Giúp mình phần " Qua câu chuyện ... xưa và nay" thôi ^^
từ xưa ông cha đã thường có câu '' có công mài sắt có ngày nên kim''
e hãy kể lại một câu chuyện mà e đã trải qua để làm sáng rõ lời khuyên trên
(NOTE: mình chỉ cần cốt truyện thôi nên là cho mk 1 cái cốt chuyện hay và sâu sắc để mình có thể viết ra 6 mặt giấy thi nhé.cảm ơn nhìu )
1. Mở bài
- Giới thiệu về câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
2. Thân bài
- Câu tục ngữ khuyên con người: phải có lòng kiên trì trong cuộc sống.
- Lời khuyên ấy được nhân dân ta thể hiện trong cuộc sống:
+ Từ xưa: Những lời khuyên dạy xuất hiện nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
+ Hiện tại:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
- Những dẫn chứng cụ thể về lòng kiên trì:
+ Quá khứ: Mạc Đĩnh Chí, Cao Bá Quát…
+ Hiện tại: Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Ký…
=> Họ đều trở thành những con người thành công, được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ.
- Suy nghĩ về đạo lí đó trong tương lai: có giá trị răn dạy thế hệ trẻ phải biết rèn luyện lòng kiên trì…
3. Kết bài
- Liên hệ bản thân người viết.
- Khẳng định lại câu tục ngữ đem đến một lời khuyên đúng đắn, sâu sắc cho con người.
THẾ NÀY ĐC CHX BN
I. Mở bài
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích
* Nghĩa đen:
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu.
- Một hình ảnh ít ai tin được.
* Nghĩa bóng:
- Lòng kiên trì của con người.
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người.
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách.
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết.
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta.
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì.
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì.
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được.
III. Kết bài
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Bạn đóng là người bạn của hồng hãy kể lại cuộc nói chuyện của Hồng và Bà Cô mà em chứng kiến
Giúp mình với Mình chỉ cần phần mở bài và phần kết bài thôi
Tuy bạn nói chỉ cần mở và kết nhưng mk là cả thân luôn đấy
Là một đứa con, có ai không mơ ước được mẹ yêu thương và chăm sóc chứ? Nhưng có những đứa trẻ bất hạnh khi phải sống xa mẹ và luôn khao khát tình yêu thương ấy. Cậu bé Hồng sống gần nhà tôi là một đứa bé rất đáng thương. Tình cờ một ngày tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa cậu bé và bà cô của mình mà càng thêm thương xót cho cậu.
Chú bé Hồng bằng tuổi tôi nhưng có hoàn cảnh bất hạnh. Thầy mất, người mẹ vì nghèo túng nên cũng bỏ quê đi tha hương cầu thực. Hồng sống với nhà bà cô nhưng luôn bị họ hàng ghẻ lạnh cay nghiệt. Tôi càng thương cậu hơn.
Một hôm, khi đi qua ngõ, tôi thấy Hồng bỏ cái khăn tang bằng vải màn trên đầu đi. Mới đấy mà cũng sắp đến giỗ đầu thầy của cậu bé. Tôi đứng nép bên cánh cửa trước cổng nhà và nghe thấy tiếng bà cô của Hồng cười rất mỉa mai, rồi lên tiếng:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Tôi thấy nét mặt cậu bé Hồng như chùng lại, cậu rơi nước mắt và hình như định cất tiếng trả lời, có lẽ cậu nhớ mẹ mình nhiều lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, Hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn trong làng nói, bà cô của Hồng rất ghét mẹ cậu. Bà ta luôn muốn gieo rắc vào đầu Hồng những hoài nghi để cậu bé ghét mẹ. Mẹ Hồng là người đàn bà góa chồng, nợ nần cùng túng, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ mình, làm sao những lời nói cay độc kia có thể xâm phạm đến tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của cậu.
Đang mải mê suy nghĩ, tôi thấy Hồng lên tiếng trả lời:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Bà cô của Hồng vẫn dùng giọng ngọt ngào hỏi luôn cậu:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:
- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Tôi thương cậu quá, những lời nó của bà cô như vết dao cứa vào trái tim của cậu. Mắt tôi dường như nhòe đi, mẹ Hồng cũng phải chịu bao đắng cay
Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào. Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:
– Sao cô biết mợ con có con?
