Hãy chỉ ra những yếu tố dân tộc hóa của bài thơ "cảnh ngày hè" ? So sánh với thơ đường
hãy chỉ ra những yếu tố dân tộc hóa của bài thơ "cảnh ngày hè " ? so sánh với thơ Đường
CAC BAN GIÚP MÌNH VỚI
BÀI thơ bánh trôi nước thể hiện rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian.Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố đó
Hãy nêu nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
REFER
Việt hoá thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn, vận dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống của con người, hệ thống ngôn ngữ giản dị tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích chính là những nét nghệ thuật đặc trưng cho Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Hãy tìm 3 bài thơ ( hoặc đoạn thơ ) của các nhà thơ trung đại hoặc hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian và chỉ ra yếu tố của văn học dân gian trong đoạn thơ , bài thơ đó
Tham khảo:
- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Dựa trên câu ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc trong đoạn trích Nước đại việt ta
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.
Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
(Rành rành định phận ở sách trời)
Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.
Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.
Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương
Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.
Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.
Tuy ra đời trong những bối cảnh lịch sử khác nhau nhưng dường như cả hai áng văn thơ bất hủ: Nam quốc sơn hà và Nước Đại Việt ta đều thể hiện chung một khát khao độc lập và tự do của dất nước, của dân tộc. Đó là những lời khẳng định một cách đanh thép, mãnh liệt về chủ quyền của chúng ta.
Vào cuối năm 1076, cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược đang bước sang giai đoạn gay go ác liệt thì nơi phòng tuyến sông cầu, trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát vang lên tiếng đọc thơ sang sảng. Tiếng thơ làm nức lòng binh sĩ, tạo nên kí thế áp đảo kẻ thù:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Nam quốc sơn hà)
Ngày xưa, phong kiến Trung Hoa chỉ coi vua mình là “đế”, là “thiên tử”, còn vua nước láng giềng chỉ là vương, là hầu. Nhưng, Lí Thường Kiệt (?) như muôn tước đi cái tự phụ, ngạo nghễ của Trung Hoa nên đã viết:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Phải chăng đây là lời tuyên chiến đầu tiên của dân tộc ta với Trung Hoa - “lời tuyên chiến” từ một tên gọi? Giáo sư Lê Trí Viễn khi bàn về câu thơ này đã nói: “Xưng Nam đế là xóa đi cái trịch thượng trong đầu chúng, Xưng Nam quốc là hất đi cái mồ ma quận huyện” trong ý đồ bành trướng vốn đã có từ lâu đời.
Xưng hô thế là đủ, nhưng muốn khẳng định cho vững chắc hơn chân lí trên, Lý Thường Kiệt nhấn mạnh:
Rành rành định phận tại sách trời Người xưa coi trọng trời đất. Trong Chiếu dời đô có ghi: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.. “Sách trời” như một công cụ luật pháp hữu ích, một vị quan tòa nghiêm minh. Câu thơ thứ ba như muốn cho thấy sự hung hăng vô độ của vua quan nhà Tống, coi thường mệnh trời, làm trái luân thường đạo lí:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Lý Thường Kiệt như đang chỉ rõ chân tướng của hàng vạn thiên tướng, thiên binh, hạ thấp uv tín của chúng. Chúng không phải là những kiêu binh, dũng tướng của thiên triều nữa, mà thực sự chỉ là một lũ giặc, lũ cướp như mọi lũ cướp đường, cướp chợ khác. Câu thơ hịch “nghịch lỗ” thành “lũ giặc” e không làm rõ hết được ý nghĩa của nguyên tác.
Tác giả lại như một nhà tiên tri khi đưa ra một lời cảnh cáo như sấm truyền về kết quả tất yếu của hành động xâm lược. Câu thơ ẩn chủ thể của hành động như đề người ta có thể hiểu rằng sức mạnh của quân dân ta, sự thuận lòng trời nhất định sẽ chiến tháng, sẽ khiến quân giặc thất bại thảm hại, “gieo nhân nào gặt quả ấy”, nên “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Cả bài thơ như một tiếng kèn xung trận quyết chiến, quyết thắng. Lời khẳng định chủ quyền của dân tộc đã kết thúc mà âm hưởng của nó vẫn vang xa, in đậm trong lòng mỗi người dân đất Việt.
Trải qua bốn thế kỉ, tình yêu nước như một cây cầu đưa các nhà quân sự, các tác giả của các bài ca bất hủ đến với nhau. Nếu như trong bản tuyên ngôn đầu tiên ta mới chỉ thấy vị trí của Nam đế - bởi vua là nước, nước là vua - mà chưa thấy yếu tố nhân dân trong sự nghiệp giải phóng đất nước, thì ở bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện một quan điểm nhân sinh rõ rệt. Xuân Diệu từng nói:
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
Đến chút tột cùng là dòng huyết chảy.
