Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào các ô trống.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
Em đọc diễn cảm đoạn văn, ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp.
Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”.
Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống dưới đây?
- Dấu chấm để kết thúc câu.
- Dấu phẩy để ngăn các ý trong câu.
Nằm mơ
- Mẹ ơi, đêm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vậy đó không, hở mẹ?
- Ô hay, con nằm mơ thì làm sao mà mẹ biết được !
- Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống :
Em đọc diễn cảm, ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy hoàn thành đoạn văn.
Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau ?
Em hãy đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng để điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.
Tôn trọng luật lệ chung
Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.
Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU
Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào những ô trống trong truyện vui sau :
Em phân biệt dấu chấm than và dấu phẩy:
+ Dấu chấm than: bày tỏ cảm xúc, gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị.
+ Dấu phẩy: để ngăn cách các ý trong một câu.
Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng :
- Ồ ! Dạo này em chóng lớn quá !
Dũng trả lời :
- Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.
Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ
Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền ô trống :
TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRỜI
Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố :
- Bố ơi ! con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không bố ?
- Đúng đấy, con ạ ! - Bố Tuấn đáp.
- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao ?
Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi chỗ trống trong truyện vui sau ?
- Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu phẩy:
+ Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối mỗi câu hỏi.
+ Dâu phẩy: dùng để ngăn cách các ý trong câu.
Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn :
- Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết một chữ nào ?
Chiến đáp :
- Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào ?
Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi chỗ trống trong đoạn sau?
Em đọc diễn cảm và ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy hoàn thành đoạn văn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy , có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn . Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi:
- Em có thích bình minh không?
- Bình minh nó thế nào ạ?
- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà , cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy.
- Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi - Cậu bé mù nói.