Bà cô không hề để ý đến giọt nước mắt mặn chát đang lăn dài trên má cậu mà vẫn tươi cười kể các chuyện cho cậu bé Hồng nghe. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống như nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:
- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia mà bà cô Hồng vừa nhắc tới. Rồi với vẻ mặt ngậm ngùi thương xót, bà cô chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.
Nghe đến đây, tôi rời bước đi. Lòng tôi bỗng buồn và thấy thương cho Hồng. Cậu chỉ bằng tuổi tôi mà phải sống cuộc sống thiếu thốn tình thương, không có cha mẹ lại chịu những lời mỉa mai, dằn vặt của bà cô. Câu chuyện của hai cô cháu Hồng cứ văng vảng bên tai, ám ảnh tôi về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ bất hạnh.
dàn ý :
a. Những lời nói cay độc của bà cô
Bà cô gợi ý cho Hồng vào Thanh Hóa thăm mẹ: thoạt nghe hoặc không hiểu đầu đuôi câu chuyện thì thấy câu nói này bình thường nhưng tôi hiểu câu chuyện nên thấy rất khó chịu vì là người thân ruột thịt của bé, chứng kiến những đau khổ, thiệt thòi của bé mà nỡ lòng nói những lời đó.
Bà cô châm biếm rằng mẹ Hồng ở trong Thanh Hóa đang làm ăn phát tài, lại có thêm em bé với đứa cháu nhỏ của mình: là người xấu xa, cay độc.
Giả vờ thương xót rồi bảo chạy tiền tàu xe cho Hồng vào đó để mẹ may quần áo nhưng thực tế chỉ xoáy sâu vào nỗi đau buồn của em vì thiếu vắng sự quan tâm của người mẹ và khiến em ghét bỏ, ruồng rẫy mẹ mình.
Tiếp theo đó cô ta kể chuyện mẹ bé ở Thanh Hóa đi bán bóng đèn đầy khổ sở, một tay bế con cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy gò, thấy người quen hỏi han thì xấu hổ quay người đi. Để tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện bà ta bịa ra, bà ta xúi Hồng đi hỏi người họ hàng xa về sự thật câu chuyện đó.
Kết thúc câu chuyện bà ta khơi gợi lại nỗi đau mất cha của Hồng bằng câu hỏi không biết mẹ bé có về dịp giỗ đầu của cha hay không.
→ Một người cô có tâm địa độc ác, xấu xa. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ của chính người cháu ruột của mình mà bà ta không những không thương xót mà lại gieo rắc vào đầu chúng những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực về người mẹ để chúng căm ghét mẹ mình và tự làm tổn thương chính bản thân chúng.
b. Tâm trạng bé Hồng khi đối thoại với bà cô
Ngay khi bà cô cất tiếng hỏi để bắt đầu cuộc đối thoại mặt bé đã biến sắc, chùng xuống buồn rầu nhưng vẫn cúi đầu không đáp.
Bé cất tiếng đáp sau khi lấy lại bình tĩnh rằng không muốn vào thăm mẹ với hi vọng bà cô kết thúc cuộc trò chuyện.
Khi bà cô tiếp tục những lời nói cay độc, khóe mắt em bắt đầu cay cay và những giọt nước mắt cứ thế rơi xuống - giọt nước mắt của một đứa trẻ tội nghiệp, thiếu thốn tình yêu thương và bị tổn thương bởi chính người thân ruột thịt của mình.
Tuy bé không nói gì thêm, chỉ im lặng nghe bà cô kể lể nhưng qua ánh mắt, hành động của bé tôi hiểu ra rằng trong lòng em đang chịu tổn thương sâu sắc và cũng đầy sự căm hờn.
c. Tổng quát lại câu chuyện
Cuộc trò chuyện kết thúc trong sự hả hê của bà cô khi kể xong câu chuyện về mẹ Hồng và sự im lặng, chịu đựng của em. Tuy chỉ là hàng xóm và vô tình chứng kiến cuộc đối thoại này nhưng tôi cảm thấy thương cảm với em hơn bao giờ hết, đau xót khi một đứa trẻ phải chịu đựng nhiều tổn thương từ chính người thân của mình.
Câu 1:Kể tên 5 nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam
Câu 2: Lấy VD so sánh giữa xưa và nay về khoa học và công nghệ trong đời sống.
