lỗi 404 là gì
các bạn ơi thi violimpic toán, nộp bài xong rồi trên màn hình lại hiện lên là lỗi 404 không tìm thấy trang là như thế nào vậy, có ai bị như mình không ,
mik cha khac cac ban dau
hinh nhu ai cung bi vay day
olympic zom qua
Hom nay minh cung bi the,phai lam lai tu vong1 ma van bi loi
to cung vay nua ! mất công tớ phải thi lại vòng 1 !
lỗi xảy ra trong khi thực hiện chương trình là lỗi gì.....
Hãy kể về 1 lần mắc lỗi của em, dựa vào dàn ý sau:
Dàn ý:
1, Mở bài: Giới thiệu về lần mắc lỗi của mình là gì?, xảy ra ở đâu?,khi nào?, với ai?
2, Thân bài: - Kể diễn biến của lần mắc lỗi đó
- Lỗi đó có hiệu quả gì?
- Phản ứng của những người xung quanh
- Suy nghĩ, tâm trạng của mình
3, Kết bài: Bài học rút ra điều gì sau những lần mắc lỗi đó
Giúp mk với mk cần gấp ngay
1. Mở bài: Đó là lần em trốn học đi chơi vào lúc lớp 9
2. Thân bài:
-Diễn biến:
+ Vì áp lực học hành nhiều và các bạn rủ rê nên em quyết định bỏ môt buổi học thêm để đi chơi
+ Trong lúc đi chơi bắt gặp bố mẹ trên đường về nhà
+ Bố mẹ rất shock nhưng cũng chỉ im lặng rồi đi qua
+ Từ sau khi bị bố mẹ phát hiện, tâm trạng em lo lắng khôn nguôi không dám về nhà
+ Các bạn động viên nên em quyết định về nhà nói chuyện với bố mẹ
+ Về nhà em thấy nét mặt bố mẹ thoáng buồn, em biết mình đã làm sai rồi ( kiếm được đồng tiền nuôi em ăn học không phải dễ mà em lại bỏ học đi chơi ) Em rất ăn năn và hối hận
+ Em nhận sai với bố mẹ và hứa không tái phạm đồng thời đi xin lỗi cô giáo.
+ Bố mẹ và cô giáo bỏ qua cho em và em cũng rút được bài học cho mình.
3. Kết bài: Sau lỗi lầm đó em thấy mình đã trưởng thành hơn. Đặc biệt nghiêm túc với việc học không còn bỏ bất cứ buổi nào. Em trân trọng sự tha thứ của bố mẹ và tự hứa không để bố mẹ buồn vì em thêm lần nào nữa
Dàn bài cho bạn nhé.
MB:
- Tạo tình huống, hoàn cảnh xảy ra sự việc cho câu chuyện.
ví dụ như: em nói về thời gian, lí do dẫn đến việc em mắc khuyết điểm đó. (khuyết điểm lười học chẳng hạn ha, hay không thuộc bài gì đó,..)
TB:
- Lúc đó lớp kiểm tra, vì tối qua em mải chơi như thế nào đó mà khi đến lớp em đã không làm được bài nào trong giấy thi cả.
- Cảm xúc của em khi em không làm được bài?
+ sự ái ngại, vẻ mặt bất ngờ của thầy/ cô giáo khi thấy em nộp giấy trắng.
+ ...
- Khi về nhà, cảm xúc em bối rối như thế nào?
+ em không dám nhìn thẳng mặt cha mẹ như thể mình vừa lừa dối cha mẹ chuyện động trời gì đó.
+ bữa đó em không nói chuyện thoải mái với cha mẹ như mọi hôm.
+ ....
- Khi cô phát bài kiểm tra về, cô đã nói những lời gì với em?
+ tả vẻ mặt, giọng nói rầu rầu của cô khi thất vọng về em.
- Về nhà cha mẹ biết điểm kiểm tra của em như thế thì hành động, lời nói của cha mẹ ra sao?
+ cảm xúc của em khi đó như thế nào?
- Sau đó, em xin lỗi cha mẹ thầy cô ra sao?
- Dặn lòng mình phải như thế nào sau này trong việc học hành?
+ chăm chỉ, cố gắng hơn,...
KB:
- Tổng kết lại vấn đề: ví dụ như đó là lần khiến em nhớ mãi và bây giờ em không dám lơ là việc học hành nữa.
câu sau rơi vào lỗi gì ? ăn mặc của chị ấy thật là gì
Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
Người sử dụng không nắm được ngữ âm của từ.
Lỗi lầm của En-ri-cô là gì?
Thiếu tôn trọng với mẹ trước mặt cô giáo
Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm. Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”. Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”. Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.
Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?
A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.
D. Tất cả các lỗi trên.
Tìm hiểu lời nói, việc làm thể hiện nhận lỗi và sửa lỗi
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào?
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ nhận lỗi và xin lỗi Thỏ, Sóc và mẹ Sóc.
- Cáo xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu!).
- Cáo xin lỗi Thỏ (Mình xin lỗi vì đã đổ lỗi cho cậu).
- Cáo thể hiện mong muốn được đền bù (Mình có thể đền cho cậu một cuốn truyện mới được không?).
- Cáo mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho tớ được không?).
- Cáo hứa sẽ không tái phạm (Mình hứa sẽ không phạm sai lầm lần sau nữa!).
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi một cách chân thành và không được tái phạm lỗi lầm đó một lần nữa.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh mắc lỗi gì?
- Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?
- Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi?
- Các bạn trong tranh mắc lỗi:
+ Tranh 1: Bạn nữ trong tranh đã làm vỡ cái bát
+ Tranh 2: Bạn nam trong tranh đã bỏ rác không đúng nơi quy định
+ Tranh 3: Bạn nữ trong tranh đã làm em bé ngã
- Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi bằng cách như sau:
+ Tranh 1: Bạn nữ đã xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn
+ Tranh 2: Bạn nam đã xin lỗi cô và hứa sẽ bỏ rác vào thùng rác
+ Tranh 3: Bạn nữ đã xin lỗi em bé và đỡ em bé dậy
- Theo em, khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi, xin lỗi, sửa chữa lỗi lầm và hứa lần sau sẽ không làm như vậy nữa,...