Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Giang シ)
Xem chi tiết
Tramm Bao
26 tháng 3 2023 lúc 11:41

Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

 
Hảo Tanker Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 20:42

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 7 2023 lúc 21:46

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

TLam☕☘

Trương Lan Anh
Xem chi tiết

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

                                                                                          Bài làm

câu 1:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu 3 :

Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU

NTN vlogs
29 tháng 12 2018 lúc 16:53

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Thùy Linh
Xem chi tiết
Bùi Phương Anh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
15 tháng 4 2020 lúc 20:23

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
15 tháng 4 2020 lúc 20:24

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

Khách vãng lai đã xóa
Rem Ram
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
18 tháng 2 2018 lúc 14:50

Trả lời

............

Rồi Bác đi dém chăn 

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

..........

- Đoạn văn trên nằm trong bài văn Đêm nay Bác không ngủ

-Của Minh Huệ

Dương Lam Hàng
18 tháng 2 2018 lúc 14:52

Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một 
Sợ cháu mình giật thột 
Bác nhón chân nhẹ nhàng. 

Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

Dương Lam Hàng
18 tháng 2 2018 lúc 14:53

Bổ sung: của tác giả Minh Huệ

vu mai thu giang
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Thảo
8 tháng 5 2018 lúc 20:16

Từ ngàn xưa, có thể nói lời ru thiết tha, ngọt ngào của người mẹ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người. Ta từng bắt gặp trong ca dao dân ca viết về tình cảm gia đình và cho tới bây giờ các nhà thơ, nhà văn vẫn nối tiếp truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Và đặc biệt tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho con đã để lại nhiều cảm xúc trong long các thi nhân để từ đó họ ru vỗ các tác phẩm ra đời. Đọc “Con cò” của Chế Lan Viên, tôi thật sự xúc động trước một tình thương sâu đậm của mẹ đối với người con:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Câu thơ cất lên mà rung động lòng người. Tình mẹ thật ấm áp mà bao dung. Từ khi còn nằm nôi con lớn lên bằng bầu sữa ấm nóng, trong vòng tay âu yếm của mẹ và đến khi trưởng thành, tình cảm đó vẫn không bao giờ thay đổi. Điệp ngữ “Dù ở” gần hay xa con mẹ vẫn luôn hướng về con đã khẳng định tình mẹ thắm thiết. Thành ngữ “Lên rừng xuống bể” được sử dụng thành công diễn tả những chông gai, thử thách trên đường đời, mẹ mãi luôn giúp đỡ, che trở và tiếp thêm sức mạnh để con có thể vượt qua. Qua đó, ta càng thấy bóng dáng mẹ thân thương thật đáng trân trọng. Hình ảnh con cò được nhà thơ sử dụng làm phép ẩn dụ. Mượn hình ảnh đó, Chế Lan Viên muốn thể hiện tình cảm sâu đậm của mẹ mãi làm nguồn động viên cho con. Từ “sẽ”, “mãi” khẳng định sự vĩnh hằng của thời gian, mẹ sẽ theo con, bên con suốt cuộc đời. Hai câu thơ cuối mang đầy ý nghĩa và đậm chất triết lí:
 
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời long mẹ vẫn theo con.
Đối với mẹ, con dù khôn lớn trưởng thành vẫn là những bé thơ với những năm tháng trong nôi và mãi mãi không rời con trong suốt những chặng đường dài rộng của cuộc đời, lớp bụi thời gian có thể xóa nhòa tất cả nhưng có lẽ tình mẹ con – tình mẫu tử thiêng liêng ấy, vẫn luôn vĩnh cửu, còn mãi dù “đi hết đời”. Đọc đến đây, ta chợt nhớ về:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Tuổi thơ ta thật hạnh phúc khi được lớn lên trong tình yêu thương của mẹ với những lời ru ngọt ngào, trìu mến. Ta như được trở về với tuổi thơ yêu dấu thân thương, với những cánh cò, cánh vạc của tuổi thơ, quá khứ đồng vọng.

minamoto mimiko
8 tháng 5 2018 lúc 20:28

Dù ở gần con, 

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con, 

Cò mãi yêu con. 

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Hình ảnh Con cò trong khổ thơ không còn là con cò bay lả bay la, bay vào câu hát lời ru nữa, mà hình ảnh con cò đã hóa thân vào hình tượng mẹ. Cò và mẹ là một, dù xa cách về không gian, ở gần hay ở xa, lên rừng hay xuống biển, dù cuộc đời gặp nhiều giông tố, trắc trở.. mẹ vẫn tìm con, yêu thương con mãi mãi. Có thể nói trong tình cảm gia đình thì tình mẫu tử là thiêng liêng, gắn bó, vững bền nhất. Người mẹ mang nặng đẻ đau, khi đứa con đã có mặt trên đời, thì dù đời mẹ có phải chịu nhiều khổ đau, bể dâu, mẹ cũng không bao giờ bỏ con, xa cách, chia lìa. Đó không chỉ đơn thuần là bản năng của người phụ nữ làm mẹ, mà đó là thứ tình cảm sâu nặng, có tính truyền thống, lâu bền và bất diệt trong tâm hồn, tình cảm người mẹ Việt Nam. Hai câu tiếp theo, tiếp tục khẳng định chân lí vững bền, lớn lao ấy.Từ những câu thư bốn chữ nhịp ngắt phát triển lên câu tám chữ, nhịp điệu nhẹ nhàng, lan tỏa như bàn tay vuốt ve của mẹ, như lòng mẹ trải ra bao la, rộng lớn. Con dù nhỏ hay đã lớn vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời gian khó này lòng mẹ vẫn theo con, đó là chân lí bất biến. Bởi mẹ là quê hương, là bờ vai ấm, là bến đỗ khi con gặp khó khăn, trắc trở trên đường đời. Hai câu thơ còn hàm ý chứa lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ – người con đối với mẹ, thấu hiểu được tấm lòng của mẹ, luôn hướng về mẹ, trân trọng, biết ơn, dù có đi hết cuộc đời này cũng không thể đền đáp hết công ơn to lớn đó của mẹ.