Tất cả tình yêu nước của những con người vĩ đại ấy đều được thể hiện sâu sắc qua đặc điểm lịch sứ, và những lần nhân dân sục sôi giành đất nước từ tay giặc. Dường như họ, trong giờ phút quan trọng, giờ phút tột cùng chảy trong mình bầu nhiệt huyết cứu nước, với ý thức độc lập, tự cường mãnh liệt, càng ngày tiến xa hơn.
Cũng như bài thơ Nam quốc sơn hà, mở đầu bài cáo vẫn là những lời khẳng định dứt khoát và chắc chắn về sự tồn tại ngang hàng của một quốc gia phương nam với một quốc gia phương bắc. Quốc gia này không chỉ có đế, không chỉ có lãnh thổ rõ ràng như trong Nam quốc sơn hà mà còn có một quá khứ oai hùng trong công cuộc chống ngoại xâm và đặc biệt, từ xa xưa đã có một nền văn hiến:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến bấy lâu.
Đồng thời:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Những sự phân định rạch ròi giữa hai lãnh thổ đã được nêu ra, văn hiến và phong tục nước ta tốt đẹp, vượt qua cái chính sách đồng hóa điên rồ của bọn phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta bảo vệ được núi sông, văn hiến, phong tục là nhờ những cuộc đấu tranh anh dũng chống kẻ thù. Nhưng nước ta đâu có dùng đến vũ lực như bọn Mông- Nguyên, gây đau thương cho bao nhiêu con người hay bọn giặc Minh, miệng thì nói lập lại nhà Trần thực ra là ra sức vơ vét tài lực của đất nước ta, bóc lột, đánh đập nhân dân ta vô cùng thậm tệ. Biết bao lần nhà Lí, nhà Trần cấp thuyền cho giặc về nước. Đó đều là những việc nhân nghĩa và đã được Nguyễn Trãi ghi nhận:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Theo em ý thức độc lập về quốc gia, đất nước không chỉ được khẳng định trong cương vực lãnh thổ, bản sắc văn hóa mà còn được khẳng định cả trong cách chống giặc ngoại xâm, mà đối với Nguyễn Trãi đó là cách đánh vào lòng người. Tác phẩm đã thể hiện niềm tin sắt đá vào chính nghĩa, vào sức mạnh dân tộc. Nhân nghĩa là yên dân, muốn yên dân phải trừ bạo, tức trừ ngoại xâm. Phải chăng có bảo vệ đất nước mới yên dân. Nhân nghĩa vì vậy gắn với tinh thần yêu nước chống quân xâm lược và sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan. Trong thể văn biền ngẫu này, Nguyễn Trãi đã sử dụng những cặp câu đối nhau rất tương xứng như:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Các câu văn tương xứng như chứng tỏ sự song song tồn tại của hai quốc gia. Phải chăng, phải có một tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ lớn lao mới có thể viết nên những câu văn hiên ngang, mạnh mẽ như thế? Nếu như ở tác phẩm Nam quốc sơn hà mới chỉ nêu về việc sách trời “chia xứ sở” thì Đại cáo Bình Ngô đã nói lên cả một thế hệ, một quá trinh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chứng tỏ dân tộc ta cũng có một vị trí ngang hàng với Trung Quốc. Với những vị hào kiệt, những vị anh hùng, Nguyễn Trãi đã lại một lần chứng tỏ sự giàu mạnh của đất nước ta qua các nhân tài. Nhân tài cũng chính là những người lập chiến công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước, đánh tan mọi kẻ thừ xâm lược. Ý thức độc lập, ý thức về một dân tộc oai hùng dường như đang sục sôi trong lòng Nguyễn Trãi. Vậy nên dưới bàn tay, trí óc của nhân tài nước ta:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cứa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Những chiến công lừng lẫy lần lượt đưa ra. Với các từ mạnh như: thất bại, tiêu vong, bắt sống, giết tươi,... Nguyễn Trãi đã thể hiện một sự căm thù giặc cao độ:
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Bài Đại cáo Bình Ngô không chỉ là lời tổng kết chiến thắng mà còn là lời khẳng định sắt đá một nền độc lập mới sau chiến thắng oai hùng, là một bản phác thảo về đất nước trong tương lai:
Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới ơ thế kỉ XV, Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi với những giá trị hết sức lớn lao về tư tưởng và nghệ thuật, xứng đáng là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Khẳng định ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ.
