viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu phân tích bài văn tỏ lòng
viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu phân tích bài văn tỏ lòng
Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích tấm lòng của vua quang trung, với đất nước với đân tộc, trong bài có sử dụng 1 câu ghép phép lặp thành phần cảm thán
Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 - 12 câu phân tích tội ác của kẻ thù và lòng yêu nước tột cùng của trần cuốc tuấn thể hiện trong bài " Hịch Tướng Sĩ "
Em tham khảo:
Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo lối tổng phân hợp làm sáng tỏ câu chủ đề: “Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tướng giàu lòng yêu nước”
Câu 1: Phân tích tính quy phạm và phá vỡ tính qua phạm của văn học Trung đại qua bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (Gạch đầu dòng)
Câu 2: Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (viết thành bài văn)
Ai đó giúp em với ạ🥺, câu 2 nếu được thì cho em xin bài văn tham khảo còn không thì dàn ý cũng được ạ
có ý kiến cho rằng"chỉ qua lời nói tiễn chồng,ta đã thấy được tấm lòng của 1 người vợ yêu thương chồng tha thiết'.hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu phân tích đoạn văn trên để làm sáng tỏ ý kiến đó
Vì khi vợ tiễn chồng , họ sẽ cảm thấy trong lòng mình như nặng nề , tha thiết . Giờ người họ thương yêu đã đi xa rồi , họ đương nhiên sẽ buồn , bất an . Người đã chịu bao gánh nặng trên vai giờ không còn thật là bất an. Họ sẽ rất lo lắng , liệu chồng mình còn có thể quay trở lại không ? Liệu khi đứa con của chúng ta ra đời có nhìn thấy cha nó không ? Những người vợ lúc nào cũng bồn chồn lo lắng . Nếu người chồng đi thì những thiên thần mới chào đời chẳng phải đã mất tình thương của cha sao ? .
Đôi khi có những ý kiến trái ngược . Có vợ sẽ không thủy chung . Đi theo một mối tình mới , họ đã quên tình nghĩa vợ chồng từ lâu rồi . Khi chồng vắng là tót chạy đến người tình nên nghĩ :" Chồng là cái quái j chứ "? . Đúng , họ nghĩ thế là 50 % là đúng .
=> Sai
Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách diễn dịch phân tích lòng hiếu thảo của vũ nương trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( gạch chân lời dẫn đó )
Đề bài : Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15-20 câu làm sáng tỏ chủ đề :"Gia đình trong lòng em"
Tham khảo nha:
Nhận xét về vai trò của gia đình, ai đó đã nói rằng: " Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên dạy cho ta những điều hay lẽ phải". Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ, con cái. Đó là nơi ta được sinh thành, được nuôi dưỡng và lớn lên bằng tình yêu thương. Trong mái ấm tình thương ấy, ta được nuôi dưỡng cả về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là nơi dạy cho ta về những điều hay lẽ phải. Từ đó, ta biết đâu là sai, đâu là đúng, đâu là phải và trái. Gia đình chính là xã hội đầu tiên ta được giao tiếp, được vùng vẫy nhưng đã được thu nhỏ. Đây cũng là nơi đầu tiên mà mỗi người được học hỏi, được giao lưu. Ở bên gia đình, mỗi người cảm nhận được sự bình yên, nơi mà " bão dừng sau cánh cửa", nơi mà con người không phải lo toan với cuộc sống chật vật ngoài kia.
Chúc em học tốt. Nhớ tick nha.
Tham khảo
Nhận xét về vai trò của gia đình, ai đó đã nói rằng: " Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên dạy cho ta những điều hay lẽ phải". Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ, con cái. Đó là nơi ta được sinh thành, được nuôi dưỡng và lớn lên bằng tình yêu thương. Trong mái ấm tình thương ấy, ta được nuôi dưỡng cả về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là nơi dạy cho ta về những điều hay lẽ phải. Từ đó, ta biết đâu là sai, đâu là đúng, đâu là phải và trái. Gia đình chính là xã hội đầu tiên ta được giao tiếp, được vùng vẫy nhưng đã được thu nhỏ. Đây cũng là nơi đầu tiên mà mỗi người được học hỏi, được giao lưu. Ở bên gia đình, mỗi người cảm nhận được sự bình yên, nơi mà " bão dừng sau cánh cửa", nơi mà con người không phải lo toan với cuộc sống chật vật ngoài kia
viết đoạn văn quy nạp khoảng 10-12 câu phân tích khổ 3 bài nhớ rừng( phân tích nghệ thuật trg khổ thơ, câu copy mạng)
Em tham khảo:
Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình.