Giải thích thành ngữ sau :
Đặt câu với thành ngữ sau và giải thích nghĩa của thành ngữ
-Rừng vàng biển bạc
Giải thích : Đây là một câu tục ngữ rất hay ý nói đát nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá được so sánh như vàng như bạc vì vậy chúng ta càn phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chứ không được phá hoại. Câu tục ngữ này như một bài học sâu sắc đến thế hệ chúng ta.
Tk :
“Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ dân gian với nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Thể hiện niềm tự hào đối với sự giàu đẹp của mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, trong lòng mỗi người con của xứ sở.
Chính vì là một câu thành ngữ thuộc thể loại văn học dân gian, cho nên không thể xác định được cụ thể tác giả của câu nói này. Hầu hết các tác phẩm văn học dân gian đề được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ và không xác định về người sáng tạo ra.
Chúng ta đều biết, vàng và bạc đều là những kim loại quý hiếm. Rừng và biển được ví như vàng bạc tức là những nguồn tài nguyên quý giá. Đó là những nguồn tài nguyên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để mang lại lợi nhuận và cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình.
Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng nó, biết khai thác một cách hợp lý, bên cạnh khai thác phải biết cải tạo để không chỉ bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên mà còn bảo vệ sự sống của con ngưoi
Tìm 5 câu thành ngữ sau đó giải thích ngắn ngọn ý nghĩa của 5 câu thành ngữ vừa tìm.
1. Lành như đất: Khen người nào đó rất hiền lành.
2. Hiền như bụt: Khen người nào đó rất hiền lành.
3. Gan vàng dạ sắt: Khen người nào đó chung thủy, không thay lòng đổi dạ.
4. Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nau và thân thiết với nhau.
5. Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc sa vào tay mình.
Sinh cơ lập nghiệp Giải thích thành ngữ sau
Sinh cơ lập nghiệp: sinh sống và xây dựng cơ nghiệp ổn định ở một nơi nào đó
sinh sống và xây dựng cơ nghiệp ổn định ở một nơi nào đó
GIải thích thành ngữ sau: Năm châu bốn biển.
Tham khảo
Câu thành ngữ "Bốn biển một nhà" có nghĩa là người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất về một mối. Mọi người từ khắp năm châu bốn biển cùng đồng lòng, đoàn kết nhưa anh em trong một gia đình. Chúng ta nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.
Bài Làm :
- a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công.
- Cách trình bày nội dung :
+ Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng.
+ Đầu tiên giải thích nghĩa đen.
+ Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.
Đặt 2 câu có thành ngữ ,nói quá sau đó giải thích
- Khỏe như voi.
- Nhanh như chớp.
- Đen như cột nhà cháy.
- Đen như mực.
- Dữ như cọp.
Để giải thích câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công, một bạn đã đưa ra các ý sau:
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
b) Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công
c) Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống
Hãy chon một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó.
a ) Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.
Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.
b) Để thành công trong cuộc sống không hề đơn giản, nếu thành công đến với bạn càng sớm thì đồng nghĩa vói việc thất bại sau này càng ê chề. Nhưng thất bại nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm đáng quý để xử lí công việc tốt hơn, không rơi vào vết xe đỗ như lần trước. Cho nên đứng trước sự thất bại các bạn không nên nản chí, hãy cố nắng lên và làm việc hết mình. Thành công sẽ tự tìm đến bạn.
c) Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Bài làm
Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.
Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- nói sống sượng
Giải thích nghĩa các thành ngữ sau: chớp rạ
- Nhanh như chớp
- Chết như rạ
Em tham khảo:
1. Rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, ví như ánh chớp loé lên rồi tắt ngay.
2. Chết hàng loạt, xác nằm ngổn ngang, la liệt khắp mặt đất