Các bạn ơi giúp mình với ạ,mình đang cần gấp !!!
Câu 1:
Tạ Quang Bửu (1910 – 1986)
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)
Lê Văn Thiêm (1918 – 1991)
Nguyễn Văn Hiệu (1938 – 2022)
Hoàng Tụy (1927 – 2019 )
Câu 2:
Câu 2: Một ví dụ so sánh giữa xưa và nay về khoa học và công nghệ trong đời sống là sự phát triển của viễn thông và internet. Trước đây, viễn thông hạn chế và chủ yếu dựa vào hệ thống điện thoại cố định và thư từ. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ, viễn thông đã trở nên vô cùng tiện lợi và phổ biến hơn bao giờ hết. Mọi người có thể dễ dàng liên lạc qua điện thoại di động, gửi tin nhắn, và truy cập internet từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Internet, với tính năng chia sẻ thông tin và kết nối mọi người, đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và học hỏi. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập thông tin từ các nguồn tin tức, tài liệu học tập và tương tác với mọi người trên mạng xã hội.
mn giúp mình với, nhanh lên nha. đề bài là: kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
đề nằm trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 124. giúp mình nhanh nhé, đề cho mình tham khảo thôi nha. bởi vì hôm nay mình kiểm tra viết Tập làm văn ý nên nhờ mn.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
HT
Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết." - An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"
(Theo Xu-Khôm-Lin-Xki
Trần Mạnh Hưởng dịch
trong bài "Luật tục xưa của người Ê-đê",câu 1 và câu 4
câu 1 như sau : Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
câu 4 như sau : Hãy kể tên một số luật của nước ta mà hiện nay em biết.
giúp mình với nha
Trả lời:
Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường, luật Giáo dục.
cảm ơn bạn Táo nha
Câu 3. Câu văn sau đã mở rộng thành phần nào, phân tích rõ. “Từ xưa đến nay,sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành.
Câu trên còn thiếu thành phần chính nào?Hãy nêu 2 cách sửa lại cho thành câu và viết lại cho đúng
Mong mọi người giúp mik.
Trả lời:
Câu này thiếu vị ngữ.
sửa:- những cô bé ngày xưa nay đã trở thành những cô thiếu nữ xinh xắn.
- thời gian thấm thoát thoi đưa, những cô bé ngày xưa giờ đã là những cô học sinh xuất sắc của trường tỉnh
~ Học tốt ~
mik nghĩ :
còn thiếu phần Vn nữa .
sửa :
C1:Những cô bé ngày xưa rất yếu ớt , nay đã trở thành những người
rất mạnh mẽ .
C2; mik chưa nghĩ ra
Câu chuyện em bé thông minh được làm mấy phần, nêu nội dung những phần đó ra.
Các bạn giúp mình đi chiều nay mình phải nộp bài rùi
Chia làm 3 phần:
P1:(Từ đầu đến lỗi lạc): Việc quan đi tìm người tài giúp nước
P2:(Tiếp theo đến láng giềng):Cậu bé vượt qua những thử thách của nhà vua
P3:(Phần còn lại):Cậu bé trở thành trạng nguyên
Học tốt!!!
Chia làm 3 đoạn
Đoạn 1. Từ đầu..."lỗi lạc": Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.
Đoạn 2. "Một hôm"..."láng giềng": Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách
Em bé giải câu đố của quan.Em bé giải câu đố của vua lần 1 và 2Em bé giải câu đố của sứ gải nước ngoàiĐoạn 3. Phần còn lại: Em bé trở thành trạng nguyên.kể câu chuyện sum họp họ hàng
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NHA CHỈ CẦN GỢI Ý THÔI.
