Những câu hỏi liên quan
Trương Thị Kiều Trinh
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 23:39

Tham khảo
 

Nhật Bản - đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam

- “Vương quốc Mặt Trời mọc” là nhà tài trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

- Đại sứ Nhật Bản khẳng định sẽ làm hết sức mình để góp phần thúc đẩy và củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản; nhấn mạnh, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đều hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược về kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, góp phần đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu, bền vững.

- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 42,7 tỷ USD, đạt mức tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 20,1 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 22,6 tỷ USD, lần lượt tăng 4,4% và 11,3% so với năm trước đó.

- Trong ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đã đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

- Quan hệ đầu tư giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tính đến ngày 20/3, Nhật Bản có 4.828 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 64,4 tỷ USD.

- Trong khi đó, xét riêng năm 2021, số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư và tăng 64,6% so với năm 2020. Con số này chỉ đứng sau Singapore và Hàn Quốc.

- Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tháng 1/2022, có đến 55,3% doanh nghiệp được hỏi mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động và rút khỏi Việt Nam chỉ lần lượt là 1,9% và 0,3%.

- Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam kể từ khi viện trợ ODA được nối lại năm 1992. Tính đến hết năm 2019, số vốn mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam đạt 2.578 tỷ yên - tương đương khoảng 23,76 tỷ USD - chiếm gần một phần tư tổng số ODA mà quốc tế dành cho Việt Nam.

- Nguồn vốn này đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình quan trọng với đất nước như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại, cầu Nhật Tân, hầm đường bộ Hải Vân…

Bình luận (0)
nguyễn bảo an
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Quang
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 21:44

Tham khảo

- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được nâng tầm lên Đối tác chiến lược toàn diện. Cơ hội hợp tác đang được mở ra khi hai nước tiến hành chính sách đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, tháng 10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), điều này góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển lên tầm cao mới.

- Mặc dù có những khó khăn do Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng động lực hợp tác tích cực trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam vẫn tiếp tục. Khối lượng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ, nhưng Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước thành viên ASEAN.

- Hai bên đang tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện và buổi làm việc dưới hình thức đối thoại kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg năm 2022 (SPIEF-2022) và một sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga.

- Các dự án hợp tác dầu khí giữa hai nước mang tính chiến lược lâu dài cả về chính trị và kinh tế, đã và đang được triển khai một cách hiệu quả. Đến nay, hợp tác với Nga chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác dầu và khí của Việt Nam, đặc biệt, lĩnh vực dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro năm 2021 kỷ niệm 40 năm thành lập và vẫn tiếp tục là biểu tượng của hợp tác Việt-Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Liên doanh RusVietPetro tại Nga là một trong những dự án đầu tư ở nước ngoài thành công nhất của PetroVietnam, đồng thời là biểu tượng của hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho cả hai bên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

     Mối quan hệ kinh tế, văn hoá Việt Nam và Ô-xtrây-li-a được thành lập từ sớm (năm 1973, đến nay được coi là đối tác chiến lược. Kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh quan hệ về kinh tế, Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đang ngày càng gắn kết về xã hội và văn hóa. Ô-xtrây-li-a là nơi sinh sống của gần nửa triệu người gốc Việt, một cộng đồng được đánh giá là có cuộc sống ổn định, vững chắc, thành đạt, đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc và luôn luôn hướng về quê hương. Đây là một cầu nối về văn hóa và kinh tế rất quan trọng và chắc chắn giữa hai nước. Hai nước hiện đang là đối tác chiến lược của nhau.

Bình luận (0)
Sam Le
Xem chi tiết
Thị Thảo Ly Hoàng
Xem chi tiết
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 11 2021 lúc 23:12

Tham khảo:

Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:

- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

 

 

Bình luận (0)