Đã bao nhiêu năm qua, nhưng những lời trong bản tuyên ngôn của cha ông ta để lại vẫn sáng ngời như ngọc quý. Thời gian có thể xóa nhòa, làm mờ đi nhiều điều của quá khứ nhưng không thể làm mờ đi những chân lí bất diệt trong Nam quốc sơn hà và đặc biệt là Đại cáo Bình Ngô bất hủ muôn đời của người dân nước Việt.
trên cơ sở so sánh với bài thơ sông núi nước nam , hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc trg đoạn trích nước đại việt ta
Để chứng minh cho tính chất chân lý hiển nhiên , Nguyễn Trãi dẫn sự thật lịch sử để chứng minh .Đó chính là sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập chủ quyền .Nếu ở bài Sông núi nước Nam ,Lý Thường Kiệt mới chỉ công báo :
" Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
thì ở đây là nhiều dẫn chứng cụ thể ,sinh động ,được nêu với giọng văn châm biếm ,khinh bỉ ,khẳng định thất bại của vua quan ,tướng tá TQ khi chúng cố tình tham lam ,thích bành trướng ,mang tư tưởng nước lớn ,bá quyền ,cố tình đi ngược lại chân lý hiển nhiên thì chỉ chuốc lấy bại thảm hại .Những địa danh sông Bạch Đằng ,bến Chương Dương ,cửa Hàm Tử mãi mãi là nấm mồ chôn quân xâm lược .Kẻ thù thất bại ,tiêu vong vì động cơ ích kỷ ,vì " thích lớn " ,"tham công " .Dựa vào tướng giỏi ,quân đông ,không " lấy nhân nghĩa làm gốc " , hậu quả ấy không thể tránh khỏi .
Hai câu kết đoạn có ý nghĩa : Khẳng định sự thật oai hùng và vang lên niềm tự hào của dân tộc Đại Việt .Ở đoạm kết vưa có cái nguyên cớ của sự bại vong như những hiện vật trong viện bảo tàng ,với kẻ địch là một sự nhục nhã muôn đời khôn rửa ,còn với ta ,đó là minh chứng cho một lẽ phải hùng hồn mà dân tộc Đại Việt đã gửi trọn niềm tin vào đó . Lời tiên tri ( 2 câu đầu ) đã có ứng nghiệm theo luật quả báo ( nhân nào quả ấy ) tứ thời .
Nói tóm lại ,về ý nghĩa ;chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc ,lịch sử ,tư tưởng ,văn hóa của dân tộc Đại Việt từ đời Lý đến đời Lê ,trải qua 5 thế kỷ
Cách lập luận này cho thấy bài cáo cần có tính logic cao độ .Phía sau phần "Từng nghe " là những chân lý đã được kiểm định vững chắc trong lịch sử .còn "vậy nên " là kết quả tất yếu phù hợp với tiền đề " từng nghe " đã nói ở trên .Những dẫn chứng thực tiển đó là chứng cớ còn ghi trong sử sách không thể bác bỏ ,không thể chối cãi .Hai cặp phạm trù logic kín kẻ : Khi nói đến nguyên lý nhân nghĩa thì Nguyễn Trãi viết " từng nghe " ;còn khi khẳng định sức mạnh nhân nghĩa sức mạnh của độc lập dân tộc thì ông dùng từ " còn ghi " ( sử sách ghi lại không thể chối cải ) .Chính xác hơn ,được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ nhân quả
Vơi cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn ,đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta .Bề nỗi của lời văn là sụ nghiêm khắc răn dạy ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người : Nhân nghĩa .Vậy Nước Đại Việt ta có sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc ở bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
Để chứng minh cho tính chất chân lý hiển nhiên , Nguyễn Trãi dẫn sự thật lịch sử để chứng minh .Đó chính là sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập chủ quyền .Nếu ở bài Sông núi nước Nam ,Lý Thường Kiệt mới chỉ công báo :
" Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
thì ở đây là nhiều dẫn chứng cụ thể ,sinh động ,được nêu với giọng văn châm biếm ,khinh bỉ ,khẳng định thất bại của vua quan ,tướng tá TQ khi chúng cố tình tham lam ,thích bành trướng ,mang tư tưởng nước lớn ,bá quyền ,cố tình đi ngược lại chân lý hiển nhiên thì chỉ chuốc lấy bại thảm hại .Những địa danh sông Bạch Đằng ,bến Chương Dương ,cửa Hàm Tử mãi mãi là nấm mồ chôn quân xâm lược .Kẻ thù thất bại ,tiêu vong vì động cơ ích kỷ ,vì " thích lớn " ,"tham công " .Dựa vào tướng giỏi ,quân đông ,không " lấy nhân nghĩa làm gốc " , hậu quả ấy không thể tránh khỏi .
