Cho tam giác ABC vuông tại B. biểu thức A B → . A C → bằng
A. 0 →
B.0
C. A B 2
D. B C 2
Cho tam giác ABC vuông tại A từ đường p/g góc B cắt AC tại D. Từ D Kẻ đường vuông góc BC tại E a) Chứng minh tam giác ABD bằng tam giác EBD b)c/m tam giác ADE cân tại D c) cho AB =8 cm, AC=6cm. Tính BC và chu vi tam giác ABC Mình quên kiến thức rồi ai rảnh giúp mình ạ cảm ơn
a) Xét ΔABD vuông tại A và ΔEBD vuông tại E có
BD chung
\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\))
Do đó: ΔABD=ΔEBD(Cạnh huyền-góc nhọn)
b) Ta có: ΔABD=ΔEBD(cmt)
nên DA=DE(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔDAE có DA=DE(cmt)
nên ΔDAE cân tại D(Định nghĩa tam giác cân)
c) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=8^2+6^2=100\)
hay BC=10(cm)
Chu vi tam giác ABC là:
\(C_{ABC}=AB+BC+AC=8+6+10=24\left(cm\right)\)
Cho biểu thức: A=15cân4a+cân a-cân25a a) rút gọn A b) tính giá trị của biểu thức A tại A=100 b) Vẽ AM là đường trung tuyến của tam giác ABC (M thuộc BC) . Chứng minh góc BAH= góc MAC c) Vẻ HE vuông góc AB (E thuộc AB), HF vuông góc AC (F thuộc AC) . Chứng minh EF vuông góc AM tại K và tính độ dài AK
Câu 1:
a: \(A=15\sqrt{4a}+\sqrt{a}-\sqrt{25a}\)
\(=15\cdot2\sqrt{a}+\sqrt{a}-5\sqrt{a}\)
\(=30\sqrt{a}-4\sqrt{a}=26\sqrt{a}\)
b: Sửa đề: Khi a=100
Thay a=100 vào A, ta được:
\(A=26\cdot\sqrt{100}=26\cdot10=260\)
Cho tam giác ABC Vuông tại A. Biết tan B =4, tính giá trị biểu thức 3 sinB+3cos B / sinB- cos B
Cho tam giác ABC Vuông tại A. Biết tan B =4, tính giá trị biểu thức 3 sinB+3cos B / sinB- cos B
Biết hai điểm B(a; b), C(c; d) thuộc hai nhánh của đồ thị hàm số y = 2 x x - 1 sao cho tam giác ABC vuông cân tại đỉnh A(2; 0), khi đó giá trị biểu thức T=ab+cd bằng:
A. 6
B. 0
C. -9
D. 8
Biết hai điểm B(a; b), C(c; d) thuộc hai nhánh của đồ thị hàm số y = 2 x x - 1 sao cho tam giác ABC vuông cân tại đỉnh A(2; 0), khi đó giá trị biểu thức T=ab + cd bằng:
A. 6
B. 0
C. -9
D. 8
Gọi
Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của B, C trên trục
vuông cân
Ta có:
Mà:
Xét và ta có:
(các cạnh tương ứng bằng nhau)
Ta có:
Chọn D.
1) Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B = 60độ, AC = 3cm. Tính BC, AB
2) Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = 10cm, góc C = 3cm. Tính góc B, AB, AC
3) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 4cm, góc B = 50 độ. Tính BC, góc C, AC
3:
góc C=90-50=40 độ
Xét ΔABC vuông tại A có sin C=AB/BC
=>4/BC=sin40
=>\(BC\simeq6,22\left(cm\right)\)
\(AC=\sqrt{BC^2-AB^2}\simeq4,76\left(cm\right)\)
1:
góc C=90-60=30 độ
Xét ΔABC vuông tại A có
sin B=AC/BC
=>3/BC=sin60
=>\(BC=\dfrac{3}{sin60}=2\sqrt{3}\left(cm\right)\)
=>\(AB=\dfrac{2\sqrt{3}}{2}=\sqrt{3}\left(cm\right)\)
cho tam giác ABC vuông tại A biết B=40 độ,tính C
2)cho tam giác ABC vuông tại B ,biết góc A=góc 2C,tính góc A,C
+)ΔABC vuông tại A \(\Rightarrow\widehat{A}=90^o\)
+)Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác vào tam giác ABC, ta có:
\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\)
\(=>90^o+40^o+\widehat{C}=180^o\)
\(=>\widehat{C}=180^o-90^o-40^o=50^o\)
Vậy \(\widehat{C}=50^o\)
------------------------------------------
+)Tam giác ABC vuông tại B \(\Rightarrow\widehat{B}=90^o\)
+)\(\widehat{A}=2.\widehat{C}\Rightarrow\widehat{A}+\widehat{C}=2.\widehat{C}+\widehat{C}=3.\widehat{C}\)
+)Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác vào tam giác ABC, ta có:
\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{A}+90^o+\widehat{C}=180^o\)
\(=>\widehat{A}+\widehat{C}=180^o-90^o\)
\(=>3.\widehat{C}=90^o\)
\(=>\widehat{C}=\dfrac{90^o}{3}=30^o\)
+)\(\widehat{A}=2.\widehat{C}\Rightarrow\widehat{A}=2.30^o=60^o\)
Vậy: \(\widehat{A}=60^o\) ; \(\widehat{C}=30^o\)
1: góc C=90-40=50 độ
2: góc A=2/3*90=60 độ
góc C=90-60=30 độ
Cho các mệnh đề:
P: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A”
Q: “Tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)”
a) Hãy phát biểu các mệnh đề: \(P \Rightarrow Q,Q \Rightarrow P,P \Leftrightarrow Q,\overline P \Rightarrow \overline Q .\) Xét tính đúng sai của các mệnh đề này.
b) Dùng các khái niệm “điều kiện cần” và “điều kiện đủ” để diễn tả mệnh đề \(P \Rightarrow Q\)
c) Gọi X là tập hợp các tam giác ABC vuông tại A, Y là tập hợp các tam giác ABC có trung tuyến \(AM = \frac{1}{2}BC\). Nêu mối quan hệ giữa hai tập hợp X và Y.
a)
\(P \Rightarrow Q\): “Nếu tam giác ABC là tam giác vuông tại A thì các cạnh của nó thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)”
Mệnh đề này đúng.
\(Q \Rightarrow P\): “Nếu tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\) thì tam giác ABC vuông tại A”
Mệnh đề này đúng.
\(P \Leftrightarrow Q\): “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A khi và chỉ khi các cạnh của nó thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)”
Mệnh đề này đúng do các mệnh đề \(P \Rightarrow Q,Q \Rightarrow P\)đều đúng.
\(\overline P \Rightarrow \overline Q \): “Nếu tam giác ABC không là tam giác vuông tại A thì các cạnh của nó thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} \ne B{C^2}\)”
Mệnh đề này đúng.
b) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) có thể phát biểu là:
“Tam giác ABC là tam giác vuông tại A là điều kiện đủ để tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)”
“Tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\) là điều kiện cần để tam giác ABC vuông tại A”
c)
X là tập hợp các tam giác ABC vuông tại A.
Y là tập hợp các tam giác ABC có trung tuyến \(AM = \frac{1}{2}BC\).
Dễ thấy: \(X \subset Y\) do các tam giác ABC vuông thì đều có trung tuyến \(AM = \frac{1}{2}BC\).
Ta chứng minh: Nếu tam giác ABC có trung tuyến \(AM = \frac{1}{2}BC\) thì tam giác ABC vuông tại A.
Thật vậy, \(BM = MC = AM = \frac{1}{2}BC\) suy ra M là tâm đường tròn đường kính BC, ngoại tiếp tam giác ABC.
\( \Rightarrow \widehat {BAC} = {90^ \circ }\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông.
Do đó \(Y \subset X\)
Vậy \(X = Y\)