Đức Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
Y Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 12 2020 lúc 20:28

Tham khảo:

Bàn luận về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ:

 - Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã. - Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:

+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.

+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”. - Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho

Bình luận (0)
TN PT
Xem chi tiết
22.10A1.5. Trần Thị Kim...
Xem chi tiết
Nguyen Thao
Xem chi tiết
Tùng
6 tháng 3 2017 lúc 20:45

Bàn luận về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.
- Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”.
- Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho

Bình luận (0)
Lương Chí Vũ
Xem chi tiết
kim ngân nguyễn thị
23 tháng 3 2022 lúc 15:24

Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:« Ôi Kim lang hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Nguyễn Du đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.

Bình luận (0)
Ryan Nguyen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 7 2019 lúc 2:57

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

   + Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

   + Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

   + Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

   + Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

   + Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao

   + Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

   + Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

   + Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Bình luận (0)
22.10A1.5. Trần Thị Kim...
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 1 2022 lúc 22:47

Em tham khảo:

Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của dân tộc. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi cũng hướng về lợi ích của nhân dân, của đất nước. Ông cũng là một người có lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Trong khoảng thời gian bị nghi kị phải lui về ở ẩn ở Côn Sơn, ông dường như đắm chìm, vui vầy với thiên nhiên cây cỏ. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nguyễn trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” ta sẽ thấy rõ điều đó.

Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam di sản vô giá. Nếu với “Bình Ngô đại cáo”, ông thể hiện sự đanh thép trong bản tuyên ngôn độc lập thứ hai (sau Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt) hướng đến nhân dân, dân tộc; thì ở “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi lại hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn qua tình yêu dành cho cảnh sắc thiên nhiên.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” như một bức tranh thiên nhiên sống động được Nguyễn Trãi khắc họa bằng ngôn từ, với đầy đủ hương thơm, sắc màu, âm thanh. Nhưng ẩn sâu cái bức tranh ấy là tâm hồn đẹp đẽ của người thi nhân giữa cuộc sống thôn quê bình dị.

Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện ở ngay đầu bài thơ với tư thế của nhân vật trữ tình trong câu thơ:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ có một nhịp thơ thật lạ lùng: 1/5. Nhưng chính nhịp thơ này lại mang đến cảm giác một ngày thư thái, rỗi rãi. Người thi nhân lúc này dù ngồi trước hiên nhà hóng mát, dù chìm đắm vào thiên nhiên cũng không thể quên hết việc đời. Nên cảm xúc của nhà thơ thực sự không phải thanh thản, nhẹ nhõm gì. Điều này thể hiện ở từ “ngày trường”, nghĩa là một ngày rất dài, gợi cho thấy sự buồn chán, vô vị.

Hầu hết các nhà thơ thường được trao nhiều cảm hứng bởi mùa thu xao xuyến hay mùa xuân tươi mới, nhưng với Nguyễn Trãi thì lại là mùa hè. Vốn là một người yêu thiên nhiên tha thiết, hồn thơ lại khoáng đạt và cảm xúc tinh tế, Nguyễn Trãi đã vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh mùa hạ tuyệt đẹp với đủ sắc hương:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nhắc đến mùa hè, thì cây hòe là một trong những hình ảnh rất đặc trưng. Những tán lá hòe “đùn đùn” trải rộng, che mát một khoảng sân. Từ láy “đùn đùn” mang một sức gợi hình mạnh mẽ, người đọc như thấy nhựa sống của cây đang căng tràn trong từng cành lá. Còn bên hiên nhà, hoa lựu đỏ rực và tỏa hương thơm. Cái màu đỏ của hoa lựu khiến không gian dường như có sự chuyển động, có sự bừng sáng hòa cùng đám lá xanh của cây hòe. Như ta cũng từng bắt gặp hình ảnh hoa lựu rực rỡ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: “Dưới trăng quyên đã gọi hè/Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.

 

Sắc đỏ của hoa lựu được nhà thơ quan sát và đưa vào không chỉ bởi nó là đặc trưng của mùa hè, mà dường như còn muốn làm nổi bật lên sức sống của mùa hè. Cùng với hoa lựu, sen dưới ao nhà cũng đang tận hưởng mùa hè bằng sắc hồng và hương thơm quyến rũ. Đến đây ta thấy, nếu như câu thơ đầu thể hiện tâm sự nhàn rỗi chán chường của nhà thơ, thì lúc này, trước hương sắc và sức sống của mùa hè, trước thiên nhiên rực rỡ; tâm hồn thi nhân đã trở nên tươi vui và say mê thưởng thức. Bởi thế mà nhà thơ mới gợi ra được sự sinh động của thiên nhiên trong từng màu sắc, đường nét.