Hai câu kết đoạn có ý nghĩa : Khẳng định sự thật oai hùng và vang lên niềm tự hào của dân tộc Đại Việt .Ở đoạm kết vưa có cái nguyên cớ của sự bại vong như những hiện vật trong viện bảo tàng ,với kẻ địch là một sự nhục nhã muôn đời khôn rửa ,còn với ta ,đó là minh chứng cho một lẽ phải hùng hồn mà dân tộc Đại Việt đã gửi trọn niềm tin vào đó . Lời tiên tri ( 2 câu đầu ) đã có ứng nghiệm theo luật quả báo ( nhân nào quả ấy ) tứ thời .
Nói tóm lại ,về ý nghĩa ;chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc ,lịch sử ,tư tưởng ,văn hóa của dân tộc Đại Việt từ đời Lý đến đời Lê ,trải qua 5 thế kỷ
Cách lập luận này cho thấy bài cáo cần có tính logic cao độ .Phía sau phần "Từng nghe " là những chân lý đã được kiểm định vững chắc trong lịch sử .còn "vậy nên " là kết quả tất yếu phù hợp với tiền đề " từng nghe " đã nói ở trên .Những dẫn chứng thực tiển đó là chứng cớ còn ghi trong sử sách không thể bác bỏ ,không thể chối cãi .Hai cặp phạm trù logic kín kẻ : Khi nói đến nguyên lý nhân nghĩa thì Nguyễn Trãi viết " từng nghe " ;còn khi khẳng định sức mạnh nhân nghĩa sức mạnh của độc lập dân tộc thì ông dùng từ " còn ghi " ( sử sách ghi lại không thể chối cải ) .Chính xác hơn ,được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ nhân quả
Vơi cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn ,đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta .Bề nỗi của lời văn là sụ nghiêm khắc răn dạy ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người : Nhân nghĩa .Vậy Nước Đại Việt ta có sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc ở bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ. (Chú ý: mối liên hệ giữa cảnh gió phá mái nhà, cảnh trẻ con cướp tranh, cảnh nhà mưa ướt và ước mơ cao thượng của nhà thơ.)
Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau
- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả
- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn
- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đoạn cuối: Biểu cảm
→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.
Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau
- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả
- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn
- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đoạn cuối: Biểu cảm
→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.
1.qua bài thơ ông đồ , em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay
2. trong bài thơ ông đồ, tác giả có mặt ở những câu thơ nào ? cảm nhận tâm trạng , nỗi niềm của nhà thơ
Tham khảo:
1.
Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.
Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc
Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.
Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.
Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.
Tham khảo:
Câu 1:
Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".
Câu 2:
Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.
Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộcKhông chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.
So sánh bài thơ Buổi chiều ở phủ thiên trường trông ra với bài thơ chiều hôm nhớ nhà . Quan sát và cho biết cảnh vật ở bài thờ nào sắc thái ảm đạm hơn Theo em yếu tố nào quyết định sắc thái ấy
Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông:
Thôn hậu thôn điền đạm tự yên
Bán hô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà huyện Thanh Quan:
Vàng nhạt đồi Tây bóng xế tà,
Đầm đìa cỏ lá tuyết đơm hoa.
Rừng mai thấp thoáng chim về tổ,
Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà.
Trâu cưỡi thổi tiêu miền nguyệt dã,
Cá chài theo gió bến bình sa.
Đường quê mỗi bước lòng thêm chán,
Hỡi kẻ tình chung có hiểu là?…
=> Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mang sắc thái ảm đạm hơn vì:
Bài thơ Thiên trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông bằng cảm hứng thiền đã khắc họa hình ảnh làng quê thanh bình, yên ả. Cảnh làng quê trong buổi chiều hôm trong làn khói bếp lam chiều, trong làn sương tỏa mờ mờ giăng mắc nhưng không hề gợi buồn. Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi lại cho con, ông đã đi tu. Vì vậy bài thơ được viết bằng cảm hứng nhẹ nhõm, thanh thản.
Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan được viết trong hoàn cảnh của người lữ khách xa quê nhớ về quê hương. Trong bài thơ có những từ ngữ bộc lộ trữ tiếp nỗi lòng khắc khoải của người khác lữ thứ "Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà" kết hợp với không gian thời điểm xế chiều đã khiến ta có cảm nhận rằng sắc thái của bài thơ này ảm đạm hơn. Cùng viết về thời điểm xế chiều, cùng một không gian giăng mắc mờ tỏa, sự ấm cúng của những nếp nhà, những cánh chim về tổ sau một ngày dài, nhưng bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan bộc lộ sắc thái ảm đạm hơn. Sở dĩ ta nhận ra được điều đó là nhớ vào tâm trạng của nhân vật trữ tình và những từ ngữ được bộc lộ trực tiếp trong bài thơ.