Đầu tiên là mở bài:gia đình của các bạn thường sum họp vào khi nào?Còn gia đình mình thường sum họp vào ngày............ khi chú Tư đi............ về
Thân bài:Hôm ấy, nhà mình vui như Tết. Cả nhà thật đông. Các cô, các chú mình đang công tác, nhận được tin chú Thắng nghĩ phép đều về hết. Phải nói bà mình có khả năng tổ chức tuyệt vời. Ai trong gia đình cũng đều tham gia vào bữa liên hoan. Bà nội chỉ đạo. Mẹ mình và các cô, các thím chịu trách nhiệm nấu nướng. Ba mình và các chú chịu trách nhiệm dọn dẹp, kê bàn ghế. Mình và các em con chú tham gia quét nhà, lau bát đũa. Mọi người vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Bữa liên hoan thật thịnh soạn. Các cô, các thím thi nhau trố tài nấu nướng. Món nào cũng hấp dẫn. Trong các món ấy, mình thích nhất là món mực chiên giòn. Bữa liên hoan thật vui, thật rôm rả. Sau bữa ăn, cả nhà quây quần quanh bàn uống nước. Mẹ sai mình vào tủ lạnh lấy trái cây mà cô mình đã gọt và cắt thành từng miếng. Lúc đó, ông mình mới nói chuyện cưới vợ cho chú Thắng trong đợt nghỉ phép này của chú. Thế là không khí gia đình vui hẳn lên. Mỗi người một ý. Còn chú Thắng mình chỉ ngồi tủm tỉm cười. Là chú cười vậy thôi chứ chú nói với ông bà mình tối chú sẽ đưa bạn của chú về. Các cô chú đều sẽ ở lại đến sáng hôm sau mới về vì ai cũng muốn biết mặt bạn của chú Thắng mình mà.
Buổi sum họp gia đình thật ấm áp. Cả gia đình mình quy tụ trong sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Mình luôn mong có nhiều buổi sum họp như thế đấy các bạn ạ. Các bạn có mong muôn có những buổi sinh hoạt gia đình đầy ắp những niềm vui như mình không?
Võ Trà Linh
Gia đình của các bạn thường sum họp vào những ngày nào? Còn gia đình mình thường sum họp vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật. Trong tất cả những ngày sum họp ấy, mình nhớ nhất là ngày sum họp khi chú Thắng mình từ hải đảo về nghỉ phép thăm gia đình.
Hôm ấy, nhà mình vui như Tết. Cả nhà thật đông. Các cô, các chú mình đang công tác, nhận được tin chú Thắng nghĩ phép đều về hết. Phải nói bà mình có khả năng tổ chức tuyệt vời. Ai trong gia đình cũng đều tham gia vào bữa liên hoan. Bà nội chỉ đạo. Mẹ mình và các cô, các thím chịu trách nhiệm nấu nướng. Ba mình và các chú chịu trách nhiệm dọn dẹp, kê bàn ghế. Mình và các em con chú tham gia quét nhà, lau bát đũa. Mọi người vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Bữa liên hoan thật thịnh soạn. Các cô, các thím thi nhau trố tài nấu nướng. Món nào cũng hấp dẫn. Trong các món ấy, mình thích nhất là món mực chiên giòn. Bữa liên hoan thật vui, thật rôm rả. Sau bữa ăn, cả nhà quây quần quanh bàn uống nước. Mẹ sai mình vào tủ lạnh lấy trái cây mà cô mình đã gọt và cắt thành từng miếng. Lúc đó, ông mình mới nói chuyện cưới vợ cho chú Thắng trong đợt nghỉ phép này của chú. Thế là không khí gia đình vui hẳn lên. Mỗi người một ý. Còn chú Thắng mình chỉ ngồi tủm tỉm cười. Là chú cười vậy thôi chứ chú nói với ông bà mình tối chú sẽ đưa bạn của chú về. Các cô chú đều sẽ ở lại đến sáng hôm sau mới về vì ai cũng muốn biết mặt bạn của chú Thắng mình mà.
Buổi sum họp gia đình thật ấm áp. Cả gia đình mình quy tụ trong sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Mình luôn mong có nhiều buổi sum họp như thế đấy các bạn ạ. Các bạn có mong muôn có những buổi sinh hoạt gia đình đầy ắp những niềm vui như mình không?
bn tham khảo nhé ! ^^
chúc bn học tốt !
1. Đó là buổi sum họp gia đình của ai ( gia đình em hay gia đình bạn em, gia đình họ hàng, hàng xóm,…)?
2. Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào (sáng, tối,…) và vào dịp nào (bữa cơm thường ngày, dịp lễ tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giỗ,…)?
3. Trong buổi sum họp gia đình có những ai? Mọi người trò chuyện, thể hiện tình cảm thương yêu, quan tâm đến nhau ra sao?
4. Không khí đầm ấm của buổi sum họp gia đình đó gợi cho em suy nghĩ gì?
k cho mk nha $_$
:D