Và bức tranh ấy, còn thi vị hơn nữa, đầy say mê hơn nữa khi không chỉ có sắc, có hương mà còn có sự hòa quyện của âm thanh cuộc sống thôn quê bình dị:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”

“Lao xao” là âm thanh nghe đâu đó xa xa vọng lại, chẳng rõ ràng nhưng vẫn văng vẳng âm vang. Một chữ “lao xao” đã đủ tái hiện âm thanh cuộc sống thường nhật của làng chài. Đọc câu thơ này, người đọc có thể hình dung thấy cảnh chợ cá thân quen, bận rộn với cảnh kẻ bán người mua.

Mùa hè còn có tiếng kêu inh ỏi của đám ve. Tiếng ve là tiếng gọi hè, cũng như thúc giục nhưng hoa những sắc màu của mùa hè bừng nở, tỏa rực. Và tiếng ve cũng làm đầy không gian tĩnh lặng của căn lầu giữa buổi chiều buông.

Như vậy, qua bài thơ “Cảnh ngày hè” có thể thấy, Nguyễn Trãi cảm nhận bức tranh thiên nhiên với vả thị giác, khứu giác và thính giác. Vì vậy, cảnh ngày hè trong thơ hiện lên thật rộn rã và căng tràn sức sống. Có lẽ chính tính yêu thiên nhiên say đắm, sự tinh tế trong cảm nhận đã giúp người thi nhân quan sát, miêu tả và tận hưởng thiên nhiên ngày hè thật tỉ mỉ và đặc sắc như thế.

Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, và cũng bởi vậy mà qua thiên nhiên ông muốn nói lên tâm sự, tâm tình ẩn sâu trong lòng. Và mặc dù ông đang vui với thiên nhiên, có vẻ như đang hòa hợp với đời sống thôn quê, nhưng cái tình chủ đạo của bài thơ vẫn là tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi, là nỗi niềm trăn trở của ông về đất nước. Chính cái khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống bình dị thường nhật những ngày hè ở thôn dã đã mở ra ước vọng tha thiết trong lòng nhà thơ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

Hai câu thơ cuối này, dường như là sự kết đọng bao suy tư, trăn trở của người thi nhân. Người ta vẫn nói, “tức cảnh sinh tình”, quả không sai. Cái tình ở đây của Nguyễn Trãi là ông ước có trong tay cây đàn của vua Thuấn để tấu lên một khúc “Nam phong” – khúc nhạc mang ước vọng cầu cho nhân dân muôn nơi được sống ấm no, hạnh phúc. Câu thơ mang nặng nỗi lo cho dân, cho nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của một người dành suốt cuộc đời đấu tranh cho lợi ích dân tộc.

Tâm tình này của Nguyễn Trãi không khỏi làm ta liên tưởng tới tấm lòng khao khát vì dân của Đỗ Phủ trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững đứng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

Qua đó ta thấy, Nguyễn Trãi và Đỗ Phủ có sự tương giao trong tư tưởng, nhận thức của như nỗi niềm thời đại. Ta còn thấy rõ hơn, Nguyễn Trãi bấy lâu dù có lui về ở ẩn, dù có vẻ như vui vầy với gió mây cây cỏ, thì trong tâm vẫn nặng trĩu nỗi lo nước, thương đời. Suốt cuộc đời, mọi việc ông làm đều hướng đến một khát vọng, khi có giặc thì trừ giặc, hết giặc thì lo ấm no, hạnh phúc cho dân. Tình yêu nước, thương dân này của ông đã vang danh bao đời và còn vang danh ngàn đời. Điều này chính là cốt cách, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.

 

Qua phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nguyễn trãi, ta có thể cảm nhận được biết cao tình cảm, bao nhiêu suy tư, trăn trở của Nguyễn Trãi. “Cảnh ngày hè” không chỉ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, nhiều sắc màu và tràn đầy sức sống; mà hơn thế còn cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, chân dung tinh thần của người anh hùng dân tộc, cũng là người nghệ sĩ hết mực tại hoa.

Bên cạnh nội dung, tình cảm đáng trân trọng, bài thơ “Cảnh ngày hè” còn thể hiện cái tài của Nguyễn Trãi trong nghệ thuật văn chương. Với tác phẩm này, ông dùng thể thơ thất ngôn xen với lục ngôn và dùng chữ Nôm làm ngôn ngữ nghệ thuật có sức biểu cảm, biểu nghĩa tuyệt vời. Các hình cảnh của thôn dã được ông đưa vào thơ gợi sự gần gũi, bình dị và mang đậm “chất” Việt Nam. Nếu văn chương cổ bài xích hình ảnh dân dã như “chợ cá” hay âm thanh của đời thường, thì Nguyễn Trãi lại yêu thích và đưa vào thơ, tạo sự gần gũi, bình dị và mang đậm “chất” Việt Nam”.

Bình luận (0)
Nguyễn Ánh Hồng
Xem chi tiết