Những câu hỏi liên quan
llk
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:23

Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á

 

- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

Bình luận (0)
07.Vũ Phú Cường -.-
Xem chi tiết
Minh Hiếu
20 tháng 12 2021 lúc 22:26

Tham khảo

Các nước Châu Á ngày nay đã đạt được một số thành tựu trong kinh tế — xã hội. - Trong nông nghiệp: châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì thê giới. Nhiều nước tự túc được lương thực và có nhiều sản phẩm xuất khẩu. - Trong công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp có vị trí quyết định đối với nhiều nước, góp phần cung cấp công cụ, phương tiện giao thông, các sản phẩm tiêu dùng; không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra mặt hàng xuất khẩu. - Trong dịch vụ: nhiều nước dịch vụ phát triển cao và đã đóng góp ti trọng lớn trong cơ cấu GDP. - Đời sống của nhân dân châu Á đang được nâng lên rõ rệt.

Bình luận (0)
huu nguyen
Xem chi tiết
Thee Bao
21 tháng 12 2021 lúc 19:23

Câu 1:
 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 2:

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới.

- Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao.

Bình luận (0)
Minh Thư Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:39

Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:42

Câu 2:
 

Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.

5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.

6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:44

Câu 3:
 

Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành chính sau:

1. Ngành năng lượng tái tạo:
- Điện gió: Sản xuất điện từ sức gió thông qua việc lắp đặt các tuabin gió trên mặt đất hoặc trên biển.
- Năng lượng mặt trời: Sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
- Năng lượng thủy điện: Sử dụng lực nước chảy để sản xuất điện.

2. Ngành khai thác và chế biến năng lượng hóa thạch:
- Khai thác và chế biến dầu mỏ: Bao gồm quá trình khai thác, vận chuyển, xử lý và chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm như xăng, dầu diesel và dầu mỡ.
- Khai thác và chế biến than: Sản xuất điện từ than đá và sử dụng than cốc trong quá trình sản xuất thép.
- Khai thác và chế biến gas: Bao gồm quá trình khai thác và chế biến gas tự nhiên.

Đặc điểm và phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng có thể được mô tả như sau:

1. Ngành năng lượng tái tạo:
- Đặc điểm: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, không gây ra khí thải ô nhiễm và có tiềm năng tái tạo không giới hạn.
- Phân bố: Các dự án điện gió và điện mặt trời phân bố rải rác trên toàn quốc, với sự tập trung cao ở các khu vực có điều kiện thuận lợi như miền Trung và Tây Nguyên.

2. Ngành khai thác và chế biến năng lượng hóa thạch:
- Đặc điểm: Sản xuất năng lượng từ nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần vào cung cấp năng lượng phổ biến và ổn định.
- Phân bố: Các ngành công nghiệp này phân bố chủ yếu tại các khu vực có tiềm năng khoáng sản giàu, chẳng hạn như Bắc Bộ (đá vôi) và miền Nam (dầu mỏ).

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 21:48

tk

 

1. Nông nghiệp

 Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt...


 

+

Trung Quốc - sản lượng: 144,56 triệu tấn/năm.Ấn Độ - sản lượng: 104,8 triệu tấn/năm.Indonesia - sản lượng: 35,56 triệu tấn/năm.Bangladesh - sản lượng: 34,5 triệu tấn/năm.Việt Nam - sản lượng: 28,234 triệu tấn/năm.
Bình luận (0)
quynhanh Tran
13 tháng 12 2021 lúc 21:53

Câu 1. Nông nghiệp

 Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt....

Câu 2:

Trung Quốc - sản lượng: 144,56 triệu tấn/năm.Ấn Độ - sản lượng: 104,8 triệu tấn/năm.Indonesia - sản lượng: 35,56 triệu tấn/năm.Bangladesh - sản lượng: 34,5 triệu tấn/năm.Việt Nam - sản lượng: 28,234 triệu tấn/năm.

Bình luận (0)
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Lan Anh
24 tháng 12 2016 lúc 10:11

1.

a) Dân cư

- Dân số đông, tăng khá nhanh

- Năm 2012:

+ Số dân : 4 300 000 000 (châu lục đông dân nhất thế giới)

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,1%

+ Mật độ dân cư cao 135 người/km2, phân bố không đều

b) Xã hội

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Ơrôpêôit, Môngôlôit.

- Ơrôpêôit phân bố ở Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á

- Môngôlôit phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Ôxtralôit phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.

2.

a)Nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn

+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu

- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:

+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới

b) Công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước

c) Dịch vụ: Phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Chất lượng cuộc sống cao.

 

Bình luận (0)
Trần Ngọc Di Ân
Xem chi tiết
Annie Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
15 tháng 12 2017 lúc 20:24

Câu 2.

- Khí hậu:

Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

+, Mùa đông: lạnh khô

+, Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

=> Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Khí hậu thay đổi theo độ cao.

Phía Tây Bắc ít mưa( Hoang mạc Thar)

Sông ngòi:

- Sông Ấn, sông Hồng, sông Bra- ma- mút.

Cảnh quan:

Đa dạng: - Rừng nhiệt đới ẩm

- Xa van và cây bụi

- Hoang mạc

- Cảnh quan núi cao.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:44

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản

- Ở Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).

- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Nền nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.

- Ngành trồng trọt: có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). Các cây trồng chính của Nhật Bản là lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.

- Ngành chăn nuôi: được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,...

- Ngành thủy sản:

+ Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, mực,...

+ Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...

- Ngành lâm nghiệp: là ngành được chú trọng phát triển.

+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng.

+ Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.

Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản

- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su

- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô

- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…

- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản

Bình luận (0)