Hà Hoàng Uyên
Quan hệ cung cầu tác động đến nhà nước người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng như thế nào Cho ví dụ? Câu 2 Tại sao tác động của quy luật giá trị lại phân hóa giàu nghèo trong sản xuất và trong lưu thông hàng hóa? Câu 3 3 một số cá nhân kinh doanh khẩu trang Lợi dụng tình hình dịch covid-19 đã đầu cơ tích trữ mặt hàng này và đẩy giá sản phẩm lên cao gây rối loạn thị trường để thu nhiều lợi nhuận bất chính . a, theo em Em thực trạng trên thể hiện mặt nào của quy luật cạnh tranh? b, khẳng đị...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Trần Duy Anh
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
28 tháng 12 2020 lúc 14:52

Sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên:

    – Một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi (khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường) trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao.

    – Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém (do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro) sẽ thua lỗ, phá sản và trở nên nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội.

VD: Cùng là sản xuất điện thoại: Iphone đáp ứng được thị hiếu của khách hàng (Dáng vẻ sang trọng, lịch sử, hiệu năng tốt, bảo mật tốt, hệ sinh thái đa dạng). Nên giá Iphone trên thị trường luôn bán được giá cao, nhiều khách hàng ưa chuộng => Họ kiếm được lợi nhuận lớn.

Mặt khác Nokia không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, công ty họ dần suy thoái và phải bán cho Microsoft.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
25 tháng 6 2018 lúc 5:24

* Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:

   + Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghê và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

   + Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

* Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
qwerty
1 tháng 4 2017 lúc 9:15

* Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:

+ Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghê và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

+ Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

* Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh
7 tháng 6 2017 lúc 7:28

Quy luật giá trị có tác động phân hoá người sản xuất thành giàu- nghèo vì:

Trong nền sản xuất hàng hoá, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hoá sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu thì trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau. Nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau (không ngoại lệ trừ một ai).

- Người có giá trị cá biệt giá trị xã hội của hàng hoá thì có lãi -> giàu có.

- Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất kinh doanh kém (giá trị cá biệt > giá trị xã hội của hàng hoá) => thua lỗ, phá sản.

Hiện tượng này dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 9 2017 lúc 12:50

   - Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

   - Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

   - Ví dụ: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
qwerty
1 tháng 4 2017 lúc 9:13

- Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

- Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

- Ví dụ:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

Bình luận (0)
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
22 tháng 12 2020 lúc 14:48

- Nhà nước vận dụng quan hệ cung cầu để điều chỉnh xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa, giúp bình ổn giá thị trường ( Ví dụ: Như hồi giá thịt lợn tặng mạnh, nhu cầu thịt lợn của người dân tăng, nhà nước chủ động nhập khẩu thịt từ nước ngoài về để hạ nhiệt giá thịt lợn, bình ổn giá cả thị trường).

- Với người kinh doanh: Người kinh doanh sẽ dựa vào cung cầu để xác định thị hiếu khách hàng (Vd: Mấy năm gần đây rất hot các quán trà chanh, trà sữa, người kinh doanh sẽ nắm bắt thị hiếu khách hàng, mở ra các quán trà chanh, sữa chua chân châu theo nhu cầu của thị trường để kiếm lợi nhuận cho bản thân.

- Người tiêu dùng dựa vào cung cầu để tiêu dùng một cách thông minh hơn. Không bị mua đồ với giá cả cao hơn giá trị của hàng hóa.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
23 tháng 6 2018 lúc 13:02

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 29 thì quy luật giá trị có ba tác động đó là:

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

- Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.

Vậy đáp án đúng là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
16 tháng 3 2017 lúc 17:41

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 29 thì quy luật giá trị có ba tác động đó là:

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

- Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.

Vậy đáp án đúng là kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

Bình luận (0)
Trần Thái Huy
Xem chi tiết