnh thổ kéo dài trên 10 vĩ độ, thiên nhiên đa dạng, phân hoá sâu sắc từ Bắc vào Nam tạo nên nhiều
cảnh quan rất hấp dẫn, nổi tiếng nhiều núi có nhiều hang động đẹp như núi Ngũ Hành Sơn, núi Bạch Mã, nhiều hang động đẹp như
động Từ Thức (Nga Sơn Thanh Hoá) động Phong Nha (Quảng Bình, đặc biệt có bờ biển vừa dài vừa khúc khuỷu với nhiều bãi tắm
nổi tiếngnhư Sầm Sơn, Cửa lò, Nha Trang... rất hấp dẫn với khách du lịch.

-Khó khăn:
      + Về vị trí địa lý duyên hải miền Trung nằm trong vùng thiên tai nhất của cả nước cho nên vùng này có khí hậu diễn biến
thất thường, khắc nghiệt nhiều thiên tai, đặc biệt là bão lũ lụt, hạn hán gió Lào, vì vậy gây khó khăn cho đời sống và phát triển kinh
tế xã hội trong vùng.
     + Tự nhiên: đất đai trong vùng không những có S hẹp mà lại phân bố, địa hình từ Đông Trường Sơn ra biển nên đã bị xói
mòn rửa trôi, bạc màu cho nên gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng.
     + Khoáng sản tuy phong phú nhưng nhìn chung việc khai thác các nguồn tàI nguyên này rất khó khăn vì hầu hết các khoáng
sản đều nằm sâu dưới đất, gần bờ biển, gần khu dân cư, cho nên khi khai thác khoáng sản dễ gây đảo lộn sinh thái, ô nhiễm môi
tường, làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác.

*Các điều kiện kinh tế xã hội của duyên hải miền Trungu

- Thuận lợi:
+Dân cư lao động không những dồi dào về số lượng mà nguồn lao động ở vùng này vốn có bản chất rất cần cù và tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong chống chọi với thiên tai và địch hoạ, cho nên nguồn lao dộng vùng này hiện
nay là dộng lực chính để chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế nông- công nghiệp đa dạng.

+Dân cư trong vùng nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Kinh là chính còn nhiều dân tộc ít người như Thái, (Nghệ An) Vân Kiều
(Quảng Bình) người Pacô (Thừa Thiên Huế) cho nên duyên hải miền Trung có nền văn hoá rất đa dạng giàu bản sắc, rất hấp dẫn với
du lịch nhânvăn.

+Duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều di sản văn hoá như Có đo Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An là những di
sản văn hoá được cả thế giới biết đến. Cho nên con người và tài nguyên nhân văn trong vùng được coi là nguồn tài nguyên có giá
trị với phát triển du lịch trong nước và thế giới.

+CSHT: duyên hải miền Trung vì là vùng chịu nhiều hậu quả nặng nề ở cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước cho nên có
thể nói CSHT trong vùng mới chỉ được khôi phục và phát triển từ năm 1975 đến nay, nhưng trong những năm qua hệ thống CSVC
HT của duyên hải miền Trung điển hình như mạng lưới giao thông đường bộ (quốc lộ 1A) đường sắt Thống Nhất đã góp phần to
lớn trong việc lưu thông và phát triển kinh tế trong vùng và thêm vào đó nhiều công trình mới đang tiếp tục được xây dựng như
nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thuỷ điện sông Hinh, đập nước Thạch Nham, khu lọc dầu Dung Quất... là nền tảng CSVCHT để thực
hiện công nghiệp hoá trong vùng.

+Đường lối chính sách của Đảng nhà nước thì DHMT được coi là vùng có trình độ dân trí cao trung thành với Đảng và Nhà
nước cho nên đã vận dụng sáng tạo triệt để mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho mục đích thực hiện
công nghiệp hoá trong vùng.

-Khó khăn:
+Về lao động: nhìn chung lao động trong vùng có trình độ kỹ thuật tay nghề còn non yếu thể hiện rõ nhất là BTB lại chưa
thật quen với tác phong côngnghiệp, chưa thật quen với cơ chế thị trường nhiều khi còn thể hiện tính bảo thủ trì trệ nên đã làm giảm
tốc độ kt trong vùng.

+CSHT trong vùng vẫn kém phát triển chưa hàn gắn những vết thương chiến tranh, đặc biệt thiếu năng lượng , thiếu kinh
nghiệm nhất là từ khi chưa có đường dây cao áp 500 kv, vì vậy mà nền công nghiệp trong vùng hiện nay vẫn kém phát triển chưa
lôi cuốn được các nguồn tàI nguyên để phát triển kinh tế xã hội.

+Về đường lối chính sách của đảng Nhà nước: do tính đặc thù của duyên hải miền Trung là phân hoá làm 2 vùng BTB và
DHNT bộ trong đó đặc biệt là vùng DHNTB do trình độ dân trí chưa cao nhiều phức tạp về tôn giáo, về phong tục tập quán nên
nhiều chủ trương đường lối chính sách của Đảng chưa được vận dụng triệt để và còn rất nhiều phức tạp trong các quan hệ chính trị
xã hội...
 

Bình luận (0)